Thành viên:Thanh Thiên Snape/Nháp1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trận Thương Đình là một trận chiến xảy ra sau trận Quan Độ giữa quân Viên Thiệu và Tào Tháo,tại đây đánh dấu sự kết thúc gián tiếp của quân Viên và kết thúc giấc mộng bá chủ Trung Nguyên mà cả đời Viên Thiệu đã ấp ủ.

Nguyên Nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thất bại của Viên Thiệu tại trận Quan Độ, khiến hơn 7 vạn quân sĩ phải bị chôn sống dưới tay quân Tào,1 vạn quân sĩ bị quân Tào gọt mũi nhằm đánh đòn tâm lý đối với quân Viên khiến quân Viên run sợ. Kèm theo đó là sự kiện tập kích Ô Sào đã khiến quân Viên cạn kiệt lương thực, hai tướng Trương Cáp và Cao Lãm cùng quân sư đắc lực Hứa Du đầu hàng Tào đã khiến cho Viên Thiệu phải nhận một thất bại to lớn, từ tham vọng bá chủ Trung Nguyên giờ đây trở thành kẻ đại bại dưới tay Tào Tháo.

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng Tư năm Kiến An thứ sáu (năm 201 sau Công Nguyên),trận Thương Đình nổ ra ở hai bên bờ sông Hoàng Hà.Tại bờ Bắc Hoàng Hà,7 vạn quân Viên đang chờ đợi quân Tào phía bên kia bờ vượt sông rồi mới đánh.Quân Viên hiện giờ đã sức cùng lực kiệt, tuy là đã mất 8 vạn quân ở Quan Độ, hiện gom góp chỉ còn được 7 vạn sĩ tốt nhưng so về tương quan lực lượng thì vẫn nhỉnh hơn quân Tào về mặt quân số, nhưng đánh trận quan trọng nhất chính là sĩ khí. Quân Viên liên tục bại trận, lại hay tin Tào Tháo chôn sống 7 vạn quân, xẻ mũi 1 vạn quân thì không khỏi bàng hoàng lo sợ, sĩ khí không còn, lại thêm những tay chân đắc lực của Viên Thiệu như Thư Thụ bị Tào Tháo xử trảm, Điền Phong cũng bị Viên Thiệu xử chết ngay trong ngày diễn ra trận Thương Đình chỉ vì hạ nhục Viên Thiệu không nghe lời ông tiến đánh Quan Độ nên mới thua trận như ngày hôm nay, họ Viên ba đời làm tới bậc tam công, con cháu nhà họ Viên từ nhỏ đã mang trong mình lòng kiêu hãnh và sĩ diện, Viên Thiệu cũng vậy. Ông có thể chịu được mọi thứ, trừ sự nhục nhã, vậy nên ông xử trảm Điền Phong, một vị quân sư đại tài của quân Viên.

Trận Thượng Đình này, quân tào khí thế hừng hực, quân Viên không còn một chút sĩ khí. Giữ được bến Thượng Đình đã là kế sách tốt nhất hiện tại, nhưng Viên Thiệu không chịu được sự nhục nhã bởi khi ông đem quân xuống phía Nam đánh Tào, ông đã hô to khẩu hiệu "Phụng Hán uy linh, chiết xung vũ trụ" tức "Phục uy linh nhà Hán, dẹp yên vũ trụ". Thế mà nay đã bị Tào Tháo chuyển bại thành thắng, đánh cho không cò một manh giáp, nỗi nhục ấy sao có thể chịu đựng cho được,Viên Thiệu quyết một trận sống chết với quân Tào trên bờ sông Hoàng Hà. Ông lập ra kế đợi quân Tào khi nào sang sông thì mới đánh, đó ắt là kế hay mà người xưa dạy lại, nhưng ông quên mất quân Tào đang mang trong mình sĩ khí hừng hực, như bão táp, như hổ báo mong muốn giết giặc lập công.

Phòng tuyến thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Ở phòng tuyến thứ nhất, khi quân tào đang lên thuyền sang sông,thống đốc Quách Đồ đích thân chỉ huy tướng sĩ bắn cung về phía dòng sông, binh sĩ quân Tào trên thuyền dùng khiên chống đỡ,binh sĩ Viên Thiệu cũng liên tục phóng ra những tràng mưa tên không ngớt, đối với một trận chiến trên sông, bên phòng thủ ắt có lợi hơn rất nhiều. Quân Tào liên tục nhận thương vong,nhưng tốp này ngã xuống lại có tốp khác đứng lên,có những bính sĩ nóng lòng qua sông không chờ đợi được tới lượt mình liền nhảy lên những thuyền tốp trước, hừng hực khí thế muốn sang sông đánh giặc. Kéo dài mãi nữa tiếng thì hàng phòng tuyến số 1 của quân Viên bị tan vỡ, quân Tào tràn sang sông như ông vỡ tổ.

Phòng tuyến thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi quân Tào tràn sang sông, quân Viên thấy quân Tào xông lên như vũ bão, lại nghĩ đến 7 vạn người đã chết dưới lưỡi kiếm quân Tào càng thêm run sợ, có kẻ chưa ra trận đã vứt mũ kiếm mà bỏ chạy, đô đốc Quách Đồ phải vung kiếm ra lệnh cùng các tướng sĩ đốc thúc quân lính buộc họ quay lại phòng tuyến mới ổn định được đội hình. Lúc này quân Tào như hổ báo tiến đến,quân Viên nắm giữ vị trí thuận lợi ở các chiến hào, một trận chiến nảy lửa lại bắt đầu.

Trận chiến đang diễn ra ngang tài ngang sức thì bỗng từ trong quân Tào xuất hiện hai lá cờ đề chữ "Trương" và "Cao". Đây là cờ của hai vị danh tướng Trương CápCao Lãm, 2 vị dũng tướng từng là thuộc hạ của Viên Thiệu nay đã đầu hàng Tào Tháo. Sự việc này đã khiến cho Viên Thiệu tức điên,ông đã không giữ được sự bình tĩnh, vội đứng dậy để mà mắng chửi, nhưng đột nhiên từ trong miệng phun ra một dòng máu nóng đỏ tươi. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu cho sự suy sụp về mặt tinh thần lẫn sức khỏe của Viên Thiệu khi đã qua tuổi ngũ thập, vốn dĩ sức khỏe Viên Thiệu đã yếu dần kể từ khi đưa quân xuống Quan Độ. Sau khi Viên Thiệu đổ bệnh, ông được các tướng sĩ trong doanh đưa về nghĩ ngơi, quân Viên đánh trận không nhìn thấy chủ tướng, lòng nơm nớp lo sợ mà bỏ chạy, Quách Đồ tiếp tục đốc thúc nhưng lần này thất bại hoàn toàn, thế trận quân Viên đã hoàn toàn tan rã, Quách Đồ thân là thống đốc mà 2 trận bại liên tiếp, điên tiết xông lên giết giặc, đúng lúc ấy Viên Đàm, con trai của Viên Thiệu xông lên ngăn cản ông và đưa ông trở về bởi Quách Đồ chính là cánh tay đắc lực của Viên Đàm trong giấc mộng thừa kế cơ nghiệp của Viên Thiệu, cuốn chiếu đất Trung Nguyện.

Trận chiến Thương Đình kết thúc, quân Viên lại tiếp tục để mất thành trì, mất một vị trí quan trọng trong chiến lược bình định Trung Nguyên.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Quân Viên đại bại, từ đây về sau Viên Thiệu liên tục đỗ bệnh kéo theo đó là sự suy giảm vệ mặt thể chất khiến ông không lâu sau đó qua đời, quân Viên cũng mất đi tinh thần chiến đấu. Sau khi Viên Thiệu mất, 3 người con của Viên Thiệu là Viên Đàm, Viên Hy, Viên Thượng đấu đá lẫn nhau nhằm tranh giành quyền lực, dẫn đến sư suy tàn của gia tộc họ Viên. Đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến Tào-Viên ròng rã bao nhiêu năm, mở ra kỷ nguyên mà Tào Tháo chính thức trở thành bá chủ miền Bắc, bá chủ Trung Nguyên.