Thành viên:Trần Nguyễn Minh Huy/Luật Tokyo 156/Anime Contents Expo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đòn trả đũa của ngành công nghiệp anime

– dấu chấm hết đối với Hội chợ Anime Quốc tế Tōkyō?

Một phần của Pháp lệnh Phát triển Thanh thiếu niên lành mạnh của Chính quyền Thủ đô Tōkyō


Chưa hài lòng với cuộc tẩy chay gây thiệt hại nặng nề cho Hội chợ Anime Tōkyō, nay ngành công nghiệp anime lại tuyên bố họ sẽ tổ chức một sự kiện mới mang tên "Anime Contents Expo" vào cùng ngày diễn ra hội chợ, tại trung tâm Makuhari Messe nằm ở Chiba, ngoại vi Tōkyō[1].

Liên minh các nhà xuất bản và mangaka do Kadokawa dẫn đầu, những người đã khơi mào cuộc tẩy chay hội chợ Tōkyō do bất bình trước cách đối xử bất công của chính quyền Tōkyō đối với ngành công nghiệp[2], có lẽ đã đặt dấu chấm hết cho Hội chợ Anime Tōkyō[3]:

Sự kiện sẽ được tổ chức tại trung tâm hội nghị Makuhari Messe khổng lồ ở Chiba, trong hai ngày 26 và 27 tháng 3[1].

Có một điều cực kỳ trùng hợp: hai ngày trên lại trùng với ngày Hội chợ Anime Tōkyō diễn ra.

Cho tới giờ thì các nhà tổ chức Hội chợ Anime Tōkyō đều thể hiện thái độ nghi ngờ về tương lai của sự kiện này, thế nhưng vẫn chưa hủy bỏ nó – đã không có nhà sản xuất anime hay manga lớn nào tham dự rồi tự dưng lại có thêm một sự kiện khác được tổ chức đúng vào cùng ngày, gần như chắc chắn họ sẽ chẳng thể nào thu hút nổi 140.000 khách tham quan như đã từng ngạo nghễ tuyên bố[4].

Makuhari Messe là trung tâm hội nghị lớn thứ hai của Nhật Bản, nhỏ hơn Tōkyō Big Sight (được biết đến nhiều nhất khi là địa điểm tổ chức Comiket) khoảng gần 10%, vậy nên có lẽ cả hai sự kiện sẽ có lượng người tham dự tối đa ngang nhau[5][1].

Chiba không hẳn là một nơi an toàn về mặt chính trị đối với ngành công nghiệp, nhưng số lựa chọn nằm trong vùng Kanto quanh Tōkyō dành cho việc tổ chức các sự kiện tầm cỡ lớn khá là hạn chế - Yokohama được quản lý bởi một người ủng hộ Ishihara và vả lại cũng chỉ có một trung tâm kích cỡ bằng 20% Big Sight, còn Saitama gần đó thì rất ủng hộ anime nhưng lại cũng không có trung tâm hội nghị lớn nào[6][1].

Xa hơn một chút, Osaka có một trung tâm ngang ngửa Big Sight, nhưng cũng lại kẹt khi thống đốc nơi đây đã copy và ban hành điều luật của Tōkyō. Nagoya có một vị thị trưởng yêu thích cosplay cùng một trung tâm hội nghị có kích cỡ gần bằng một nửa Big Sight, nhưng chắc cũng chẳng giúp ích gì nếu Chiba quyết định ăn cháo đá bát[7][1].

Thế nên dường như cuộc ly khai khỏi Tōkyō của ngành công nghiệp anime do Shintarō Ishihara gây nên đã bắt đầu diễn ra – có lẽ họ sẽ chưa thể quay lại một khi Ishihara chưa rời văn phòng của mình, rất có thể là còn phải chờ một thời gian tương đối lâu nữa khi mà người dân Tōkyō, với sự thông thái tuyệt vời của mình, đã bầu ông vào cái văn phòng đó tới ba lần rồi[8][9].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “Anime/Manga Firms Plan Anime Contents Expo in March” (bằng tiếng tiếng Anh). Anime News Network. 28 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ “東京国際アニメフェア参加拒否=都の漫画規制案に抗議-出版10社” (bằng tiếng Nhật). Jiji.com. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2010.
  3. ^ “『アニメ コンテンツ エキスポ』開催に関するお知らせ” (bằng tiếng Nhật). Kadokawa. 28 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2010.
  4. ^ “性描写漫画規制案の対象 古典などの場合も 東京新聞 2010年12月10日” (bằng tiếng Nhật). Tokyo-NP.co.jp. 10 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2010.
  5. ^ “【Web】「表現の弾圧ではない」 東京都が青少年健全育成条例改正案を説明 (1/2ページ)”. 産経新聞 (bằng tiếng Nhật). 18 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2010.
  6. ^ “非実在青少年は、なぜ問題なのか?(3/5)”. ASCII.jp (bằng tiếng Nhật). 10 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2010.
  7. ^ “性描写規制で修正案提出へ 都議会自公、文言手直し”. 47NEWS (bằng tiếng Nhật). 共同通信社. 18 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2010.
  8. ^ “露骨な性描写漫画の一部規制 民主などの反対で否決”. TOKYO MX NEWS (bằng tiếng Nhật). 東京メトロポリタンテレビジョン. 16 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2010.
  9. ^ “都議会委員会、性描写条例を否決 都は再提出方針”. 日本経済新聞 (bằng tiếng Nhật). 日本経済新聞社. 14 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2010.