Thảo luận:Bồ đề (Moraceae)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Đề (thực vật))

Tôi gom 4 cây Bồ-đề lại làm một. Đề nghị Thành viên:Vương Ngân Hà lưu ý chút khi đặt mục từ mới và cách gọi. --Baodo 00:37, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Người ta không viết là cây bồ-đề mà chỉ viết cây bồ đề mà thôi. Có hai loại bồ đề, một loài (Ficus religiosa) liên quan tới Phật giáo (chắc chắn có lịch sử ngắn hơn loại cây bồ đề này), loại thứ hai là một loại cây công nghiệp để lấy gỗ (nhiều loài thuộc chi Stirax, tại Việt Nam phổ biến nhất là Stirax tonkinensis). Tôi không hiểu Baodo tại sao lại đổi thành cây bồ-đề là một thuật ngữ mang nghĩa tôn giáo nhiều hơn là nghĩa đời thường. Anh nên xem thêm Bồ đề (chi sinh học)Vương Ngân Hà 00:58, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Hễ nói tới cây Bồ-đề, hay Bồ đề chỉ là một cây (ficus religiosa), còn ý nghĩa tôn giáo bên trong tên hay không là tuỳ người đọc và hiểu. Tên Bồ-đề từ chữ nào ra và ý nghĩa của từ này chắc Thành viên:Vương Ngân Hà đã đọc qua. Nếu không khác thì dùng ba tên: Bồ Đề, Bồ đề, Bồ đề (thực vật) cho một cây là một việc không có trong việc viết bài theo một chuẩn tối thiểu. Chữ Bồ-đề với tôi cũng chỉ là một cái tên trống không, nhưng nó nên được dùng đúng. Còn nếu cây Stirax tonkinensis khác Ficus Religiosa thì gọi tên khác, hoặc Thành viên:Vương Ngân Hà gắn ngoặc phía sau vô. Bốn cây tôi gom lại là cùng loại, có phải? --Baodo 01:17, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Theo tôi, thuật ngữ bồ đề của Phật giáo phát sinh từ tên gọi của cây này chứ không phải ngược lại. Dụng ý của tôi khi viết bồ đề (viết thường, tức danh từ chung) là chỉ chung cả một loài thực vật (Ficus religiosa) có rất nhiều cây về mặt lượng, Cây Bồ Đề (viết hoa, tức danh từ riêng) chỉ tới một cây duy nhất trong số tất cả các cây bồ đề (Ficus religiosa) do nó có ý nghĩa đặc biệt về tôn giáo. Ngoài ra, do bồ đề còn là tên gọi của một chi thực vật khác (cái này không ai ép được là nó phải có tên gọi khác), cho nên phải chia đôi thành 2 mục từ khi nói về thực vật:
  • bồ đề (thực vật), đúng ra là bồ đề (loài thực vật) hay bồ đề (loài sinh học) tức Ficus religiosa, lịch sử phát triển của Phật giáo gắn với loài cây này.
  • bồ đề (chi sinh học) tức Stirax, không liên quan gì đến Phật giáo.
  • còn về bồ đề với ý nghĩa là một khái niệm Phật giáo thì tôi nhường cho anh, tùy ý viết thế nào cho đúng với cách viết thông dụng nhất của Phật giáo. Vương Ngân Hà 01:35, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý với User:Vương Ngân Hà. Chẳng lẽ khi ta nói đến "đóng đinh" hay "thập tự" là liên quan đến Thiên Chúa giáo sao? (Hình phạt đóng đinh trên thập tự là một hình phạt phổ biến ở Đế quốc La Mã). Tôi chắc chắn rằng bồ đề đã có từ lâu trước khi có Phật giáo. Nguồn gốc của từ này không quan trọng, vì chúng đã trở thành ngữ vựng tiếng Việt rồi, phải theo nguyên tắc viết của tiếng Việt. Nếu chúng ta không làm vậy chắc phải bỏ chữ Hán vào cho mỗi từ Hán-Việt mà chúng ta dùng trong bách khoa này. Nguyễn Hữu Dng 01:40, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Theo tôi, thuật ngữ bồ đề của Phật giáo phát sinh từ tên gọi của cây này chứ không phải ngược lại. Tôi nghĩ Anh lầm to với quả quyết này, nhưng tôi không tranh luận nữa vì đã ghi đủ những luận cứ của tôi một cách có khoa học. Anh dùng từ nên nghĩ đến từ nguyên, và mỗi ngôn ngữ có truyền thống và cách dùng của nó hẳn hoi. Cây Ficus Religiosa dĩ nhiên là có trước Phật, nhưng chính vì Phật giác ngộ dưới cây ấy nên nó mới có tên Bồ-đề, Phạn văn là bodhi-taru, bodhi-vṛkṣa, hoặc aśvattha như Anh đã trích dẫn ai đó. --Baodo 01:47, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Sự quan trọng của viết hoa[sửa mã nguồn]

Tôi tạm thời bỏ cái chi Styrax qua một bên để cuộc thảo luận có thể dễ dàng hơn. (Tôi không hiểu tại sao người ta cũng gọi cái chi này là chi Bồ đề để làm công việc của chúng ta khó khăn hơn!!!)

Theo tôi thì:

  • Cái cây mà các nhà khoa học gọi là Ficus religiosa nên được viết vào bài có tựa là Cây bồ đề, hay Cây bồ đề (thực vật).
  • Trong bài đó có hai cây nên được nhắc đến. Một cây, không còn nữa, mà Siddhartha Gautama đã ngồi dưới gốc để thành Phật. Còn cây kia được lấy từ gốc của cây nguyên thủy và mang sang trồng tại Sri Lanka.
  • Cây nguyên thủy mà Phật đã ngồi dưới gốc (the Bodhi tree), nếu muốn viết một bài, nên có tựa là Cây Bồ đề, hay Cây Bồ đề (Phật giáo). Vì đây là một cây đặc biệt trong hàng ngàn các cây cùng loại trên thế giới nên tên của nó phải viết hoa.
  • Cây thứ hai (the Sri Maha Bodhi tree), nếu muốn viết một bài, nên có tựa là Cây Bồ đề Sri Maha. Tên này cũng phải viết hoa.
  • Còn khái niệm bồ-đề trong Phật giáo nên có tựa là Bồ-đề (Phật giáo).

Vấn đề còn lại là phải viết là "bồ-đề" (với dấu gạch nối) hay "bồ đề" (không có dấu gạch nối). Theo tôi thì chúng ta nên vứt bỏ chữ "phải" trong câu trên. Nếu chúng ta dùng Google sẽ thấy cả hai từ trên đều hiện hữu. Chúng ta không phải bỏ một từ để lấy từ kia; cả hai từ đều đúng.

Cụm từ "bồ-đề thụ" nên chỉ được nhắc đến trong bài Cây Bồ đề (Phật giáo) mà Phật ngồi dưới vì 1. đây là một từ Hán-Việt dùng trong Phật giáo, và 2. nếu nó được dùng trong bài Cây bồ đề (thực vật) thì chúng ta sẽ phải dùng cho tất cả các cây khác như cam thụ, táo thụ, đa thụ, điển điển thụ, phong thụ, sồi thụ...

Mekong Bluesman 02:51, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

(Tôi không hiểu tại sao người ta cũng gọi cái chi này là chi Bồ đề để làm công việc của chúng ta khó khăn hơn!!!). Thế mới gọi là sự phong phú (hay nghèo nàn) của ngôn ngữ. Vương Ngân Hà 03:27, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Very well said! Mekong Bluesman 03:48, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra, khó mà dùng từ Cây bồ đề chỉ để nói đến mỗi loài Ficus religiosa, vì từ này cũng dùng để nói đến loài Stirax tonkinensis tại Việt Nam (các loài khác thuộc chi này có các tên gọi khác như bồ đề tây, cánh kiến, an tức hương v.v). Do vậy, để chính xác hơn, có lẽ phải là:
  1. Bồ đề (chi sinh học) là chi thực vật có danh pháp Stirax (Bồ đề), có khoảng 100 loài.
  2. Cây bồ đề (chi Stirax) hay Bồ đề (chi Stirax): Là một loài cây thuộc chi Stirax, có tên khoa học Stirax tonkinensis
  3. Cây bồ đề (chi Ficus) hay Bồ đề (chi Ficus): Là một loài cây thuộc chi Ficus (Đa Đề), có tên khoa học Ficus religiosa.
  4. Cây Bồ Đềcây Bồ Đề Sri Maha: Là những cây đặc biệt của loài Ficus religiosa, liên quan tới lịch sử Phật giáo.
  5. Bồ đề (Phật giáo) hay Bồ-đề (Phật giáo): Khái niệm Phật giáo, có liên quan với loài Cây bồ đề (chi Ficus).
  6. Cỏ Bồ Đề hay Cỏ bồ đề: Khái niệm gắn với lịch sử Việt Nam thời nhà Hậu Lê và các câu hát đồng dao của trẻ em.

Vương Ngân Hà 04:08, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Cách đây không lâu, trong Thảo luận:Men gốm (màu), tôi đã đưa ra một thí dụ tưởng tượng về từ men gốm. Tôi không thể nào biết là thực tế còn ngọan mục hơn tưởng tượng. (Tôi nghĩ trong 1 ngày và chỉ có thể đưa ra 4 định nghĩa trong thí dụ của tôi; còn thực tế, như bên trên, có 7 định nghĩa khác nhau cho bồ đề!)
Như vậy, nếu Vươmg Ngân Hà dựa theo bên trên mà viết trang định hướng thì rất là rõ cho các người viết bài sau này.
Đừng quên Làng Bồ Đề.
Mekong Bluesman 04:44, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi ủng hộ cách sắp xếp và trình bày của anh User:Vương Ngân Hà,
  1. bài viết này là về 1 loài thực vật Ficus religiosa, việc liên quan đến Phật giáo ở danh pháp và đặc điểm văn hoá lịch sử của cây chỉ nên được viết như là 1 mục trong bài viết,
  2. tên bài của 2 loài nên được viết rõ cây bồ đề (chi Stirax)cây bồ đề (chi Ficus)
  3. chi Bồ đề theo tôi nên có tên chính là Styrax (tôi đã từng thảo luận là tên gọi của các đơn vị phân loại trên loài nên giữ nguyên tên Latin vì tên tiếng Việt tỏ ra kém khả năng đại diện và dễ gây hiểu nhầm.
  4. gạch nối chúng ta nên hạn chế tối đa việc sử dụng gạch nối vì hiện giờ ở VN ít người sử dụng danh từ kiểu này. Do đó bài viết có gạch nối sẽ cần phải có thêm bài ko có gạch nối để redirect đến vì nếu ko ng dùng Wiki sẽ ít khả năng tìm được thông tin mình cần.
  5. viết hoa là chứa đựng sắc thái tình cảm hoặc chỉ đích danh (xác định) 1 đối tượng, bài viết chung thì ko nên viết hoa như là cây Bồ Đề, cỏ Bồ Đề. Nhưng tên làng thì phải là "Bồ Đề" :D

Vietbio 05:25, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi chỉ muốn nói thêm là:
  • Bài Bồ đề phải là một bài định hướng với 6, 7 định nghĩa mà Vương ngân Hà đã nêu ra bên trên.
  • Bài Cây bồ đề cũng phải là bài định hương vì có cây bồ đề Stirax tonkinensis và cây bồ đề Ficus religiosa.

Mekong Bluesman 05:38, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Cây mà anh đang nói dến, có thể vì một lý do nào đó anh đã nhầm tên của nó, cây ficus religiosa có tên tiếng việt là cây Đề, khác biệt với cây Bồ đề thuộc họ Bồ đề (cây này hay lấy nhựa). Cây Đề thuộc chi ficus có đầu lá là một mũi khá nhọn, phiến là hình trứng tròn. Còn cây Bồ đề thì hình trứng hoặc trái xoan, đầu là cũng có mũi nhọn nhưng không dài lắm. Đề nghị sửa tên bài.===>Silviculture 16:06, 22 tháng 10 2006 (UTC)

Cây đề (F.religiosa) là một tên gọi dân gian của cây bồ đề này. Đa và (bồ) đề hay trồng tại các chùa chiền và ý nghĩa của loài cây (bồ) đề này luôn luôn gắn liền với Phật giáo + khái niệm bồ đề của Phật giáo, do Phật tổ tu hành dưới gốc cây này mà thành chính quả. Tên gọi trong tiếng Trung của nó cũng là 菩提树 = bồ đề thụ. Anh mới chỉ biết một tên gọi đề thì không nên suy diễn là nó sai. Xem thêm mục nói về nó tại bài Bồ đề (định hướng). Vương Ngân Hà 00:37, 23 tháng 10 2006 (UTC)
Vâng, trên thế giới thì các tài liệu đều ghi danh tính của cây mà chung ta đang nói đến là cây bồ đề trong phật giáo (cây mà đức phật đã ngối dưới tán trong 49 ngày) nó đích thị là cây F.religiosa nhưng ở việt nam, người ta chỉ dùng cái tên Bồ đề là để chỉ cây Styrax tônkinensis, còn cây mà anh gọi là cây bồ đề ( họ dâu tằm), hoàn toàn gọi bằng cái tên Đề, anh cũng có thể tham khảo vấn đè này thêm tại thục vật chí đông dương. Cây bồ đề hay còn gọi là cây Cánh kiến trắng ở Việt nam ta, gọi là cây tên bồ đề là chính xác, rất nhiều người nhầm danh tính của Đề và Bồ đề, đó cũng là bất cập về tài liệu thực vật ở Việt nam so với thế giới. Xung quanh cây bồ đề (S.tonkinensis) anh cũng có thể bắt gặp 1 câu chuyện về việc đức phật hồi sinh ở nước ta, khi còn bé, toi hay cùng bà nội lên chùa thắp hương, tôi từng được nghe 1 vị sư già kể về câu chuyện phật hồi sinh. Đức phật khi hồi sinh, còn là 1 đứa trẻ sơ sinh, được đặt vào 1 hốc cây, cây đã phát triển bao bọc lấy đứa bé, mùa nước lũ thì cây gỗ trông dạt trên sông, người dân thường có thói quen nhặt củi trôi trên sông, đã gặp 1 khúc cây gỗ, khi chẻ ra thì thấy 1 đứa trẻ đã được cây bao bọc thành 1 pho tượng, nguwoif dân đem thờ, nghe nói rất thiêng, là phật giáng thế, và cây gỗ đó cũng được người ta đạt tên là bồ đề, khác biệt hoàn toàn với cây bồ đề họ Dâu tằm. Nếu biết 1 chút hiểu biết về cây Styrax tonkinensis anh cũng sẽ thấy cau chuyên trên là có phần hợp lý: cây thường tiết ra nhựa thơm trong suốt, cây sinh trưởng và phát triển rất nhanh, gỗ nhẹ, màu trắng, mềm.
Như vây chúng ta nên gọi tên cho cây F.religiosa trong cộng đồng tiếng việt như thế nào cho phù hợp. Theo tôi nên gọi bài này là " Cây đề", sau đó trong nọi dung của bài viết chúng ta sẽ chú thích thêm về tên gọi " bồ đề của nó". Trong các tài liệu có liên quan đến tính quốc tế thì chỉ dùng tên latin thôi, anh khỏi lo về điều đó.===>Silviculture 03:56, 23 tháng 10 2006 (UTC)

Cây Bồ Đề có quang hợp vào ban đêm không?[sửa mã nguồn]

Có người nói với tôi rằng cây Bồ Đề quang hợp cả ngày và đêm ( chứ không giống các loài cây khác quang hợp vào ban ngày và hô hấp vào ban đêm). Vậy hãy cho tôi hỏi cây Bồ Đề có quang hợp vào ban đêm không. Thực sự tôi rất thắc mắc!

Dự án Bộ Hoa hồng
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bộ Hoa hồng, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bộ Hoa hồng. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.