Thảo luận:Điện thư

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài Thư điện tử chỉ là bài REDIRECT về điện thư không có gì phải hợp nhất Võ Quang Nhân 19:57, 24 tháng 6 2005 (UTC)

Electronic mail[sửa mã nguồn]

Phải gọi là thư điện tử chứ sao gọi là điện thư được nhỉ?-- Á Lý Sa 01:47, 25 tháng 6 2005 (UTC)

Khổ nổi người Việt mình hay đi tắt riết rồi từ "thư điện tử" họ chuyển thành "điện thư" (tôi thấy quá nhiều người viết như vậy nên giữ luôn tên này). Chữ này không đến nổi "quá xa" nên có thể xem như là một tên khác. Bởi vậy tôi mới viết là "hộp thư điện tử" chứ đâu có ghi là "hộp điện thư":D

Để khi soạn xong tôi sẽ tìm cách sửa cái đầu đề thành "thư điện tử" cho đúng và rồi sẽ REDIRECT điện thư sang thư điện tử mới đúng hơn. Cảm ơn anh nhắc. Cũng may chữ 'telegraph' được dịch là "điện tín" chứ không thì cũng mệt với các nhầm lẫn.

Vì nhiều người Việt mình không rành cách dùng phần mềm nên tôi có ghi hơi kỹ các danh từ Anh ngữ nếu lỡ họ còn bỡ ngỡ thì có thể dựa vào mà biết thêm cách dùng hộp thư.

Còn nữa, phần mềm điện thư thì viết thuận hơn chữ phần mềm về thư điện tử (chữ điện hàm chứa chữ điện tử và không thể bị nhầm lẫn nên viết thành phần mềm điện thư nghe xuôi hơn. Nếu anh có chữ nào hay hơn để thay thế thì cứ bỏ vào (email software).


Võ Quang Nhân 17:48, 27 tháng 6 2005 (UTC)

Thư điện tử[sửa mã nguồn]

Hi hi, cái này đúng hơn chứ, lúc đầu em nghe cái từ điện thư choáng quá, mình làm tin học bao nhiêu năm nay rồi lần đầu tiên nghe thấy từ điện thư.

Còn nữa, trong bài viết về thư điện tử em thấy các anh lúc thì ghi là email lúc thì ghi là thư điện tử, tốt nhất là thuần Việt hết đi, ghi là thư điện tử.

Thu dien tu Poxong (thảo luận) 12:48, ngày 5 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thư điện tử[sửa mã nguồn]

Hi hi, cái này đúng hơn chứ, lúc đầu em nghe cái từ điện thư choáng quá, mình làm tin học mấy năm nay rồi lần đầu tiên nghe thấy từ điện thư.

Còn nữa, trong bài viết về thư điện tử em thấy các anh lúc thì ghi là email lúc thì ghi là thư điện tử, tốt nhất là thuần Việt hết đi, ghi là thư điện tử.

Tiephn 18:48, 29 tháng 6 2005 (UTC) ---



Em xin góp ý một chút. Sao không redirect từ "điện thư" về "Thư điện tử"- Tức là lấy Thư điện tử làm căn cứ chính.

Thực ra em nghĩ chữ "điện thư" không chính xác, đó chỉ là cách gọi "đi tắt đón đầu" rồi...đón nhầm ở nơi khác hẳn. Điện thư theo hán việt đúng là mang nghĩa giống như telegram mà các anh đã bàn.

Tiếng việt đôi khi bị dùng tắt nhiều quá khiến có cái sai hẳn, cái còn tạm được dù sao thì đọc lên nghe vẫn "trái tai"

Chữ "Thư điện tử" hơi dài, nhưng chính xác hơn "Điện thư"

ThienHuong 18:52, 29 tháng 6 2005 (UTC)


Làng Đậu đã biết việc này rồi:)

Nhưng chờ khi viết xong hết thì sẽ di chuyển ngược lại từ điện thư thành thư diện tử và mở REDIRECT cho điện thư và email.

Việc dùng chữ thì nhiệm vụ cuả từ điển là phải ghi ra hết các chữ mà người ngoài đang dùng. (riêng điện thư trên google có đến 7400 WEB site dùng như vậy không phải là không thông dụng, còn chữ email trong các WEB site Việt ngữ là 509,000 hồ sơ.. Như vậy mức độ phổ cập của chữ này còn cao hơn chữ "thư điện tử" (chỉ có 43,000) rất nhiều.

theo ý tôi, đã là từ điển thì không nên theo một hướng cực đoan nào... cần nhất là sự chính xác của thông tin, sau đó là tôn trọng tất cả các xu hướng phổ dụng của ngôn ngữ. Từ điển bách khoa không phải là chổ mình sữa lưng ngôn ngữ mà là chổ mình trình bày chính xác các thông tin, giải thích rõ từ vựng, và định nghiã khái niệm cho thật chính xác về mặt chuyên môn. Còn việc Ngôn ngữ nó sẽ tự vận động theo các qui luật riêng của nó. Các nhà ngôn ngữ học sẽ đóng vai trò nào đó thôi chứ khó lòng điều khiển được ngôn ngữ.

Thí dụ chữ "script" trong khoa hoc máy tính có nghiã chính xác là "văn lệnh" nhưng quá nhiều tác gỉa dịch chữ này rất mơ hồ và thiếu chính xác về nghiã lẫn gốc từ thành "kịch bản". Việc này mình không nên phủ nhận sự xử dụng trong công chúng vì sự sai sót của từ này mà chỉ nên đưa ra các giải thích đúng đắn rồi từ từ để cho người dùng nhận ra và tự điều chỉnh lấy. Cùng chữ này nếu dùng trong nghệ thuật thì nghiã "kịch bản" là hoàn toàn đúng!

Chúc các bạn vui vẻ

Làng Đậu

Đã làm xong các REDIRECT!

chuc' vui vẻ


ơ, thế Nhanvo và Làng Đậu có phải là 1 không? mmm...những điều phổ thông chưa hẳn đã đúng muh! Lại nói chuyện ngôn từ, truyền hình VN cũng dựa vào lợi thế truyền thông thông tin của mình để chỉnh lại một số từ hay bị dùng sai trong tiếng Việt - tác phẩm của sự ưa thích ghép từ Hán việt trong khi chưa hiểu rõ nó (ví dụ "yếu nhân" được giải thích suốt), tuy thế, rõ ràng là truyền hình Vn dùng sai tiếng Việt hàng ngày, đặc biệt trong phần tường thuật sự kiện. Mình không thể hiểu nổi sao họ đẻ ra lối hành văn thế này: "Ngày 30 tháng 6 đã diễn ra cuộc họp cấp cao tại..." Nếu viết một câu như vậy khi thi vào cấp 3, học sinh chắc chắn bị trừ điểm nặng. Mình cũng từng nghe một phát thanh viên đọc Alphonse Daudet = "...Dau dét" bằng một giọng rất kiên định...quả thực nghĩ hơi đáng trách!.


Bạn thân mến

Làng Đậu và NhanVo là một hay là hai thì cái chợ "Đồng Xuân" ở Hà Nội cũng đâu thể nào vì đó mà đóng cửa hay "nở rộng gấp đôi"? Ngược lại chơ Đồng Xuân mà ủi bỏ thì có thể làm cho LĐ buồn 1 thời gian nhưng cũng chỉ 1 thời gian (tối đa là hết đời... nếu LĐ là ông chủ chợ) nhưng cảm tính nào nó cũng phải giảm theo thời gian vì đó là bản năng sinh tồn của mọi cá nhân.

  1. Những ngôn từ xài không đúng nhưng nếu hết 80-90% người mặc nhiên xài nó thì nó trở thành đúng một cách "mặc định". Thí dụ: họ thật cuả LĐ phải là Quách mà từ thời ba LĐ vì lý do gì đó chuyển sang thành họ Võ. Mãi đến giờ LĐ đâu có phản ứng nếu người ta kêu LĐ là ông Quách? Nhưng nếu một ngày nào đó hứng chí LĐ đổi họ lại thành Smith hay CàRi thì cùng lắm cái nghiệp tạo bởi thói quen sẽ lôi kéo LĐ phản ứng với cách gọi "ông Võ" trong 1 thời gian thôi chứ về lâu về dài chữ "Võ" này cũng thành dĩ vãng.
  2. Tuy nhiên, đó là một mặt của ngôn ngữ, mặt khác, tính tả thực của các khái niệm còn tương đối mới (chưa ăn vào trong văn hoá, nếp sống, truyền thống, hay máu thịt) thì lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu nhận và hiểu biết của quá trình tư duy... Thí dụ cụ thể là trường hợp mà LĐ đã nêu là chữ "kịch bản" mà đem áp đặt cho khái niệm gốc Anh ngữ script trong các ngôn ngữ lập trình thì...chết vì chả mấy SV nào đủ khả năng để mường tượng "kịch bản" nó hoạt động ra sao? Trong khi đó dùng chữ văn lệnh sẽ giúp trí não liên tưởng đến 1 bản văn bao gồm các câu lệnh thì đó lại là việc nói lên tính tả thực của sự kiện. (ngược lại nếu dùng chữ "văn lệnh" mà đem áp đặt cho nghệ thuật thư 7 thì chắc LĐ sẽ bị rượt chạy lẹ còn hơn bị Tàu Tháo rượt.

Bởi vì phải dung hoà cả hai đặc điểm trên của các xu hướng ngôn ngữ mà LĐ phải ghi lại hết cả hai nhưng dĩ nhiên trong vị trí của 1 từ điển, tính giáo dục cao hơn thì mình nên ưu tiên chọn chữ chính là chữ nào diễn tả tốt nhất và có tính hỗ trợ tư duy nhất. Còn việc LĐ dùng chữ email nhiều trong bài là vì số lượng ngưòi hiểu và dùng nó gấp mấy chục lần số người dùng chữ "thư điện tử" chứng tỏ điểm 1. đã ăn đủ sâu trong lòng người Việt. Nhưng không vì thế mà LĐ bỏ chữ "điện tử". Còn một số danh từ lại được ghi là "điện" là vì nếu dùng "điện tử" vì trong chữ viết và đọc sẽ rất khó nghe hay không còn gọn nữa --05:01, 30 tháng 6 2005 UTC 70.248.190.22

Còn Á Lý Sa lại thấy "điện thư" (để chỉ email) rất khó nghe, dù đứng một mình hay trong các kết hợp từ.--Á Lý Sa 05:22, 30 tháng 6 2005 (UTC)
Hì bởi thế hồi đầu mới có câu: "Nếu anh có chữ nào hay hơn để thay thế thì cứ bỏ vào (email software)" -- là vì lý do LĐ không muốn chủ quan!14:44, 30 tháng 6 2005 UTC 70.248.190.22
Chữ phần mềm thư điện tử không biết có hay gì không, nhưng Á Lý Sa thấy nó có lẽ phản ánh được nghĩa gốc. Ngoài ra, người Trung QuốcNhật Bản vẫn dùng chữ điện tử để chỉ email.--Á Lý Sa 09:52, 30 tháng 6 2005 (UTC)

:) TH hiểu ý bạn định nói mà,;)Chỉ cần chừng chục năm là đủ để thay đổi ngữ nghĩa và thói quen sử dụng của một từ, 100năm thì đã có từ được coi là cổ, hiếm gặp.

Với email, chỉ trong chừng 5năm,(trước khoảng năm 2000, mới có mạng nội bộ TTVN, và internet chỉ phổ biến dần sau thời điểm này)đã khá đủ để nó trở nên gần gũi với người dùng mạng. CHữ Thư điện tử mà chúng ta tranh luận ở trên thật ra tồn tại trong văn bản hướng dẫn và một số ít tài liệu khác mà thôi. Thường ngày hầu hết người VN sử dụng email thường gõ trực tiếp EMAIL, hoặc gọi tên nó giống như "(i)mên" hoặc "(i)meo" LOL! Nên mình cũng đồng tình với Lý Á Sa về việc giữ chữ Email trong bài!

ThienHuong 06:42, 30 tháng 6 2005 (UTC)

Á Lý Sa muốn nói rõ là ý bác Làng Đậu muốn giữ chữ email (và Á Lý Sa cũng nghĩ như vậy:)) --Á Lý Sa 09:52, 30 tháng 6 2005 (UTC)