Bước tới nội dung

Thảo luận:Bách khoa (định hướng)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Motthoangwehuong trong đề tài Cả hai đều quan trọng

Bài viết về từ Bách khoa[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ chúng ta nên tập trung để giải nghiã từ "bách khoa" hơn là có trang định hướng. Nếu như dưạ theo bài định hướng này thì chúng ta phải có 1 cái danh sách dài vô tận những thuật ngữ có chứa thuật từ "bách khoa". Thí dụ tất cả các trường nói tiếng Anh có 1 phần tên mang thuật từ "polytech" hay tất cả các trường có 1 phần tên mang thuật từ "polytechnique" ở các xứ nói tiếng Pháp...và cả thế giới nữa biết bao nhiêu nơi có dùng thêm thuật từ tương đương nghiã tiếng Việt là "bách khoa". Tôi xin đề nghị:

  1. mở rộng giải thích về thuật từ "bách khoa".
  2. cho thí dụ về thuật từ này được dùng trong tiếng Việt (trường đại học bách khoa, bách khoa toàn thư,...)
  3. các từ ngoại quốc tương đương và thí dụ (1 vài tên trường đại học nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha...)

Lê Sơn Vũ (thảo luận) 12:39, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Giải nghĩa từ "bách khoa" là nhiệm vụ của từ điển, bản thân mục từ "bách khoa (khái niệm)" chính là bách khoa toàn thư (encyclopedia, encyclopedic), còn cách nghĩa bách khoa khác ứng với nghĩa polytechnic. Mục từ định hướng là hợp lý, nó là đầu mối dẫn dắt người đọc đến các mục từ có tên giống nhau cần phân biệt. Vậy thêm mục từ bách khoa (khái niệm) là thừa thãi, ở đây nó đơn thuần chỉ là bách khoa toàn thư. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:03, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trang định hướng này đã khẳng định HIỆN NAY Ở VIỆT NAM CHỈ CÓ 3 CÁCH DÙNG TỪ BÁCH KHOA! Tôi xin phản biện lại quan điểm này như sau:

1. Nếu kết luận như vậy, hóa ra từ trước đến giờ Wikipedia dùng từ bách khoa để nhận xét hoặc đánh giá 1 bài viết (ko bách khoa, bài viết ko bách khoa...) là SAI NGỮ PHÁP. Vì theo như kết luận đã có của Trang định hướng là: Từ bách khoa ko dc sử dụng ngoài 3 cách dùng trên (căn cứ vào từ CHỈ đã dùng).

2. Trang từ điển này [[1]] đã ghi nhận cụm từ kiến thức bách khoa, khối óc bách khoa. Bạn nghĩ sao về việc này? Kết luận như Trang định hướng có thể sẽ gây ra sự thiếu sót hoặc ngộ nhận trong tiếng Việt - ảnh hưởng đến tầm nhìn của người Việt Nam.

3. Thật ra, bạn Nguyễn Thanh Quang đã có cái nhìn phiến diện về việc này. Đó là việc bạn chỉ bàn luận trên cơ sở xem xét cách dùng của tiếng Anh, còn tiếng Hán (Trung Quốc) thì sao? Chẳng lẽ nền văn minh phương Đông (mà Trung Quốc là 1 trong những đại diện tiêu biểu nhất) lại ko đáng để nghiên cứu trong Ngôn ngữ học hay Từ điển học sao?

Từ những ý kiến như trên, tôi đề nghị bỏ Trang định hướng này. Ý kiến của bạn Lê Sơn Vũ là 1 định hướng rất nên xem xét!--Lehuynhmic (thảo luận) 23:28, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mặt khác, khi vấn đề còn đang tranh luận, nếu bạn ko tạo line dẫn hoặc thể hiện nội dung bài viết về khái niệm bách khoa trong Trang định hướng là ko khách quan, ko công bằng & ko dân chủ! Kính --Lehuynhmic (thảo luận) 23:34, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

  1. WP nhận xét một bài viết không "bách khoa" tức là bài viết đó không phù hợp với BKTT, không thể cho vào WP, chẳng hạn như bài sức ỳ trong tư duy của bạn mà tôi cho là hoàn toàn không bách khoa do là công trình của một cá nhân (ông Phan Dũng), không được công nhận rộng rãi để trở thành kiến thức chung của nhân loại.
  2. Bách khoa trong các cụm từ "tri/ kiến thức bách khoa", "khối óc bách khoa" cũng chỉ ám chỉ "có tính chất của một bách khoa toàn thư", không hơn không kém. Vậy thì ngộ nhận gì?
  3. Bạn muốn tôi ví dụ thêm thì theo WP tiếng Trung, 百科 (bách khoa) cũng được chuyển hướng về 百科全书 (bách khoa toàn thư).
  4. Về việc không có mục từ bách khoa (khái niệm) trong trang định hướng vì theo tôi nó là mang nghĩa bách khoa toàn thư, nếu bạn viết được bài đó mà mọi người ủng hộ thì cho vào.
  5. Góp ý với bạn: bạn nên chịu khó tìm hiểu hơn nữa về các hướng dẫn có sẵn của WP tiếng Anh hoặc tiếng Việt để viết bài tốt hơn, chẳng hạn các khái niệm mà bạn tạo link wiki như line dẫn, hỗn độn, chung chung, trạng thái này, trạng thái khác, đấy đơn thuần là các khái niệm chưa có hoặc chỉ nên có trong từ điển, không nên có trong WP. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 00:30, ngày 20 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tại sao bạn ko trả lời câu hỏi thứ 2 của tôi!? Chỉ có 1 nguyên nhân là: Xin lỗi bạn NTQ, tôi nhận thấy bạn bị sức ỳ trong tư duy quá nặng! Xin chấm dứt thảo luận ở đây! Xin bạn cứ tự nhiên làm những gì dựa vào kinh nghiệm & uy quyền của bạn! --Lehuynhmic (thảo luận) 00:43, ngày 20 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Câu hỏi thứ hai của bạn tôi đã trả lời trong ý thứ hai của tôi. Xin đọc kỹ trả lời của tôi, có gì còn không rõ ràng xin cho biết. Khi viết bài, tôi chẳng có uy quyền gì. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 00:49, ngày 20 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Điều đó càng cho thấy: Bạn đã bị ỳ thiếu! Vì thực tế, từ điển tiếng Anh đã ghi nhận có trường hợp dùng từ bách khoa khi nói đến kiến thức hoặc khối óc. Không như kết luận của bạn: chỉ được dùng theo 3 cách:.... Trong ngành khoa học về sáng tạo, trường hợp như bạn, đích thị được gọi là Ỳ thiếu đó! Chẳng những vậy mà còn Ỳ quá nặng đó! (Mời bạn xem lại ỳ thiếu có nghĩa là gì trong bài Sức ỳ trong tư duy nè! --Lehuynhmic (thảo luận) 01:03, ngày 20 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Kiến thức bách khoa" hay "khối óc bách khoa" chỉ là các cụm từ phái sinh từ nghĩa "encyclopedic", đừng nói với tôi là với tư duy sáng tạo, bạn sẽ tạo ra các bài kiến thức bách khoa hay khối óc bách khoa đấy:) Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 01:11, ngày 20 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi hoàn toàn viết được 2 bài ấy, nếu như tôi viết xong bài Bách khoa này & thêm 1 bài nữa mang tên Toàn thư. Xin cam đoan kết bạn rằng, nếu viết xong 2 thuật ngữ cơ bản ấy, tôi có thể viết mọi bài có liên quan đến việc ghép 2 từ ấy khi sử dụng trong cuộc sống. "Chân lý là phải cụ thể & rõ ràng"! Chỉ có điều tôi có vượt qua dc sự đố kị chủ đích vào tôi hay ko mà thôi! Cuộc sống là vậy mà! --Lehuynhmic (thảo luận) 01:43, ngày 20 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cả hai đều quan trọng[sửa mã nguồn]

Lúc đầu tôi thấy trang định hướng liệt kê một dọc tên các trường bách khoa khắp thế giới nên tôi phản đối trang định hướng vì làm sao có thể liệt kê hết được tất cả những gì có từ bách khoa hoặc các từ ngoại quốc tương đương từ "bách khoa". Sao khi trang định hướng được viết gọn lại thì tôi cảm thấy cả hai, trang định hướng và khái niệm đều cần thiết. Nói như ban Quang không có tính xây dựng mà gây thêm tranh cãi khi nói "...Vậy thêm mục từ bách khoa (khái niệm) là thừa thãi..." Lê Sơn Vũ (thảo luận) 21:56, ngày 20 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vẫn còn sót[sửa mã nguồn]

Bài định hướng như hiện nay vẫn còn chưa đề cập đến từ Bách tín (tất cả người dân) hay Bách quan (tất cả quan lại) trong một nước. Đây là những từ rất phổ biến trong chế độ phong kiến.