Thảo luận:Bạch Hưng Khang

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Số hit Google[sửa mã nguồn]

Tôi vừa kiểm tra số hit Google với từ khóa Bạch Hưng Khang, hơi ít để đủ tiêu chuẩn đưa vào wiki. Nhất là với một người được coi là "bô lão" trong ngành CNTT. Có ai trong ngành CNTT Việt Nam có thể cho biết tầm ảnh hưởng của giáo sư Bạch Hưng Khang đến mức độ nào ở trong ngành? Dung005 (thảo luận) 20:52, ngày 11 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Về google hit, search cụm
giáo sư "Bạch Hưng Khang" = 861
so sánh với
giáo sư "Phan Đình Diệu" = 930
Mình nghĩ là không khác nhau nhiều lắm.
Về tầm ảnh hưởng:
Các đóng góp quan trọng nổi bật gồm có việc nghiên cứu và đưa internet và Việt nam, phương pháp nhận dạng chữ Việt, chủ tịch hội đồng giám khảo cho giải Trí Tuệ Việt Nam từ 2000-nay.
Ngoài ra nhìn vào danh sách học trò có thể thấy họ đều đang nắm cương vị chủ chốt trong lĩnh vực CNTT tại Viện CNTT, Đại Học Bach Khoa Hà nội, ĐH CN tpHồ Chí Minh
Gvim 22:01, ngày 11 tháng 4 năm 2008

Mình vừa kiểm tra lại từ khóa "Phan Đình Diệu" và thấy không phải là 930 mà là 13.800. Nói việc đưa Internet vào Việt Nam do công của giáo sư Bạch Hưng Khang cũng không hoàn toàn chính xác. Mình đã đọc kỹ lại tất cả các bài báo và chưa thấy chi tiết nào xác nhận điều đó. Đưa Internet vào Việt Nam là công việc cả của một tập thể, thuộc về chính sách của nhà nước, không thể xác nhận do công sức một cá nhân đặc biệt nào cả.

Việc nói các học trò của ông hiện nay thành đạt. Nhưng thứ nhất là chưa thấy người nào thực sự nổi bật. Thứ hai làm công tác giảng dạy ở những trung tâm đại học lớn, mỗi năm tham gia đào tạo hàng trăm sinh viên, có một số lượng trong số đó về sau giữ trách nhiệm trong ngành cũng là điều theo tôi nghĩ là bình thường. Không hiểu ở đây vai trò của Giáo sư Khang trong sự nghiệp của những sinh viên ưu tú kể trên như thế nào. Thứ ba, thày của người nổi tiếng chưa bao giờ là tiêu chuẩn để đưa vào wiki; trừ phi mình thực sự có đóng góp lớn vào sự nghiệp của người đó. Chúng ta chưa có các mục như thầy của Einstein, Marie Curie vân vân. Và đồng thời ngược lại, học trò của thầy nổi tiếng cũng không là tiêu chuẩn để đưa vào wiki.

Một vài lý do khiến tôi muôn anh Gvim đưa thêm lập luận để xác định Giao sư Khang đủ tiêu chuẩn để đưa vào wiki. Dung005 (thảo luận) 15:35, ngày 12 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]


Về Google Hits mình search cụm ---giáo sư "Bạch Hưng Khang"--- để so với cụm ---giáo sư "Phan Đình Diệu"---. Vì mình nghĩ search như vậy sẽ giảm bớt được nhập nhằng giữa những người mang cùng 1 tên.

Về đóng góp, mình nghĩ là trong bài viết ở wiki không có nói là 1 mình GS K đưa Internet vô VN. Đóng góp về việc đưa internet của GS K có tính chất lịch sử vì những lí do sau. Năm 1990 ông lãnh đạo nhóm nghiên cứu thí nghiệm kết nối Internet từ VN ra nước ngoài. Nhóm của ông là nhóm đầu tiên tại VN thực hiện các nghiên cứu này và đã thành công. Việc này có ý nghĩa đặc biệt trong hoàn cảnh lịch sử đó vì thời điểm đó Mĩ vẫn đang cấm vận VN, tất cả các trang thiết bị viễn thông đều thiếu. Hơn nữa chúng ta không thể mở cổng internet trực tiếp, do đó phải kết nối vòng qua các trường đại học nước ngoài dưới hình thức nghiên cứu khoa học. Nhìn về khía cạnh khoa học, thì quyết định triển khai nghiên cứu kết nối internet từ đầu năm 1990 cho thấy là GS K có tầm nhìn chiến lược về việc phát triển CNTT và nhìn thấy được xu hướng phát triển của Internet và lợi ích của nó cho VN. Từ những thành công trong nghiên cứu và thử nghiệm kết nối internet đến năm 1994, nhóm nghiên cứu của GS K là nhóm chính thức đăng kí tên miền ".vn" với quốc tế. Mốc lịch sử này cũng đáng ghi nhận vì đó chính là thời điểm VN chính thức có mặt trong bản đồ Internet quốc tế. Rồi sau đó là các nỗ lực vận động hợp pháp hóa internet và đưa vào sử dụng cho mục đích dân sinh. Như vậy tóm tắt về đóng góp cho Internet VN của GS K mình thấy gồm có

a. Lãnh đạo nhóm nghiên cứu Internet đầu tiên tại VN và kết nối thành công Internet.
b. Nhóm nghiên cứu của ông đã dăng kí tên miền ".vn"
c. Cùng các nhà khoa học khác tham gia tích cực vào việc vận động hợp pháp hóa sử dụng Internet.

Về đóng góp cho giáo dục, GS K hướng dẫn thành công 5 tiến sĩ. Tham gia vào công tác thành lập và xây dựng các khoa CNTT của nhiều trường ĐH lớn như đã kể trên. Nếu nhìn lại lịch sử 20 năm đổ lại thì các khoa CNTT của VN chỉ mới được thành lập từ giữa những năm 1990s. Ông tham gia và việc thiết kế giáo trình khung CNTT cho các ĐH, thiết kế chiến lược phát triển CNTT cho chính phủ. Ngoài ra GS K cũng là chủ tịch hội đồng giám khảo cuộc CNTT lớn nhất ở VN là Trí Tuệ VN từ 2000-nay. Ông cũng là đại diện ngành Tin học trong hội đồng chức danh quốc gia. Như vậy theo mình đóng góp về giáo dục của ông vừa mang tính vi mô vừa mang tính vĩ mô.

Theo mình ở một khía cạnh nào đó wiki là một trang sử. Mình viết mục này vì lúc đọc wiki mục Hội Tin Học Việt Nam, ở phần cuối có 5 mục liên kết đến các cựu chủ tịch hội. Mục GS Diệu và GS Ngọc đã có, còn thiếu 3 người là Ts A, Gs Lãm, Gs Khang. Theo mình tất cả những người này nên được đưa vô wiki, vì họ đều là những người có đóng góp lớn cho việc phát triển CNTT ở Việt nam. Thế hệ của họ là thế hệ đầu tiên đưa CNTT vô VN, mà khởi đầu là từ cuối những năm 1960s.

Gvim