Thảo luận:Cá tầm Trung Quốc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Khonghieugi123 trong đề tài Cá tầm từ Trung Quốc vs cá tầm Trung Quốc
Dự án Lớp Cá vây tia
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lớp Cá vây tia, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lớp Cá vây tia. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Cá tầm từ Trung Quốc vs cá tầm Trung Quốc[sửa mã nguồn]

Cá tầm nuôi tại Trung Quốc để tiêu thụ tại Trung Quốc hoặc xuất khẩu sang các nước khác (trong đó có Việt Nam theo nhiều đường khác nhau như chính ngạch, tiểu ngạch, XK lậu) không nhất thiết phải là loài có tên gọi cá tầm Trung Quốc (Acipenser sinensis) này, vì các lý do sau:

  • A. sinensis được IUCN đánh giá là CR = cực kỳ nguy cấp, nên chắc là không có sẵn để nuôi ở quy mô công nghiệp nhiều tới mức xuất khẩu thoải mái sang Việt Nam.
  • Các loài cá tầm nuôi tại Trung Quốc bao gồm ít nhất là các loài/loài lai ghép sau (theo các nguồn như: Báo cáo của GS TS Qiwei Wei + TS Ping Li ngày 29/5/2015 tại World Aquaculture 2015 ở Jeju, Korea. Sturgeon aquaculture industry in China: Difficulties and way out; Q. W. Wei, Y. Zou, P. Li & L. Li, 2011. Sturgeon aquaculture in China: progress, strategies and prospects assessed on the basis of nation-wide surveys (2007–2009). J. Appl. Ichthyol. 27: 162–168. doi:10.1111/j.1439-0426.2011.01669.x; L. Shen, Y. Shi, Y. C. Zou, X. H. Zhou, Q. W. Wei, 2014. Sturgeon Aquaculture in China: status, challenge and proposals based on nation-wide surveys of 2010–2012. J. Appl. Ichthyol.. 30(6):1547-1551. doi:10.1111/jai.12618):
    • Acipenser baerii: cá tầm Siberi, ~ 34-42%
    • Acipenser schrenckii: cá tầm Nhật, ~15-20%
    • Acipenser gueldenstaedtii: cá tầm Nga, ~10%
    • Các loài lai ghép: Khoảng 15-26%
      • H. dauricus♀ x A. schrenckii
      • H. dauricus♂ x A. schrenckii
      • A. baerii♀ x A. schrenckii
      • H. huso♀ x A. ruthenus
      • H. huso♀ x A. baerii
      • A. gueldenstaedtii x A. baerii
      • A. gueldenstaedtii x A. schrenckii
    • Huso dauricus: cá tầm Kaluga
    • Polyodon spathula: cá tầm thìa Mỹ.
    • Acipenser ruthenus: cá tầm nhỏ, rất ít, khó nghiên cứu.
    • Acipenser nudiventris: cá tầm râu tua, rất ít, khó nghiên cứu.
    • Acipenser sinensis: cá tầm Trung Quốc, được liệt kê như là động vật bảo hộ cấp quốc gia loại 1 (Trung Quốc).
    • Acipenser dabryanus: cá tầm sông Dương Tử, được liệt kê như là động vật bảo hộ cấp quốc gia loại 1 (Trung Quốc).
    • Psephurus gladius: cá tầm thìa Trung Quốc, được liệt kê như là động vật bảo hộ cấp quốc gia loại 1 (Trung Quốc).

Danh sách này cho thấy cá tầm xuất khẩu sang Việt Nam có thể không phải một loài/loài lai ghép nào đó, nhưng phần lớn có lẽ rơi vào 4 trường hợp đầu tiên trong danh sách liệt kê trên đây, và A. sinensis nếu có lẫn vào thì cũng rất ít. Vì thế, các nguồn mà Phương Huy dẫn từ Dân trí để nói về mối lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với "cá tầm Trung Quốc" (A. sinensis) trong bài này là thiếu hợp lý. Bên cạnh đó, tư tưởng bài Trung nặng nề thiếu cơ sở khoa học của giới phóng viên thuộc mấy tờ báo như Dân trí (như Phương Huy đề cập) làm cho những bài báo của họ rất thiếu cơ sở vững chắc. Họ viết rằng Tổng cục [Thủy sản] cũng đã lấy 2 mẫu cá tầm được bán trên thị trường Hà Nội để kiểm tra các nguy cơ về ATTP, nhưng chưa có kết quả phân tích, vậy thì căn cứ vào đâu để khơi khơi phát biểu rằng lo ngại hóa chất độc hại trong cá tầm Trung Quốc nhập lậu. Khonghieugi123 (thảo luận) 17:53, ngày 24 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời