Thảo luận:Các sắc tộc German

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  1. Tại sao là Germain? Tất cả các liên kết đến các ngôn ngữ khác là German (không có ký tự i trong tên).
  2. Các liên kết đến các ngôn ngữ khác là: en:Germanic peoples, es:Pueblos germánicos, fr:Peuples germaniques, ... đều có các hậu tố (-ic, -iques, -icos) để nói lên cái tính chất chung của các nhóm người này là họ có chung một tính chất hay có chung một gốc.

Mekong Bluesman (thảo luận) 00:03, ngày 14 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trong fr:Peuples germaniques có viết "ou Germains". Tôi đoán Germanique là tính từ của Germain. Mà trong tiếng Việt thì tính từ (nghĩa "có tính chất/hình thức XYZ") sẽ giữ nguyên dạng danh từ XYZ chứ không thêm đuôi -ic.
Tất nhiên ở đây có vấn đề tại sao lại dùng tên Germain (tôi đoán là số ít của Germains trong tiếng Pháp) mà không dùng tên German (tôi đoán là số ít của tiếng Đức - Germanen) hay một ngôn ngữ nào khác. (một lần nữa, tiếng Việt không dùng dạng số nhiều với đuôi -s mà phải thay bằng "các" nên tôi phải cắt đuôi -s hay -en).
Tmct (thảo luận) 11:15, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cái tôi muốn hỏi là tại sao không dùng German -- đây là từ "gốc" mà. Mekong Bluesman (thảo luận) 16:07, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nếu lấy gốc thì theo như tôi hiểu về nội dung bài thì nên lấy tiếng La-tinh, nhưng tôi chưa tìm được chính xác tên tiếng La-tinh viết như thế nào. Chữ "German" đó có phải tiếng La-tinh không?
Hay gốc của Germain(s) không phải tiếng La-tinh?Tmct (thảo luận) 20:05, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hay là tôi vẫn hiểu nhầm ý của Mekong nhỉ?
"'German' -- đây là từ "gốc" mà"
Ý Mekong là "German là 'gốc' của Germanique' hay là "'German là từ thuộc ngôn ngữ 'gốc'"?
Xin lỗi là mấy hôm nay tôi đang mải nghĩ một công việc khác nên đầu óc hơi có vấn đề.
Tmct (thảo luận) 20:56, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có 2 nghĩa của "gốc". Nghĩa thứ nhất nói về "từ mà xuất hiện đầu tiên", nghĩa thứ hai trong ngôn ngữ học là "bỏ các tiền tố, hậu tố, các cách trong ngôn ngữ (declension)..." thì nó có dạng như sao. Hai ngành đó là khác nhau, ngành thứ nhất là của các nhà từ điển học (lexicographer) và ngành thứ hai là của các nhà ngôn ngữ học phân tích. Một từ như, thí dụ, compatible có thể hiện ra trước và nhiều năm sau, vì nhu cầu, nó được biến đổi thành compatibility nhưng cái gốc sau khi được phân tích theo kiểu ngôn ngữ học thì là to compete.
Trong các thí dụ bên trên của Tmct thì từ Latin Germani là số nhiều của từ Germanus và từ Germanus thì có "gốc ngôn ngữ học" là German cộng với hậu tố us.
Tiếng Latin rất chính xác, mỗi một từ (danh từ, tính từ, động từ) đều có các thì (tense) và cách (declension) để diễn tả chính xác -- đây là một lý do chính mà tại sao tiếng Latin thông dụng trong các lĩnh vực hàn lâm và khoa học. Mỗi cách (declension) thì là một hậu tố riêng để ghép vào sau một từ (sở hữu cách, trực tiếp cách, cầu khẩn cách, mệnh lệnh cách... và nhiều, nhiều lắm). Thí dụ, "bàn" là một miếng "gỗ phẳng có 3, 4 chân" nhưng "bàn-X" là "của cái bàn", "bàn-Y" là "bên trên bàn", "bàn-Z" là "bên dưới bàn", "bàn-D" là "ngay trên bàn", "bàn-F" là "cái bàn nhưng không là chủ từ" (như bà A cho tôi cái bàn thì phải là "bàn-F")... Mekong Bluesman (thảo luận) 18:14, ngày 19 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Google "người German" thấy nhiều hit hơn "người Germain". Tôi đổi tên bài. Tmct (thảo luận) 10:13, ngày 19 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]