Thảo luận:Chén Thánh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Temely trong đề tài Từ Chén Thánh trong tiếng Việt

Phần cuối viết về quyển tiểu thuyết Mật mã Da Vinci, đã có một mục từ riêng, theo ý tôi không cần nhắc lại ở đây nữa. Phan Ba 06:36, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Về đoạn thành viên IP mới thêm[sửa mã nguồn]

Đa số người Mỹ và người Âu châu nói chung, dù theo Thiên Chúa Giáo hay không theo, dù trẻ con hay người lớn, đều có một kiến thức khá cao, phân biệt được một cách dễ dàng đâu là sự thật (facts) và đâu là giả tưởng (fiction), họ lại đã biết nhiều về lịch sử Thiên Chúa Giáo, nên cuốn truyện và phim The Da Vinci Code khó ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ. Sở dĩ họ tìm đọc hay xem là vì tính tò mò. Do đó, những nỗ lực giải thích của các giáo hội tại Hoa Kỳ như hiện nay có thể được coi là vừa đủ. Trái lại, cuốn sách và cuốn phim đó, nếu được phổ biến tại các dân tộc có trình độ văn hóa thấp, chắc chăn nó sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của người đọc hay xem ngay. Trong trường hợp này, những sự hướng dẫn rất cần thiết.
Henri Lacordaire nói: “La réligion, fut-elle fausse, est un élément necessaire à la vie d’un people.” Tôn giáo, dù nhảm nhí chăng nữa, vẫn là một yếu tố cần thiết cho một dân tộc. Vì thế, không bao giờ nên bổ báng nó.

Theo tôi câu sau không được trung lập. Nghe rất thiên về quan điểm của Ki Tô giáo. Thế nào gọi là "văn hóa thấp"? Những người "văn hóa thấp nhưng sùng đạo" chắc chắn không bị ảnh hưởng bởi quyển Da Vinci code này. Đề nghị sửa hoặc cung cấp nguồn dẫn chứng. Ngoài ra, "hướng dẫn" nào? của ai? ai có quyền hướng dẫn cho người khác?

Trái lại, cuốn sách và cuốn phim đó, nếu được phổ biến tại các dân tộc có trình độ văn hóa thấp, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của người đọc hay xem ngay. Trong trường hợp này, những sự hướng dẫn rất cần thiết.

Xin lưu ý rằng, tôi cũng đã đọc cuốn Da Vinci code rồi, và không hề thấy tác giả có ý báng bổ tôn giáo nào, chỉ thấy tác giả phê phán những người lợi dụng tôn giáo hoặc biến đổi tôn giáo theo ý của mình và làm cho nó ra rời khỏi gốc rễ tốt đẹp ban đầu.

Ngoài ra, đoạn trên thực ra nói về cuốn Da Vinci Code, không nói về nội dung truyền thuyết, nên không phù hợp đặt trong bài. Tôi chuyển ra đây. Tmct 14:48, ngày 13 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời


Từ Chén Thánh trong tiếng Việt[sửa mã nguồn]

Việc vô tình dùng chữ Chén Thánh để dịch chữ Holy Grail đã đưa đến 1 trường hợp có lẽ chỉ xảy ra trong tiếng Việt : Từ này đồng âm với Chén Thánh được dùng trong các nghi lễ Công giáo Việt Nam hiện nay. Do đó tôi có ghi thêm định nghĩa Chén Thánh theo cách hiểu thông thường trong tiếng Việt lâu nay (trước khi có hiện tượng "Mật mã Da Vinci"), và trong cộng đồng người Công giáo Việt Nam nói riêng. Các bản wiki Anh, Pháp, Đức không có trường hợp này vì họ có chữ khác để chỉ Chén Thánh (khác chữ Holy Grail) dùng trong các nghi lễ Công giáo hiện nay. Temely 22:38, ngày 15 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời