Bước tới nội dung

Thảo luận:Chiến dịch Mùa Xuân 1975

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Cát Bụi trong đề tài Đề nghị sửa

Xin có lời cảm ơn những bạn đã viết bài này. Đến bây giờ tôi mới hiểu được lý do tại sao quân đội Nam Việt Nam lại thua trận. Bài viết phân tích rất khách quan và khoa học. Có thể dùng làm như một giáo trình lịch sử linhbach 15:15, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi lại nghĩ khác. Bài viết này là dùng con mắt của quân Nam Việt Nam để tường thuật lại. Ai đọc bài này đều cảm nhận được, quân Nam Việt Nam là "dũng cảm, anh hùng" chống trả, còn quân Bắc Việt Nam là "địch". Rất không khách quan. 203.210.239.217 15:24, 30 tháng 9 2006 (UTC)Phuong

Đề nghị sửa

[sửa mã nguồn]

Anh chị nào có thể sửa một số ý sau không: Chiến dịch: (Định nghĩa) là Tổng thể những trận chiến đấu, những đợt tác chiến... trong đó có trận then chốt, do các đơn vị thuộc nhiều quân chủng tiến hành cùng với sự tham gia của lực lượng vũ trang địa phương theo một ý định và kế hoạch thống nhất. Theo bài này: Chiến dịch mùa xuân... (chiến dịch cha)

Chiến dịch Tây Nguyên (con 1)

Chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng (con 2)

Chiến dịch Hồ Chí Minh (con 3)...

Nếu con đã là chiến dịch thì cha nên là: Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 (như sách báo hay viết) e có lẽ chính xác hơn. Mathanhloi

Quan điểm của tôi thì tên gọi này cũng chấp nhận được, chiến dịch con hay cha (thậm chí ông) thì cũng là chiến dịch. Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 là tên gọi hơi mang tính một phía, tôi nghĩ có thể làm mục từ phái sinh. Nếu có nhiều ý kiến thì chúng ta thảo luận thêm và biểu quyết. Nguyễn Thanh Quang 12:50, ngày 25 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Hơn nữa, lấy 3 cái túi bỏ vào trong một cái lớn hơn thì cái lớn hơn vẫn là cái túi, lấy 4 cái hộp xếp vào trong một cái lớn hơn thì cái bên ngoài vẫn chỉ là cái hộp... Không phải tất cả các thể loại khi trở nên lớn hơn đều có tên khác với thể loại con của chúng. Mekong Bluesman 13:07, ngày 25 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Em có bằng chứng cho cách gọi không hay này. Đó là nếu nhập từ khoá Chiến dịch mùa xuân năm 1975Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 trong tìm kiếm google sẽ có hai kết quả thú vị:

  • Số lượng tìm kiếm hơn nhau tý xíu, không đáng kể.
  • Nhưng cụm "Cuộc tổng tiến công..." được xuất hiện nhiều trong các trang web có vẻ uy tín hơn cụm từ "Chiến dịch..." Mathanhloi
Nếu biết/có tên gọi nào được đặt chính thức thì nên dùng tên đó. --Docomo (thảo luận) 13:34, ngày 25 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

OK. Tôi đã Google và thấy:

  • Chiến dịch... có 62 hit
  • Cuộc tổng tiến công... có 66 hit

Do đó tôi sẽ tạo một trang redirection vì như thế các người đọc sau này có thể dùng bất cứ cụm từ nào họ thích. Mekong Bluesman 13:47, ngày 25 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Yes, chị Mekong Bluesman nói chí lý. Em xin nghe. Mathanhloi

Rất tiếc, tôi không phải là một "chị"! Mekong Bluesman 14:22, ngày 25 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Nếu có tên gọi chính thức "do bố mẹ đặt cho" thì theo đó có lẽ vẫn tốt hơn. ("Lực lượng Mãnh hổ" thì phía nào cũng phải gọi đó là "Mãnh hổ" :) ). --Docomo (thảo luận) 13:58, ngày 25 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi đang tìm xem tên nào là "chính thức". Nếu đọc loạt bài về Chiến tranh Việt Nam sẽ thấy ngay các tên của các "chiến dịch" này là do ngẫu hứng vì các người lãnh đạo quân sự tại Hà Nội không nghĩ là phía Việt Nam Cộng hòa tan vỡ nhanh như thế (họ đã dự tính cho 2 năm nhưng mọi việc đã xảy ra trong vài tháng!). Tên "chiến dịch Hồ Chí Minh" được tạo ra sau tên "chiến dịch giải phóng Sài Gòn...".
Tôi cũng có 2 điểm contre/against cho tên "Cuộc tổng tiến công nổi dậy...":
  1. Đây rất có thể là tên các sách, báo, đài radio, TV... đặt ra sau này
  2. Từ "nổi dậy" không diễn tả đúng các diễn biến đã xảy ra.
Mekong Bluesman 14:22, ngày 25 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Sao anh Đôminô xuất hiện chậm vậy. Mathanhloi

"Nguyên nhân": Chủ trương giải phóng miền Nam năm 1975. Một bài liên quan khác a. Còn "Cuộc tổng tiến công nổi dậy..." có lẽ là kết quả (sau khi có kết quả).

Cụm từ trong bài viết "cuộc tấn công cuối cùng này được phía Cộng sản chia thành ba chiến dịch liên tiếp nhau" câu này mâu thuẫn với Định nghĩa Tiếng Việt về từ chiến dịch. Xin cô Mekong Bluesman cho ý kiến để em có thể hạ bút.Mathanhloi

Sống lâu sẽ nhìn thấy mọi việc (If one lives long enough one sees everything). Sau một năm làm việc tại Wikipedia tiếng Việt có nhiều người gọi tôi bằng "bác" để làm khôi hài về cách dùng tiếng Việt tương đối cổ của tôi (đây không phải là lỗi của tôi vì tôi rời khỏi Việt Nam vào khoảng giữa thập niên 1960). Tôi đã phản đối và nhiều người trong khoảng 40-50 tuổi (như Phan Ba và Nhân Võ) đã đổi sang gọi tôi bằng "anh", nhưng vẫn còn các trường hợp "bác". Biết làm sao bây giờ?!! Bây giờ lại có Mathanhloi gọi tôi bằng "cô"!!! Tôi có cái tên, tại sao mọi người không dùng nó? Mekong vì tôi đẻ tại Việt Nam (Hà Nội, nếu nói rõ hơn) nên cha tôi dùng một địa danh nổi tiếng tại đó, không dùng Red (dịch từ sông Hồng) vì Red khi đổi sang tên trong tiếng Anh phải là Russel; còn Bluesman (có ký tự s chứ không phải là Blueman như Mathanhloi lầm tưởng) là một họ nhỏ nhưng chắc là gốc Đức như Hersman, Klinsmann, Hoffman, Koeman...
Do đó tôi cần phải nhắc lại lần nữa, nếu không muốn nói là đã nhắc lại nhiều lần như một đĩa hát bị vỡ, cho những thành viên mới như Mathanhloi là tiếng Việt là tiếng thứ ba của tôi (sau tiếng Anh và tiếng Pháp). Nếu tôi sửa sai thì cứ sửa cho đúng. Nếu tôi thấy sai, hay tôi không hiểu thì tôi sẽ hỏi trên trang thảo luận.
Hơn nữa, loạt bài về Chiến tranh Việt Nam được viết bởi Tô Linh Giang (Mathanhloi nên đọc trang thảo luận của bài đó để tìm hiểu về lịch sử của loạt bài trước khi có một ý kiến). Tôi chỉ là người đọc lại, sửa lời văn cho nó ngắn nhưng vẫn đủ, sửa chính tả, đặt các câu hỏi để người viết nhìn thấy được cách nhìn của người đọc... giống như tôi đã làm cho tất cả các bài trong hơn một năm qua. Câu mà Mathanhloi hỏi bên trên được viết bởi Tô Linh Giang. Và ngay cả bên trên Tô Linh Giang cũng đã đưa nguyên nhân tại sao Tô Linh Giang không dùng cụm từ "Cuộc tổng tiến công nổi dậy...", tôi không biết là Mathanhloi có đọc chưa?
Mekong Bluesman 05:15, ngày 26 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Hay, dù sao cũng phải cảm ơn Mathanhloi vì bây giờ tôi mới biết tên anh MB là tên thật 100%. Thế mà trước đây tôi cứ tưởng anh lấy nickname giống Alýsa. Xin lỗi nếu anh ko thích đùa thì thôi. Nhưng tôi xin phép gắn quân Hậu đen vào trang thảo luận của anh MB nhân kỷ niệm này (kỷ niệm có bạn trẻ nhầm gọi anh là "chị"). Vietbio 00:55, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
"Quân Hậu đen" có nghĩa là gì? Mekong Bluesman 14:54, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Mekong Bluesman hỏi riêng Vietbio mà lại đặt ở đây? Riêng tui đã "báo cáo" và Mekong Bluesman "gần" hết giận rồi, tui không liên quan gì nữa đâu a nhe.Mathanhloi 15:07, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Sao tui cũng bị kéo vô đây. Có gì ấm ức sao? --Docomo (thảo luận) 15:15, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Quả bom địa chấn có sức sát thương 500m chứ không phải 50m !Thiếu số 0 rồiSaruman 03:57, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các bác ơi, trong chiến dịch này Sư đoàn 308 của Quân đoàn 1 (QĐND VN) không tham chiến. Theo lệnh của ông Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp, sư đoàn 308 ở lại miền Bắc để làm lực lượng dự bị ( trông nhà ! ) và cũng là một hình thức nghi binh ( Chuẩn tướng QĐ VNCH Cao Văn Viên còn để lại trên bản đồ quân sự tại phòng làm việc tại Bộ Tổng Tham mưu câu hỏi 308 ở đâu )Kreative VN 14:59, ngày 17 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời


Đọc không kỹ ! xấu hổ quá, các bác thứ lỗi. Trong bài có nói đến việc này. Kreative VN 15:09, ngày 17 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tại sao nói: Cán cân lực lượng nghiêng hẳn về quân giải phóng trả nhẽ người viết câu này không biết nhìn vào số liệu. Quân vnch gấp đôi, vũ khí cũng trang bị nhiều hơn, vậy mà vẫn nói như vậy được. Đến chịu

Quân gp: Khoảng 200.000-270.000 quân chính quy

Khoảng 65.000-70.000 lính hậu cần (Đoàn 559), bộ đội địa phương và du kích [3] 320 xe tăng, 250 xe bọc thép 1.076 đại bác và súng chống tăng 6 máy bay A-37 Vnch: Theo Văn Tiến Dũng: 495.000 quân chính quy, 475.000 quân địa phương. 1,4 triệu lính phòng vệ dân sự (trong đó 381.000 có vũ trang)[4]. Theo TS Nguyễn Tiến Hưng: 1.200.000 quân chính quy, bảo an, địa phương và 120.000 cảnh sát[5] 2.044 xe tăng và xe thiết giáp 1.683 máy bay các loại (trong đó có khoảng 900 trực thăng và 80 máy bay vận tải) 1.556 đại bác (chưa kể súng chống tăng) 579 tàu chiến các loại Cát Bụi (thảo luận) 14:21, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Dẫn chứng và nội dung tệ hại

[sửa mã nguồn]

Tôi xóa đoạn : pháo binh Giải phóng nã vào thành phố sát hại nhiều thường dân[1].

Lí do: link được dẫn không nói gì đến "nhiều thường dân chết". Lại càng không nói đến chuyện pháo bắn chết người là lí do cho nửa câu trước đó là "Cuộc di tản đã diễn ra trong lộn xộn...".

Người nào dẫn link trên cùng với viết đoạn trên đã rất không trung thực trong việc dẫn nguồn! Việc này còn tệ hại gấp nhiều lần việc viết các nội dung hoang đường không có nguồn. Đề nghị chấm dứt! Tmct 11:17, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tính xác thực - Lực lượng tham chiến

[sửa mã nguồn]

Đề nghị ai đó có tài liệu xem lại tính xác thực của mục này.

  • Tôi mới sửa thành tổng toàn quân vì chắc chắn sư 308 không tham gia nhưng sư đoàn này lại được liệt kê trong lực lượng vào chiến dịch.
  • "Sư đoàn 2 đặc công" là cái gì? làm gì có sư đoàn đặc công? lại còn "sư đoàn độc lập" là cái gì?
  • "Sư đoàn 711" là sư đoàn nào? nó không có trong bản đồ c hiến dịch.

Tmct (thảo luận) 13:00, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có sư đoàn 2 đặc công, nó được thành lập tháng 4/74, chi tiết xin xem ở đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=75.100
Cái danh sách so sánh lực lượng này vốn là do tôi viết từ khá lâu rồi, đã sửa chữa bổ sung thêm nhiều thông tin ở đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.0 Tuy nhiên nguyên bản tôi viết là sư đoàn 2 bộ binh, không hiểu ai lại đi sửa thành sư đoàn 2 đặc công (phần về đặc công được viết riêng ở dưới) Truong Son (thảo luận) 13:34, ngày 8 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Truong Son. Không hiểu sau trang www.quansuvn.net đó cứ đến cuối tuần hoặc đêm (giờ VN) là tôi thường không vào được (bây giờ hiện đang không vào được). Nếu tại link đó chưa có ghi nguồn thì nhờ bạn liệt kê giúp các nguồn của danh sách đó nhé (cần tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, nếu có số trang hoặc ít ra số chương thì tốt) Tmct (thảo luận) 22:19, ngày 8 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thế là ổn rồi nhé, tôi sẽ gỡ bảng vậyPanzerschreck (thảo luận) 05:59, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dẫn chứng

[sửa mã nguồn]

Dẫn chứng số 2 hình như đang rỗng. Magnifier () 10:48, ngày 20 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lỗi của tôi, đã lùi lại rồi. Xin lỗi cộng đồng. RBD (thảo luận) 10:52, ngày 20 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhận định

[sửa mã nguồn]

Nên có nhận định của cả 2 bênMèo gàn (thảo luận) 14:21, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguyễn Khoa Nam

[sửa mã nguồn]

Ông ta không tham chiến trận nào cả các bác ạPanzerschreck (thảo luận) 05:56, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tiếp tục sửa bài

[sửa mã nguồn]

Tôi tiếp tục sửa bài này vì "Tính xác thực của bài hay đoạn này còn đang trong vòng tranh luận".

--Sam-2MT 13:02, ngày 15 tháng 7 năm 2009 (UTC)-- Thảo luận

Tính lại về lực lượng

[sửa mã nguồn]

Mời các bạn nào đang sửa bài tính lại 1 tí. Trong khi lực lượng miền Bắc không tính toàn quân mà chỉ tính quân tham chiến ở miền nam thì ngược lại, các bác lại tính toàn bộ quân miền nam, kể cả những lực lượng ở miền tây nam Bộ vốn chẳng đánh đấm gì trước ngày 30/4 thì hàng cả (thành ra tới cả 1.200.000 quân + cảnh sát). Thế là sao vậy? Phải trừ ra chứ.Tho de (thảo luận) 07:45, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

RE: Chiến tranh diễn ra trên dịa bàn miền Nam, không diễn ra trên địa bàn miền Bắc. Bất cứ đơn vị nào của lực lượng vũ trang VNCH có mặt trên đất miền Nam đều có nghĩa vụ tham chiến theo luật động viên quân sự của chính phủ VNCH. Việc họ không tham gia đánh đấm là việc của họ nhưng không có nghĩa là khi khai cuộc chiến trận, đội quân này không có khả năng tham chiến. Quân số được dẫn ra có nhiều nguồn khác nhau, có nguồn bảo thế này, có nguồn bảo thế khác. Ngoài các nguồn có số lượng ít hơn, số liệu 1.200.000 quân các loại là do tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Bộ trưởng kinh tế của VNCH dẫn ra (đã dẫn nguồn ở duới). Mời tìm tác phẩm đó để kiểm tra. --Двина-C75MT 09:30, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Tôi băn khoăn liệu phần về lược lượng QĐNDVN ở Miền Bắc có cần thiết không? Theo tôi thấy thì Lực lượng này cũng như sự bố trí của nó không trực tiếp liên quan đến chiến dịch này. Đoạn thông tin liệt kê về các binh chủng thì đang chiếm khá nhiều diện tích. Tran Quoc123 (thảo luận) 09:58, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Xong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tôi sẽ quay lại tổng kết vấn đề này. Tôi đề nghị coi Chiến dịch Hồ Chí Minh là nơi tổng kết cuối cùng đối với các lực lượng QĐNDVN tham gia Chiến dịch Mùa Xuân 1975. --Двина-C75MT 12:21, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đoàn 559

[sửa mã nguồn]

Trong cuốn "Chân trần, chí thép" của tác giả Mỹ James Zumwalt, đoàn 559 được xác nhận là có nhân sự 65.000 người, sao trong bài viết lại trở thành 700.000 người. Trong các tài liệu về Cuộc tổng tiến công 1975 cũng đề cập đoàn 559 là "đơn vị cấp quân đoàn", sao có thể có số lượng quân khủng khiếp đến vậy. Cũng trong các tài liệu chính thức, lực lượng tấn công của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ gồm 270.000 người. Xin đề nghị kiểm tra lại.

Ko trung lập

[sửa mã nguồn]

Bài viết có chủ ý bênh quân xâm lăng cộng sản, hạ nhục quân VNCH. Làm gì quân Ngụy có đến 1.2 triệu quân chính qui, tính đơn giản 13 sư đoàn bộ binh cùng với 2 sư đoàn trừ bị tổng cộng khoảng 150 ngàn quân. Con số này rất nhỏ so với con số 1.2 triệu trong bài.

Hoang đường

[sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn 1973-1974, Mỹ dù rút quân nhưng vẫn tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Mỹ để lại 250.000 tấn vũ khí, bom đạn và 102 máy bay. Từ ngày 29 tháng 1 năm 1973 đến ngày 30 tháng 12 năm 1974, Mỹ còn cung cấp thêm 694 máy bay, 580 xe tăng, 520 xe bọc thép, 800 pháo, 204 tàu xuồng chiến, 1.550.000 tấn bom đạn và 2.530.000 tấn xăng dầu. Nhờ lượng vũ khí dồi dào, Việt Nam Cộng hòa cố gắng tăng cường kiểm soát lãnh thổ. Ngày ngày 28 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Văn Thiệu đưa ra kế hoạch "Tràn ngập lãnh thổ", sau đó là "Kiện toàn an ninh lãnh thổ", đẩy mạnh "Bình định đặc biệt". Quân đội Việt Nam Cộng hòa huy động toàn bộ quân địa phương và 40% quân chủ lực tiến hành càn quét lấn chiếm. Theo thống kê của quân Giải phóng, trong thời gian từ ngày 28 tháng 1 năm 1973 đến 31-11-1974, Việt Nam Cộng hòa mở 58.082 cuộc càn quét, ném hơn 17 vạn quả bom, bắn hơn 6 triệu quả đạn pháo, giết và làm bị thương hơn 26.500 dân thường, buộc 1,6 triệu người di dời vào trong 333 khu tập trung dân, trong đó có 163 khu mới lập sau ngày ký Hiệp định Paris[21].

Con số 1.5 triệu tấn bom đạn quá "faked", một viên đạn pháo 105mm nặng khoảng 20kg, 5000 tấn đạn như vậy tương đương 250.000 quả đạn; vậy thử hình dung 1.5 triệu tấn bom đạn thì kó có kho bãi nào ở miền Nam có thể chứa nổi. Rồi bắn 6 triệu quả đạn pháo thì nòng nào chụi nổi trong khi VNCH chỉ có khoảng 800 pháo ?