Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam (miền Bắc, 1954–1959)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đổi tên[sửa mã nguồn]

Nên đổi tên thành Chiến tranh Việt Nam (miền Bắc, 1954-1959), tại vì phần mềm MediaWiki không hiểu những "tiểu bài" (subpages?) trong tên miền không gian chính. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 22:54, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của Mr Phan Huy Cuong[sửa mã nguồn]

Chuyển từ bài viết sang trang thảo luận cho đúng chỗ:

Co le nguoi viet bvai viet nay ,co nhung hieu lech lac ,tham chi la khong dung voi tinh hinh lich su cua nuoc VIET NAM luc bay gio. Do la su phu nhan nhung gia tri va thanh qua ma ho chi minh va dang cong san viet nam da lam duoc trong giai doan nay .Toi hoan toan phan doi cai goi la: "chinh sach cua Dang cong san da gay ra bat binh va phan uat trong dan chung".Co le quy vi khong phai la nguoi VIET NAM nen khong the hieu duoc dieu ma nhan dan chung toi da lam trong giai doan nay . Su phan uat chi co khi no lam trai nhung nguyen tac cua mot xa hoi thuc tai de ra,no di nguoc voi nhung doi hoi,nhung loi ich cua nhan dan nuoc do.Su bat binh va phan uat..chi co khi nhung ten tu ban _voi long tham ,loi ich cua minh ma san sang boc lot nhan dan lao dong.Con nhung cai ma cac vi dang noi la bat binh va phan uat kia lai la dieu ma con nguoi nuoc chung toi luc do va bay gio can.Tai sao co the noi mot Dang voi nhung chinh sach nham phuc vu nhan dan co the la sai trai>Toi khong phu nhan rang trong qua trinh thuc hien DANG CONG SAN khong phai la khong mac phai nhung sai lam song do la nhung cai loi nho trong mot cong lao to lon"cuu ca mot dan toc dang lam than trong ach ap buc cua de quoc".

Phan Huy Cuong -- thảo luận quên ký tên này là của KhuêVănCác (thảo luận • đóng góp).

Chỗ nào bạn phản đối và nghi ngờ, bạn có thể dùng thẻ {{cần dẫn chứng}} (gõ vào cuối câu đó) đề yêu cầu cung cấp nguồn dẫn chứng có uy tín, rồi để một thời gian cho những người quan tâm cung cấp nguồn. Nếu sau một thời gian mà các thông tin bị phản đối vẫn không có nguồn dẫn chứng, chúng sẽ bị xóa khỏi bài. Tmct 14:39, ngày 3 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nhận xét của AE[sửa mã nguồn]

Đúng thế, các bài viết về chính trị trong này đều cố ý tuyên truyền lệch lạc thảo luận quên ký tên này là của AE (thảo luận • đóng góp).

Mời bạn chỉ ra cụ thể từng câu, từng ý mà bạn cho là lệch lạc. Các bài chính trị đều thuộc loại nhạy cảm, cần thảo luận trước khi sửa đổi đáng kể. Tmct 08:39, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vì AE đã chhú ý đặ biệt vào các bài liên quan đến Chiến tranh Việt Nam, một mục đền rất nhạy cảm tại Wikipedia, và vì AE dã dùng văn phong có tính chất mang ý kiến của người viết... tôi tạm thời đề nghị các sửa đổi của AE nên được thảo luận và có dẫn chứng trước khi được mang vào trong bài. Mekong Bluesman 10:12, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Văn phong khách quan[sửa mã nguồn]

Nên bỏ những câu/từ có lồng quan điểm như "thật đáng khâm phục". "Nhưng lệch lạc chính trị". Ngoài ra tôi thấy phần về "chính trị viên" nên quay lại với mục phát triển quân đội vì chính trị trong quân đội có liên quan chặt chẽ đến chính quân đội. Tmct 08:37, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

và nhiều câu nữa như "chế độ Miền Nam độc tài tàn bạo", "Các thế lực chống lại giải phóng dân tộc ly khai, thành lập Quốc Gia Việt Nam"... và cần nhiều dẫn chứng. Mekong Bluesman 10:12, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bài hiện tại hoàn toàn lệch lạch với thực tế. Cần viết baf mới.

Mọi người đã có ý kiến về điều đó trên đây.

Chế độ chính trị viên đã nhiều lần thay đổi, chức danh trính trị viên xuất hiện trong kháng chiến chống pháp, nhiều lần dựng lên rồi nhiều lần bỏ đi. Đó là điều không đặc trưng.

Laọi bỏ thành phần trong quân đội diễn ra một thời gian ngắn, đã phục hồi sau sửa sai. CHỉ những thành phần có Anh em bố mẹ theo địch mới bị loại bỏ, rất ít. Bài viết hiện tại nhìn nhận thiên lệch về vấn đề này.

Tôi đã dẫn chứng ngay trong bài viết.

Việc xây dựng hàng ngàn km đê điều chằng chịt bằng sức người là công trình rất đáng khâm phục.

Quan trọng nhất, bài viết hiện tại không hề nói đến sự phát triển xã hội con người kỳ diệu lúc này, là cơ sở của chiến thắng sau đó. Ví dụ: không quân VNCH không bao giờ đủ trình độ không chiến.

Tôi đã dẫn chứng ngay trong bài viết.

AE 10:08, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  • "điều không đặc trưng", ok tôi cũng có nhớ là từ thời đánh Pháp đã có rồi. tôi đồng ý bỏ
  • "Laọi bỏ thành phần trong quân đội diễn ra một thời gian ngắn". Nếu bạn có nguồn dẫn chứng thì thuyết phục hơn.
  • "đáng khâm phục", đây là vấn đề "văn phong khách quan" mà wiki cần có. "Khâm phục" là một đánh giá cá nhân. Bạn khâm phục, tôi khâm phục, nhưng nhỡ có người không khâm phục thì sao? (các cụ xưa chắc chắn là không rồi, vì xưa không xây bằng người thì làm gì có gì khác, người khác có thể nói: làm ăn thô sơ thế có gì đáng khâm phục).
  • "sự phát triển xã hội con người" đồng ý.
  • "không quân VNCH không bao giờ đủ trình độ không chiến." đừng dùng cái này làm ví dụ cho sự phát triển con người. Giả sử "Quân đội Thụy Điển không bao giờ đủ trình độ chiến đấu" thì chuyện đó không nói lên gì về sự phát triển của đất nước con người Thụy Điển.

Tmct 11:23, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đề nghị AE kô tự ý di dời tiêu bản khi chưa giải quyết xong các mâu thuẫn Magnifier (Thảo luận) 10:50, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

AE chưa quen với văn phong wiki nên chắc khó mà tự sửa hết các chỗ "không khách quan" được. Đợi khi AE đưa xong thông tin vào bài, ta sẽ sửa từ từ, khổ nỗi khoản kiểm tra xem đoạn nào đã bị xóa, từ nào đã bị sửa sẽ mệt lắm đây. Tmct 11:46, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vừa rồi toàn bộ wiki bị chết vài tiếng, tôi sẽ sửa lại.

AE 14:05, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Văn phong của AE có xu hướng thiên lệch, nghiêng hẳn về 1 phía. Đề nghị bạn nên coi lại các bài viết trung lập rồi viết lại sẽ tốt hơn. Bài viết thiên lệch như vậy là ko ổn Khangkhang 08:28, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phiên bản của AE - những điểm cần sửa/bỏ[sửa mã nguồn]

Những thông tin mà AE mới bổ sung rất phong phú. làm cho bài đầy đủ hơn và có lẽ nên đổi tên thành Lịch sử Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1954-1959. Ngoài các sửa đổi nhỏ không làm thay đổi ý mà tôi sẽ làm dần, dưới đây là một số câu có vấn đề về ý.

  1. Các thế lực chống lại giải phóng dân tộc ly khai, thành lập Quốc Gia Việt Nam sau đổi thành Việt Nam Cộng Hòa, chống lại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tàn sát Việt Minh cùng gia đình họ. Chính quyền miền Bắc vì thế trở thành kỳ đài để nhân dân cả nước trông ngóng, ước mơ về hòa bình, thống nhất. Vì những lý do đó, chính trị ở miền Bắc rất vững mạnh, dân chúng tuyệt đối tin tưởng ủng hộ chính quyền.
    1. Nói là họ "không ủng hộ đường lối cộng sản" thì còn được, bảo họ chống lại giải phóng dân tộc thì hơi bị vơ đũa cả nắm, có người chống thật, nhưng cũng có người chỉ đơn giản là không thích chủ nghĩa cộng sản.
    2. Chữ "kỳ đài" có kêu quá không?
    3. "Nhân dân cả nước" - không đúng rồi, vì ít ra những người di cư vào Nam không nghĩ như vậy.
    4. "tuyệt đối tin tưởng" - có chính xác không? ở đây nói đến 100%
  2. Không những thế, miền Bắc đang đứng trước một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi, cáng đáng nhiệm vụ đánh đuổi xâm lược Mỹ và những thế lực người Việt Nam chống lại độc lập dân tộc.
    tư tưởng "cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi" là không phải đâu. thời gian này VNDCCH vẫn hy vọng vào một giải pháp hòa bình. Chỉ từ sau khi Lê Duẩn ra miền Bắc để thuyết phục các vị khác, đến khoảng 59-60, tư tưởng "không thể tránh khỏi" mới thực sự bắt đầu.
  3. truyền thống thiện chiến hàng đầu thế gới của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam...
    Bốc quá. Mới đánh Pháp có 9 năm, làm sao mà thiện chiến hàng đầu được? Sau năm 75 thì còn có thể nói vậy.
  4. Đến năm 1964, công nghiệp miền Bắc vượt xa miền Nam,
    Cần chú thích
  5. Tốc độ phục hồi cao như có phép lạ.
    câu này cần sửa cho "mềm" đi
  6. Ngày nay có thể thấy, ở các vùng nông thôn miền Bắc, tính dân chủ phát triển hơn thành thị.
    Nghe rất không ổn, tôi xóa.
  7. Ngày nay, tầng lớp thượng lưu ở Việt Nam phần lớn có nguồn gốc từ những chính sách giáo dục phổ cập thời này. Đây là gốc rễ sâu bền của chế độ hiện thời.
    Câu này không rõ ý. Nghĩa là "tầng lớp thượng lưu ở Việt Nam ngày nay có nguồn gốc từ nông dân thời xưa"? ngày nay là hiện nay?
  8. Các Hoàng Thân yêu nước Lào đặt gia đình của họ trú ở Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi chiến đấu.
    Nên bỏ chữ yêu nước, vì nó gợi ý là các hoàng thân khác ...không yêu nước - một điều mà ta không có thông tin.
  9. Việc học hoàn toàn miễn phí, chỉ cần một yêu cầu để học lên cao là thi qua.
    Vậy à? Coi như không cần thi? nghe lạ thế này thì nên có chú thích nguồn
  10. ... khoảng những năm 1970
    Bài này nói về 54-59. Liệu những thông tin trên có nên cắt ra để cho vào các bài khác?
  11. để đến những năm 1960 sau đó có được các cán bộ trình độ cao.
    việc phát triển ngành giáo dục trong nước trong có 5 năm mà được kết quả đến vậy ư????
  12. Phần về Quân đội có quá nhiều đoạn nói về thời kỳ sau 1960 - ngoài chủ đề của bài, đề nghị cắt.
  13. ...lấy được 2200 tấn gỗ tốt làm công sự - báo cáo quân Pháp
    Chú thích nguồn như trên không đủ để kiểm chứng.
  14. Bài này cần có nguồn sách tham khảo (mục "Tham khảo" trong bài)

Tmct 14:53, ngày 25 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Văn phong của AE cần phải sửa lại rất nhiều, chúng ta sẽ sửa dần dần. Mekong Bluesman 14:33, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Các phi công[sửa mã nguồn]

Trước đây, do ít người học được đến cấp 3 nên phi công lấy từ quân dội, rồi cử đi học văn hoá cùng huấn luyện chuyên môn. Sau này, phi công được tuyển chủ yếu từ học sinh, rất ít từ sinh viên. Hàng năm đều có các đợt tuyển phi công trong các trường cấp 3. Do số lượng học sinh tăng lớn, nên việc tuyển chọn dễ dàng, người ta chỉ lấy những người có thể chất và trí tuệ tốt nhất. Nhiều học sinh đủ điều kiện nhưng lúc khám tuyển trượt chỉ vì lúc đó có mụn nhọt{{Cần dẫn chứng}}. AE 10:38, ngày 26 tháng 5 năm 2007

Chú thích[sửa mã nguồn]

AE và Tmct có thể đọc bài (dài đến 34 trang) Nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế quốc dân (1961-1965). Báo cáo bổ sung tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III do đồng chí Nguyễn Duy Trinh trình bày, ngày 7-9-1960trong Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1960, t. III, tr. 5-88. Những số liệu nǎm 1960 dùng trong phần nhận định tình hình của báo cáo này đều lấy theo mức ước tính thực hiện kế hoạch nǎm 1960. Về một số vấn đề, vì chưa có số liệu nǎm 1960 cho nên tạm dùng số liệu thống kê nǎm 1959.

Tôi có đưa bài này vào mục "Xem thêm" rồi, đây chỉ là nguồn của một phía nhưng nó là thông tin có thể kiểm chứng được, cần có thêm nguồn khác cho trung lập.Meomeo 05:12, ngày 20 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Sửa đề mục[sửa mã nguồn]

Tôi vừa chỉnh mục lớn "Các chiến dịch đấu tố" thành mục con "Cải cách ruộng đất" và có đưa thêm phần bài chi tiết của Cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào. Về con số người thiệt mạng, bị bắt giam,... cả hai phần đều dùng rất nhiều số liệu không có chú thích. Vậy có nên bỏ phần số liệu này đi không vì nó khác nhau rất xa và sẽ gây tranh cãi lớn nếu không có chú thích thỏa đáng. Rungbachduong (thảo luận) 11:58, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đoạn đó chép nguyên từ ngoài [1], tôi đã hủy. Tmct (thảo luận) 12:13, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chú thích[sửa mã nguồn]

Quá nhiều chú thích nhưng...ko có nguồn203.162.3.146 (thảo luận) 05:19, ngày 12 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Số liệu[sửa mã nguồn]

Bài này lấy cả những số liệu viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam dân chủ cộng hoà giai đoạn 1960-1964 để làm căn cứ cho bình luận. Các số liệu về kinh tế xã hội cũng không đủ cho các lập luận. Nguồn tra cứu của các bên cũng không được dẫn đủ, kể cả những chi tiết xác thực đã được chứng minh: Sai lầm trong cải cách ruộng đất, Vụ nhân văn gia phẩm...

Một số bình luận thiếu căn cứ và không có số liệu chứng minh: Vụ sa thải các sĩ quan có học thức xuất thân từ tầng lớp trên trong thời Pháp thuộc. Trên thực tế. sau này vẫn có nhiều tướng lĩnh xuất thân từ tầng lớp trên thời Pháp thuộc, (thậm chí đã có chức vụ trong lực lượng vũ trang) vẫn tiếp tục công tác và có thành tích lớn trong chiến tranh và sau này đều là tướng lĩnh trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài Đại tướng Võ Nguyên Giáp vớ là giáo viê sử học còn có: Lê Trọng Tấn (xuất thân lính khố đỏ Pháp, đeo đến bốn lon đội), Chu Văn Tấn (xuất thân châu đoàn lính dõng), Hoàng Minh Thảo (xuất thân gia đình tiểu chủ, bản thân là học sinh trường Pháp), Trần Sâm (xuất thân viên chức đường sắt thời Pháp), Lê Ngọc Hiền (xuất thân học sinh thời Pháp), Hoàng Cầm (đã từng đi lính khố xanh cho Pháp), Đồng Sĩ nguyên (xuất thân gia đình trung lưu, học đến bậc năm thứ ba bậc "Thành chung" trường Saint Marie ở Đồng Hới), Trần Độ (xuất thân trong gia đình công chức thời Pháp, cha ông giữ chức thư ký toà thông sứ), Vương Thừa Vũ, Phùng Thế Tài (nguyên là lính Trung Hoa dân quốc), Nguyễn Chánh (làm đến chức cai đội trong hàng ngũ lính khố xanh thời Pháp), Đặng Vũ Hiệp (cựu học sinh Trường Bưởi - nay là Trường Chu Văn An), Cao Văn Khánh (Xuất thân gia đình trí thức ở Huế, tốt nghiệp cử nhân luật tại Pháp, học trường quân sự Thanh niên tiền tuyến của chính phủ Trần Trọng Kim; những người cùng học với ông ở trường này như: Phan Hàm, Võ Quang Hồ, Đào Văn Liêu, Nguyễn Thế Lâm, Cao Pha, Đặng Văn Việt, Đoàn Huyên, về sau đều trở thành tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam), Trần Đại Nghĩa (xuất thân cử nhân toán học tại đại học Paris, kỹ sư cầu đường, kỹ sư vũ khí tại Pháp), Trần Tử Bình (xuất thân từ gia đình theo đạo Thiên chúa), Đỗ Xuân Hợp (tốt nghiệp cao đẳng Y dược Đông dương, bác sĩ, giảng viên của trường này từ năm 1932), Trần Văn Danh (nguyên sinh viên trường Bá nghệ - Sài Gòn), Hoàng Đan, (xuất thân trong một gia đình có truyền thống lâu đời, nhiều thế hệ đỗ đạt ra làm quan), Hoàng Kiện (xuất thân từ lính khố đỏ của Pháp), Y Blok (người Ê đê, xuất thân lính khố xanh, cai ngục trong nhà tù Buôn Ma Thuột trước Cách mạng tháng 8), Vũ Ngọc Nhạ (xuất thân học sinh trường dòng, học tú tài tại Hà Nội), Lê Đức Anh (xuất thân viên chức thời Pháp). Còn cấp tá, cấp uý thì rất nhiều.

Không hiểu tác giả căn cứ vào đâu mà đưa ra nhận định: "Nhiều sĩ quan xuất thân từ thành thị, có kinh nghiệm tác chiến và học vấn tốt đã bị thay thế vì các tiêu chuẩn như thành phần lý lịch và không đủ độ tin tưởng của đảng"?--Sam-2MT 05:38, ngày 15 tháng 7 năm 2009 (UTC)-- Thảo luận