Thảo luận:Chiến tranh nhân dân

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đề nghị xóa bài[sửa mã nguồn]

1. Nhân dân (dân chúng) không có (a) vũ trang; (b) huấn luyện; (c) tác chiến; (d) thông tin quân sự. Hoàn toàn khác với quân đội chính quy. Sử dụng dân chúng cho hoạt động quân sự không phải là hành vi của một vị tướng quang minh lỗi lạc, vì làm như vậy không khác gì dùng dân chúng với mục đích làm pháo hôi, lấy nhân dân làm bia đỡ đạn.
2. Cần phân biệt giữa (a) quân sự và (b) chính trị. Cái mà mà bài này mô tả không phải là chiến lược, chiến thuật, hay kỹ thuật quân sự, mà là thủ đoạn chính trị, tẩy não, kích động dân chúng tham gia hoạt động chiến tranh. Hãy đọc nội dung bài, sẽ thấy chẳng có chiến lược hay chiến thuật gì, mà chỉ là vận động chính trị mà thôi.
3. Việc dẫn chứng các dẫn chứng trong Lịch Sử là không thích đáng, là dẫn chứng lịch sử mang tính lừa dối. Nhà Trần trước quân Nguyên hùng mạnh thì phải rút lui, nhưng họ không có đem dân chúng ra làm bia đỡ đạn. Lưu Bị dẫu được lòng dân, nhưng lúc bị Tào Tháo đánh chạy cũng không lấy dân làm bia đỡ đạn (trận Tân Dã - Trường Bản là Trương Phi đoạn hậu cho nhân dân an toàn rút lui). Trong khi đó, khi quân Pháp trở lại, thì Việt Cộng chạy khỏi Hà Nội và lấy dân chúng làm bia đỡ đạn. Cái gọi là biệt động Sài Gòn cũng là như vậy.
4. Sự kích động này thành công là vì dựa vào tinh thần "yêu nước", chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Dùng "yêu nước" để đều cao sỹ khí là thường dùng, nhưng các vị tướng quang minh lỗi lạc là sẽ không dùng dân chúng làm bia đỡ đạn.
5. Một mặt kích động dân chúng làm bia đỡ đạn. Một mặt khi dân chúng bị quân địch giết chết, thì lấy đó làm "bằng chứng" để tố cáo sự "tàn bạo" "dã man" của phe địch, và quay trở lại kích động lòng "yêu nước" của dân chúng. Đây không phải là quân sự, mà là thủ đoạn chính trị.
6. Tẩy não kiểu như đảng là nhân dân, đảng là dân tộc, yêu nước là yêu đảng, yêu đảng là yêu nước,... là những cách thức chính trị mà cộng sản vẫn dùng. Ngày nay khi chủ nghĩa cộng sản đã trở thành lạc hậu, thì thay vì khoác tấm choàng cách mạng giai cấp tiên tiến nó chuyển sang tấm choàng chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đó chỉ là để tiếp tục duy trì quyền lãnh đạo độc tài của mình mà thôi.
7. "Chiến tranh Nhân Dân" của cộng sản là sự sỉ nhục của giới học thuật quân sự. Dây là bằng vào hệ thống tuyên truyền 1 chiều, kích động chính trị mà thôi, chứ không phải chiến lược chiến thuật hay kỹ thuật quân sự gì. Các vị tướng soái thành danh trên thế giới, bất kể là đông tây kim cổ, đều không có ai làm cái này. Hãy thử đọc các trận chiến của Khổng Minh, Napoleon, Quang Trung,... xem có ai làm như vậy hay không.
103.9.196.17 (thảo luận) 00:33, ngày 2 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Chiến tranh nhân dân không phải là phát minh của riêng VN, và dùng 1 lý luận mới, để giải thích những cuộc chiến cũ, thì chẳng khác gì tuyên truyền và sửa đổi lịch sử, để vận dụng lịch sử theo ý mình. Bài có tầm nhìn hẹp và không trung lập. --72.15.59.162 (thảo luận) 16:29, ngày 1 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Bài này viết bởi một người, một là còn rất ngây thơ về chính trị, ai nói gì cho học gì cũng tin, hay là hai là viết theo giáo khoa để tuyên truyền. Không bách khoa. --72.15.59.162 (thảo luận) 16:32, ngày 1 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Đề xuất: thế thì đổi tên lại thành "Chiến tranh nhân dân (VN)". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:32, ngày 1 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Nên xóa, hay là phải sửa rất nhiều, ít nhất xóa bớt đoạn viết về các chế độ phong kiến, không thể vận dụng 1 lý luận mới để ép vào lịch sử đã qua. Bài này mang văn phong tuyên truyền. Còn có thể xóa nhanh vì lý do quảng cáo nữa. Không bách khoa và các link cũng có vấn đề, có dấu hiệu vặn nguồn và dẫn chứng cũng chỉ 1 phía. Các chú thích như "Trích trong Lời tựa cuốn sách Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương của Neil Shechan, do nhóm nghiên cứu về chiến tranh không quân Trường đại học Cornell biên soạn năm 1972. Lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam." là sách tên gốc là gì, có dịch ra tiếng Việt chưa, trang mấy? . Chú thích "Trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp Cờlốt Guyliêng (Claude Julien) của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 18-5-1972" cũng có vấn đề, bài phỏng vấn này đăng báo nào ? Các chú thích này cần xóa. --72.15.59.162 (thảo luận) 01:59, ngày 2 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Thưa bạn ID, thuật ngữ "phong kiến" cũng là khái niệm ra đời gần đây thôi (thời đó người ta dùng từ triều cương, vương hóa, thiên mệnh... cơ). Theo bạn thì hẳn ta cũng không thể dùng từ này để mô tả LS trước TK 19 được nhỉ, cũng có nghĩa chính bạn cũng đang làm việc mà bạn dùng để chỉ trích tôi! Còn 2 Vd của tôi là trích từ sách LS k/c chống Mỹ tập 6 của Viện LS quân sự VN, được chưa hả bạn?

Nếu bạn có thể bổ sung về các cuộc CTND khác ở các nước khác hoặc các quan điểm của Pháp, Mỹ thì tôi hoan nghênh, vì giới hạn hiểu biết của tôi về vấn đề này chỉ là VN. Nhưng nếu bạn không làm vậy thì tôi nghĩ chắc bạn đang tức giận vì những gì tôi viết hơn là thể hiện tinh thần xây dựngSaruman (thảo luận) 08:55, ngày 2 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Phá hoại của Itolemma[sửa mã nguồn]

Itolemma xóa bỏ đến 30 K [1], chỉ với lí do "không nên dùng giáo trình", một lí do không thể chấp nhận được.--Vô tư lự (thảo luận) 17:24, ngày 11 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Vẫn tiếp tục hồi sửa không thảo luận, chẳng khác gì C/Kirill.--Vô tư lự (thảo luận) 13:57, ngày 13 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Thuật ngữ và học thuyết[sửa mã nguồn]

Chiến tranh nhân dân là học thuyết quân sự của Việt Nam. Trước khi thuật nứ tiếng Việt này ra đời, kể cả Anh, Pháp, Mỹ, Nga cũng không có cái tên nào tương đương. Họ thường gọi đó là chiến tranh du kích. L. Tolstoi có đề cập đến thuật ngữ này nhưng trên khía cạnh văn học. Thời Mao, người Trung Quốc thì có khái niệm "du kích chiến". Mao chỉ có tác phẩm bàn về vai trò của nhân dân trong chiến tranh chứ không nói đến "Chiến tranh nhân dân" như một học thuyết hoàn chỉnh. Những khía cạnh của Chiến tranh nhân dân thì nhièu nơi trên thế giới bàn đến nhưng mỗi anh một góc cạnh khác nhau. Người Việt Nam lần đầu tiên hoàn chỉnh học thuyết này. Vậy thì có gì mà bảo là tầm nhìn hẹp ? Tháo biển "tầm nhìn hẹp" đi thôi, chướng lắm. --Двина-C75MT 18:00, ngày 1 tháng 7 năm 2012 (UTC)--[trả lời]

T/v Saruman từng có trích quyển Không phải huyền thoại của Hữu Mai trong một số bài khác mà. Tôi nhớ không nhầm cuối quyển đó có phần bàn về Chiến tranh nhân dân, Saruman nên dùng phần đó để hoàn chỉnh bài.--Tiêu xả Stress 16:19, ngày 5 tháng 8 năm 2012 (UTC)[trả lời]