Thảo luận:Chiếu thoái vị của Bảo Đại

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thời hiệu của văn bản[sửa mã nguồn]

Lễ thoái vị của Bảo Đại là chiều ngày 30 - 8 - 1945, không phải ngày 25 - 8. --Duyphuong (thảo luận) 09:13, ngày 20 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đúng vậy. Bảo Đại ban chiếu thoái vị (công bố nội dung) ngày 25-8 và đọc nó trước đồng bào vào Lễ thoái vị ngày 30-8. Tuanminh01 (thảo luận) 09:16, ngày 20 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Thời hiệu của văn bản pháp quy là thời hiệu của ngày ký ban hành, nếu như không có quy định khác. --Двина-C75MT 07:43, ngày 2 tháng 9 năm 2016 (UTC)--[trả lời]

"Tuyên ngôn", "tuyên bố" hay :Chiếu"[sửa mã nguồn]

1- Tuyên ngôn: là lời phát biểu nhân danh một tổ chức (nhà nước, tổ chức chính trị xã hội). Tuyên ngôn có tính chất như một cương lĩnh chính trị của một nhà nước, một tổ chức (xem Từ điển bách Khoa Việt Nam (tập 4, T-Z) NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 2005. trang 689). Xét theo nghĩa này, phát biểu thoái vị của Bảo Đại mang tính chất cá nhân, thể hiện sự thoái vị của một cá nhân khỏi chức vụ nhà nước, không phải là một tuyên ngôn. Các nhà nước phong kiến không có tên gọi văn bản nfy trong danh mục các văn bản.
2- Tuyên bố: là lời phát biểu có tính chính thức, trịnh trọng của một chính phủ, một đảng phái, một tổ chức một hội nghị về những nguyên lý, nguyên tắc ay về một sự việc trọng đại nào đó (xem Từ điển bách Khoa Việt Nam (tập 4, T-Z) NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 2005. trang 688). Lời phát biểu của Bảo Đại mang tính chất cá nhân, đại diện cho cá nhân, không phải là tuyên bố. Các nhà nước phong kiến không có tên gọi văn bản này trong danh mục các văn bản của nó.
3- Chiếu (Chiếu, chế, biểu): là văn bản trao đổi giữa nhà vua với thần dân được quy phạm hóa, dùng trong các triều đình phong kiến.(xem Từ điển bách Khoa Việt Nam (tập 1, A-Đ) NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 1995. trang 470). Xét theo nghĩa này, lời phát biểu thoái vị của Bảo Đại là "chiếu".
4- Xét phong cách hành văn của Bảo Đại trong lời phát biểu về sự thoái vị của mình, đó là cách hành văn kiểu "chiếu" từ nội dung đến thể thức. Xét về thời gian lịch sử, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức tồn tại từ ngày 2-9-1945. Với sự thoái vị của Bảo Đại diễn ra ngày 25-8-1945, Vương quốc An Nam chấm dứt sự tồn tại sau khi lời phát biểu thoái vị của Bảo Đại có hiệu lực.
Vì vậy. tên gọi của văn bản này là "Chiếu", không phải "tuyên ngôn", không phải "Tuyên bố". Vì vậy, tôi đổi tên chính thức của mục từ này thành Chiếu thoái vị của Bảo Đại --Двина-C75MT 07:39, ngày 2 tháng 9 năm 2016 (UTC)--[trả lời]