Thảo luận:Chi Quao núi

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Nguyễn Thanh Quang trong đề tài Untitled
Dự án Bộ Hoa môi
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bộ Hoa môi, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bộ Hoa môi. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

Stereospermum annamense một số tài liệu gọi là quao (núi) Trung (Bộ), tôi thấy hợp lý vì có annamense, còn quao núi là S. colais. Ngoài ra quao còn là tên của chi Dolichandrone cùng họ Bignoniaceae, vậy bài này nên thêm hậu tố để phân biệt. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 12:22, ngày 29 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dolichandrone đa phần là các loài ưa ẩm, thích sống ở vùng gần sông nước, kênh rạch. Tên gọi quao nước cho chúng có lẽ chính xác hơn.203.160.1.59 (thảo luận) 13:16, ngày 29 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quao nước là D. spathacea. Vấn đề là tên gọi từ các tài liệu tổng hợp lại là gì, chúng ta hạn chế đặt tên mới. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 13:26, ngày 29 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tại Việt Nam chỉ có 1 loài (D. spathacea) này thì phải, D. reedii (reedei) là từ đồng nghĩa của nó. Tên gọi quao nước là phổ biến cho loài này vậy tại sao không gọi chi đó là chi Quao nước. Bạn sẽ còn gặp rắc rối này với nhiều chi khác của các họ khác, do tên gọi thông thường bằng một ngôn ngữ thì luôn luôn ít hơn số loài sinh vật trên thế giới này. Điều cần tránh chính là không nên sử dụng một tên gọi nào đó cho quá 1 chi (tất nhiên trừ trường hợp chúng không còn tên gọi nào thay thế), dễ gây nhầm lẫn, khi có thể có tên gọi thứ hai tương đương. 203.160.1.59 (thảo luận) 13:40, ngày 29 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Sao chỉ có một loài nhỉ, tôi xem tài liệu thấy ở VN có thêm D. columnaris: quao cột, D. serrulata/ serrulatum: quao lá răng (ở Cúc Phương chẳng hạn). Tên dân gian hiển nhiên quá ít so với số loài thực tế, nên nếu trùng và không còn tên khác thì phải dùng trang định hướng. Và như việc định hướng các địa danh trên WP này là phổ biến, vì thực tế có tên được dùng cho rất nhiều địa danh; như trong trường hợp tên sinh vật thì ta đã có cỏ ba lá chẳng hạn. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:23, ngày 29 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời