Thảo luận:Danh sách người Việt được giải thưởng Hellman – Hammett

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi DanGong trong đề tài Độ nổi bật

Độ nổi bật[sửa mã nguồn]

Giải thưởng này có nổi tiếng lắm không? Có cần riêng một bài chỉ để nói về những người Việt được giải này?--Paris (thảo luận) 20:03, ngày 19 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn Paris vào cho ý kiến. Đặc biệt là bạn rất tế nhị, nhiều bạn treo lên bảng DNB mà không vào thảo luận. Mình thấy nó xứng đáng để đứng riêng. Bởi vì nó liên quan đến một vấn đề quan trọng, tự do ngôn luận và vấn đề nhân quyền nói chung. Những người Việt được giải thưởng cũng không phải là những người vô danh, đã có những bài riêng về họ trên Wiki tiếng Việt. Tổ chức phát giải cũng là một tổ chức nhân quyền lớn nhất nhì bên cạnh Amnesty International. Nhà soạn kịch Lillian Hellman mà để lại tài sản tạo nên giải này cũng là một nhân vật đặc biệt, đã thấu hiểu hoàn cảnh những nhà bất đồng ý kiến, khi chính bà cũng bị tra hỏi, chụp mũ trong phông trào chống Cộng tại Hoa Kỳ vào thập niên 1950, vì đã từng là đảng viên đảng Cộng sản. DanGong (thảo luận) 09:00, ngày 20 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Chào DanGong. Thú thật là những lý do bạn đã nêu vẫn chưa thuyết phục được tôi. Vấn đề nhân quyền rất quan trọng, tổ chức phát giải nổi tiếng, các nhân vật liên quan nổi bật... nhưng một bài riêng chỉ để liệt kê những người Việt được trao giải này thì chưa chắc nổi bật. Tôi e rằng khi bạn phát triển thêm thì cũng khó có những thông tin quan trọng liên quan trực tiếp. Những gì trong bài hiện này không nhiều mối liện hệ lắm hoặc nên nằm ở bài khác. Gần như toàn bộ phần mở đầu là nói về giải thưởng. Trong những mục giải thưởng theo năm, ngoài danh sách, thông tin về giải thưởng với người Việt không nhiều. Nhưng chủ đề này tôi vốn không quan tâm nên không biết nhiều. Chắc phải đợi ý kiến của những thành viên khác thì mới chính xác hơn.
P/S: Việc thảo luận để đi đến đồng thuận là cách làm việc ở Wikipedia mà, đâu có gì để gọi là tế nhị. Chỉ là vì các thành viên quen thuộc thường có thói quen bỏ qua vài bước để làm mọi thứ thật nhanh. Tôi cũng thường như thế.--Paris (thảo luận) 18:35, ngày 20 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Chuyện gì cũng từ từ bạn à. Phải có chút tối thiểu văn hóa trong cách đối xử. Bạn nào có bạn gái thì sẽ hiểu. không thể làm nhanh cho qua chuyện được. Vấn đề ở đây không chỉ nhân quyền trừu tượng. Cụ thể là về vấn đề bảo vệ tự do ngôn luận cho người dân mà muốn đóng góp tiếng nói vào vận mạng của đất nước. Đưa ra theo từng năm, xào đi xào lại có thể rất chán, nhưng nó cho thấy số phận của những người bị liên lụy và cho thấy sự phát triển tốt xấu của hai phía, người dân và chính quyền. Mình rất quan tâm ý kiến các bạn khác. DanGong (thảo luận) 19:25, ngày 20 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời