Thảo luận:Lê Văn Thiêm

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Minh.sweden trong đề tài Untitled

Untitled[sửa mã nguồn]

"Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học ở Đức năm 1944 về giải tích phức, Luận án Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp năm 1948 và cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại Đại học Tổng hợp Zurich, Thụy Sĩ vào năm 1949".

Các thông tin này cần được dẫn nguồn. Chẳng hạn nguồn tài liệu ở đây, http://www.math.hcmuns.edu.vn/images/stories/Ve_Giao_Su_Pham_Tinh_Quat_final.pdf lại nói rằng khoảng 1946-1947 ông rời Zurich trở về Việt Nam, như vậy mâu thuẫn với việc ông hoàn thành Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp năm 1948, và hơn nữa việc thành Giáo sư tại Zurich chỉ vài năm sau khi tốt nghiệp PhD năm 1944 là khá đặc biệt.thảo luận quên ký tên này là của Hatucdao (thảo luận • đóng góp) vào lúc 14:04 UTC 7 tháng 2 năm 2010.

Phải là các năm 1945, 1949. Thông tin đó được trích dẫn từ luận văn tiến sĩ (PhD) và tiến sĩ nhà nước (tương đương habilitation) của ông ấy còn lưu ở các thư viện ở Pháp và Đức. Minh.sweden (thảo luận) 05:50, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Lấy bằng tiến sĩ tại Đức Quốc Xã giữa Thế chiến?[sửa mã nguồn]

Theo bài thì ông Thiêm bảo vệ luận án tiến sĩ ở Đại học Göttingen ở Đức ngày 4 tháng 4 năm 1945. Lúc này Đức đang dưới chế độ Đức Quốc xã, đến ngày 8 tháng 4 thì quân Đồng Minh mới đến đó. Không rõ ông Thiêm, một người Cộng sản (hay thân Cộng) từ một nước thuộc địa của Pháp, vốn đang bị Đức chiếm đóng, làm sao vào học được trường này (năm 1933 Đức Quốc xã đã khai trừ hết tất cả những giáo sư không phải là người "Arya" ra khỏi các trường đại học). Đáng nói là sau khi tất cả những giáo sư tên tuổi của Đại học này đã bị khai trừ hay lẫn trốn, David Hilbert từng tuyên bố rằng "Ở Göttingen nay không còn toán học nữa." NHD (thảo luận) 00:34, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bạn xem kĩ ngày tháng trong bằng của ông ấy ở đây [1], bảo vệ năm 1945 nhưng một năm sau (có lẽ gián đoạn vì chiến tranh) mới được trao bằng. Các trường đại học ở Đức độc lập với nhà nước mặc dù họ chịu nhiều sức ép. Những sinh viên ngoại quốc thực tế vẫn được các trường đại học che giấu và bảo vệ. Ông Thiêm hồi đó quan điểm thân Việt Minh, nhưng ở Đức ông ấy không có hoạt động chính trị gì để người ta chú ý cả. Các ông như Lê Văn Thiêm là nhà khoa học chứ không phải là nhà chính trị. Minh.sweden (thảo luận) 05:38, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời