Thảo luận:Lương Đắc Bằng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cần thêm phần mở đầu 14 sách trị bình:[sửa mã nguồn]

Mở đầu Trị bình thập tứ sách 治平十四冊, Lương Đắc Bằng chỉ rõ “Thánh quân ngày xưa không cho thiên hạ thịnh trị mà quên lòng răn ngừa; hiền thần ngày xưa không thấy vui thành công mà quên lòng can gián. Vì thế thời Ngu Thuấn đã thịnh trị mà Bá Ích vẫn can vua: “Chớ ham nhàn rỗi, chớ đắm vui chơi, không trễ không lười, để công việc quốc gia bê trễ”. Đế Thuấn nghe lời mà ngăn ngừa những việc đáng răn, do đó đã trở thành bậc thánh lớn. Đời Văn Hán Đế (179-163 tCn) dân đã giàu có đông đúc rồi mà Giả Nghị vẫn dâng kế sách nói rằng đất nước đang ở trong tình trạng “để lửa gần củi” Văn Đế nghe lời can này mà lo nghĩ việc đáng lo, do đó nên bậc vua hiền”.

Lương Đắc Bằng chỉ rõ tình hình đất nước từ khi vua lên ngôi: “Khí hòa thuận chưa điều tiết, việc binh đao chưa dẹp yên, triều cương chưa cất nhấc, quân chính chưa sửa sang, tai dị thường xuất hiện, đạo trời chưa được thuận, đạo đất chưa được yên, kẻ gian phi lén phát, bọn nghịch tặc manh lòng, lòng người chưa yên ổn...”.

Từ tình hình thực tế của đất nước, của bản triều, Lương Đắc Bằng đã dâng lên vua 14 kế sách như đã dẫn.

Về năm mất của cụ Bảng nhãn:[sửa mã nguồn]

Đại Việt sử ký viết cụ mất năm Bính Tuất, 1526 đời Lê Cung Hoàng vào dịp Trần Cao đã kéo quân uy hiếp kinh thành.

Căn cứ vào đâu bài viết ghi năm 1522?

222.252.141.225 (thảo luận) 11:19, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Về chuyện viết Lịch sử ở nước ta hiện nay[sửa mã nguồn]

Có 1 nhóm người người chuyên đi viết bài đề cao N B Khiêm, N Trãi, dùng các sách được coi là truyền thuyết, chuyện linh tinh trong dân gian, vô giá trị về mặt sử học như Nam hải dị nhân của P K Bính; hoặc Tang thương ngẫu lục của P Đình Hổ.

Điều này là ko đúng.Khoailangvietnam (thảo luận) 16:32, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]