Thảo luận:Lịch sử mật mã học

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tiêu bản: Bằng sáng chế của Mỹ[sửa mã nguồn]

Trong bài có tiêu bản {{US patent|6,175,625 }} và khi người dùng bấm chuột vào, nó dẫn người dùng đến trang Bằng sáng chế số 6,175,625. Tôi không biết cách làm thế nào. Có ai giúp tôi được không? Nó ở trong hình

SIGABA được miêu tả trong Bằng sáng chế của Mỹ 6,175,625, đệ trình năm 1944 song mãi đến năm 2001 mới được phát hành.

. Cảm ơn trước.--Hai Dang Quang 12:44, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Xong. Tôi vừa chép nội dung từ "Template:US patent" của en.wiki vào bài "Tiêu bản:Bằng sáng chế của Mỹ". Tmct 13:24, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

brute force attack[sửa mã nguồn]

Tôi có xem phần dịch từ này ở nhiều nơi

  • Tấn công " vét cạn " dựa trên việc duyệt mọi khả năng của khoá ( brute - force attack )
  • tấn công bạo lực
  • tấn công kiểu thử và sai
  • tấn công kiểu duyệt toàn bộ (trong bài Mật mã học)
  • tấn công kiểu duyệt thô
  • tấn công kiểu duyệt
  • thô thiển nhất là brute force (kiểm tra tất cả các trư ng hợp) ...

Nhưng cá nhân tôi vẫn thấy

  • tấn công bạo lực
  • tấn công dùng bạo lực

là cái đúng nhất vì nó đúng nghĩa với chữ Anh. Nếu người xem muốn biết thêm thì họ chỉ cần bấm vào bài, sẽ biết nội dung của nó là gì, thay vi giảng nghĩa trong từ dịch.

Đấy là suy nghĩ của tôi. Có ai có ý kiến khác không?--Hai Dang Quang 17:32, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Trong lĩnh vực máy tính thì brute-force attack là phương pháp mà tất cả các giá trị, các khả năng, các trường hợp... đều được kiểm tra, cho đến khi tìm được lời giải. Do đó, tôi thấy từ "vét cạn" có thể dùng để dịch nghĩa này. Mekong Bluesman 17:52, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi muốn nói thêm là tôi cũng không muốn dịch attack thành "tấn công" trong trường hợp này, vì "tấn công" không thích hợp với context của tin học. Theo tôi brute-force attack nên được dịch thành "giải pháp vét cạn" hay "phương pháp vét cạn" (và viết brute-force attack giữa 2 ngoặc bên cạnh) vì "giải/phương pháp" thích hợp hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp brute force attack vào một mạng máy tính hay một mạng thông tin thì attack có đúng nghĩa của "tấn công".
Mekong Bluesman 16:58, ngày 1 tháng 8 năm 2006 (UTC)[trả lời]
en:Brute force được dùng trong toán học và tin học để nói đến các lời giải tính thử tất cả các trường hợp, thay vì dùng lập luận tổng quát. Có thể chữ "thử tất cả" ("try all") là thích hợp cho nó. Xem thêm Thảo luận:Mật mã học.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 18:48, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Vét cạn chính là thuật ngữ "thường dân" của bà con lập trình dành cho "brute force". Nó rất rất thông dụng, nhưng tôi lại hầu như chỉ thấy nó được dùng theo kiểu bình dân thôi. Còn sách vở thì hay dùng từ duyệt toàn bộ hơn. Còn tấn công bạo lực thì nghe kỳ quá, đa số bà con lập trình ở VN chắc chả ai hiểu gì, mặc dù "vét cạn" gần như là thuật toán đầu tiên mà họ biết. Chính tôi khi đọc thấy tấn công bạo lực (cách dịch đầu tiên trong bài Mật mã học) đã phải dịch word-by-word ngược trở lại tiếng Anh thì mới hiểu đó là cái gì. Tmct 19:38, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Gió đưa cành trúc la đà (ngà ngà)
"Vợ trời chuông đánh canh gà hóc xương"
Mịt mù khói tỏa ngàn sương (vấn vương)
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
(Dương Khuê)
Vừa nâng chén đã ngà ngà
Trăng đêm thanh vắng, thịt gà mút xương
Ngất ngây non nước ngẫm thương
Lấy đùi gà chấm với tương thơm lừng
(hé hé)

Hình như không ai sợ vấn đề "Tam sao thất bản" thì phải. Phải chăng có một người Anh nhờ một người Việt dịch thử một bài từ tiếng Việt sang tiếng Anh, mà cả hai người đều cùng không biết nguyên bài đã được dịch từ Anh sang Việt, hay do người Việt viết, giả sử lấy chính bản thân tôi với một người Anh ngồi bên cạnh, chắc tôi sẽ dịch:

  • Tấn công Vét cạn = "Attacks by scrapping to the bottom"
  • tấn công kiểu thử và sai = "attacks using/in the style of trial and error"
  • tấn công kiểu duyệt toàn bộ = "attacks using/in the style of testing for all possibilities"
  • tấn công kiểu duyệt thô = "Attacks using/in the style of rough testing"
  • tấn công kiểu duyệt = "Attacks using tests"

và chỉ có một trường hợp

  • tấn công bạo lực = forceful attacks
  • tấn công dùng bạo lực = attacks using force / brute force attacks

như vậy 2 câu cuối là 2 câu đạt được 80/90% độ chính xác của bản dịch. Đấy là chưa nói đến các văn cảnh của từ "brute force"

  • Brute force algorithm = EXACT STRING MATCHING ALGORITHMS Animation in Java, Brute force algorithm.
  • “brute force and ignorance”
  • ‘Brute force’ card thieves attack - MSNBC.com
  • Brute Force: Animal Police and the Challenge of Cruelty
  • Brute Force (1947) - the movie
  • they obtained by using brute force.
  • Brute Force is a contoversial book by historian John Ellis which proposes that the Allied forces won World War II not by the skill of their leaders but by brute force.

en.wikipedia.org/wiki/Brute_Force_(book) --Hai Dang Quang 20:37, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]


Hay nhỉ? Quan niệm của bạn về dịch thuật như thế nào? Người nào muốn dịch Việt-Anh thì

  1. phải hiểu khái niệm tiếng Việt của thứ mình định dịch. "vét cạn" chẳng hạn.
  2. phải biết khái niệm tương ứng trong tiếng Anh. Trong trường hợp này sẽ là khái niệm "brute force"
  3. rồi map hai khái niệm với nhau, tạo thành cặp "vét cạn" - "brute force".

(Dịch Anh-Việt cũng như vậy. Từ điển tốt phải được xây dựng theo kiểu này chứ không phải cứ dịch từng từ mà không quan tâm ngữ cảnh và chuyên ngành).

Xu hướng dịch kiểu *Tấn công Vét cạn = "Attacks by scrapping to the bottom" chỉ có thể xảy ra khi người dịch không biết khái niệm "vét cạn" chuyên ngành trong tiếng Việt. Trừ khi có từ điển chuyên ngành đáng tin cậy, còn thì tôi không bao giờ dịch một khái niệm mà tôi không biết khái niệm tương ứng của nó trong ngôn ngữ kia.

Tmct 20:47, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ngoài ra, cùng một từ "brute force" không thể lúc nào cũng dịch giống nhau, tùy theo ngữ cảnh là đời thường hay tin học hay quân sự chứ. Dịch mà đơn giản thế này thì chúng ta dùng chương trình dịch tự động Anh-Việt cho rồi, kết quả sẽ thú vị lắm đấy. Tôi nhắc lại vậy "Vợ trời đánh một hồi chuông, canh gà húp vội hóc xương gà mấy lần." đấy chính là kiểu dịch theo từ điển mà không quan tâm ngữ cảnh. Tmct 20:54, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]


Tôi đã giải quyết vấn đề này bằng cách thêm cả "tục ngữ" của tiếng Việt vào trong bài, bên cạnh phần dịch và tiếng Anh. Còn về bài thơ vịnh của bạn thì xin được ngẫu hứng mấy câu:

Vợ trời đánh một hồi chuông
Chồng ngồi gác cả chân ông lên bàn
Cau mày bà vợ ngoắt sang
Xương gà ông phải ném ngang mặt bà
"Từ rày chớ mở miệng ra"
"Ông nghe lần nữa thì bà biết thân"
"Sinh ra làm gái thế trần"
"Chớ lên mặt, chớ liều thân nói quàng"
"Dưới trên tôn trọng mới ngoan"
"Gái lăng loàn có ai tham bao giờ"
Vợ nghe mặt tái giả vờ
"Ấy tôi muốn bảo bữa trưa đến rồi"
"Mời ông sang dự, thế thôi"
"Chứ tôi nào dám định ngồi lưng ông"
"Xin ông quân tử đoái trông"
"Từ rày chẳng dám cánh lông vẫy vùng"

... --Hai Dang Quang 22:40, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]


Câu "Vợ trời đánh một hồi chuông, canh gà húp vội hóc xương gà mấy lần" không phải thơ vịnh mà là một tác phẩm dịch thuật của ai đó từ nguyên bản "Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương" (hy vọng câu này thì bạn biết).
Rất tiếc bài thơ trên của bạn không liên quan đến chủ đề thảo luận. Hy vọng sẽ không phải dùng nội dung bài thơ đó để đánh giá về bạn. Tmct 22:53, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng vừa tình cờ gặp cái mà bạn gọi là "tục ngữ" trong danh sách thuật ngữ của VDC. Tôi còn đang chưa muốn dùng cái "tục ngữ" đó, nhưng từ nay thì khẳng định là dùng chính thức được luôn. Tmct 22:58, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

One-time pad[sửa mã nguồn]

Ở đây, "one-time pad" không thể dịch là "tập giấy nhất thời" được. Theo định nghĩa từ en.wikipedia:

the one-time pad (OTP) is an encryption algorithm where the plaintext is combined with a random key or "pad" that is as long as the plaintext and used only once

Tại một số bài trong phần mật mã học tôi tạm dịch là "mật mã sử dụng một lần". Tôi thấy cũng chưa ổn lắm. Có lẽ là "mật mã khóa sử dụng một lần" thì rõ nghĩa hơn. Sanga 01:06, ngày 1 tháng 8 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo cuốn sách The Code Book của tác giả Simon Singh, bản dịch tiếng Việt có tựa là Mật mã-Từ cổ điển đến Lượng tử thì One-Time Pad có nghĩa là mật mã sổ tay dùng một lần. Cụ thể hơn, mật mã này dùng một sổ tay dày hàng trăm trang, với các trang có các ký tự ngẫu nhiên hoàn toàn làm sổ mã. Mỗi khi mã hóa một bức thư nào, họ(người tạo mã) sẽ lấy một số lượng chữ cái = số ký tự của văn bản cần gửi làm khóa mã cho mật mã hình vuông Vigenère. Việc này khiến loại mật mã này được coi là Le chiffre indéchiffrable-mật mã không thể phá nổi, tên này trước kia thuộc về mật mã hình vuông Vigenère, vì nó tránh được tất cả mọi yếu điểm của các loại mật mã: số lượng khóa mã rất lớn, không bị quay vòng khóa mã như mật mã Vigenère gốc=>phép thử Kasiski vô hiệu, đồng thời không thể phân tích tần xuất như mật mã sơ cấp, và vì sự ngẫu nhiên hoàn toàn của khóa mã, nên không thể phân biệt được bức thư thật với hàng trăm bức thư giả khác. Tuy vô địch về mặt bảo mật, nhưng mật mã này quá đắt(chi phí cao), vì khó có thể tạo ra được số lượng lớn khóa mã ngẫu nhiên hoàn toàn, nên cũng ít được dùng, chỉ có một số thông tin liên lạc siêu quan trọng mới sử dụng mà thôi.Ad123 (thảo luận) 15:17, ngày 1 tháng 8 năm 2009 (UTC)Ad123.[trả lời]