Thảo luận:Mạc Cửu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này lạc đề. Avia (thảo luận) 07:01, 3 tháng 11 2006 (UTC)

Sao lại lạc đề? 80.47.171.20 04:55, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đó là cho một bài cũ (đã bị xóa). Bài này, nếu không được viết thêm, cũng sẽ bị xóa. Mekong Bluesman 05:16, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Khách quan[sửa mã nguồn]

Tôi muốn bỏ câu "Thật ra đây là những vùng đất hoang, không người Khmer nào sinh sống tại đây vì sình lầy và lụt lội quanh năm." Câu này theo tôi rất mang tính chủ quan và "hiện đại". Thế nào là không có người Khmer sinh sống? Nói như vậy có thể áp dụng với toàn bộ vùng Nam Bộ không? Lưu ý là theo thống kê của người Pháp, khi Pháp thiết lập chế độ bảo hộ trên Chân Lạp 1863, dân số Chân Lạp ước tính chỉ chưa đầy một triệu người, có thể còn thấp hơn, khoảng hơn nửa triệu người, tức là rất thấp, và thưa thớt theo "chuẩn" của người Việt, nhưng không có nghĩa là đất hoang, ta đến cắm dùi chiếm đất ở đâu thì đó là của ta. Theo tôi hiểu thì trong các sách sử của nhà Nguyễn và quyển Việt Nam sử lược, của ông Trần Trọng Kim, khi nhà Nguyễn thiết lập chế độ bảo hộ Cao Miên, thì người Khmer nổi dậy chống lại rất quyết liệt, đặc biệt là vùng Kampot được nhắc đến rất nhiều như một hang ổ quân nổi loạn, và cuối cùng nhà Nguyễn phải rút quân về. Như vậy để thấy đó không phải là đất hoang, và thực tế lịch sử là người Việt không bám trụ thành công ở đó như ở các tỉnh Nam bộ khác. Nếu không có ai có lập luận khác, tôi sẽ xóa câu này ở bài Mạc Cửu và ở bài Phú Quốc. Rotceh 18:08, ngày 23 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Rotceh đưa ra nhận xét chính xác về tính chất chủ quan của câu "vùng đất hoang, không người Khmer nào sinh sống ...", nhưng "...lụt lội quanh năm" thì chắc đúng vì ngay cả trong thập niên 1950 tại Sài Gòn thì sự lụt lội vẫn thường xảy ra -- đây là đồng băng của một con sông rất lớn mà tôi được mang tên. Mekong Bluesman 22:09, ngày 23 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]