Thảo luận:Nhất nguyên

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tư tưởng Ấn Độ có tính nhất nguyên (moniste) và huyền nhiệm (mystique) còn tư tưởng phương Tây có tính lưỡng nguyên (dualiste) và duy lý (rationaliste).

Tôi chuyển câu trên từ trong bài ra. Đề nghị cho biết nguồn dẫn chứng. Vì tôi hiểu thì tư tưởng phương Tây có cả nhất nguyên lẫn nhị nguyên, cũng không phải hoàn toàn duy lý.Tmct 08:05, 19 tháng 10 2006 (UTC)

Ý bạn là như thế nào ? Bạn có phản đối ý : tư tưởng phương Tây có tính lưỡng nguyên (nhị nguyên) và duy lý không ? Thiết tưởng "nhị nguyên" và "duy lý" trong triết học phương Tây là một điều quá rõ ràng rồi. Có cần dẫn chứng về ý này không ? Còn nó có "nhất nguyên không và có hoàn toàn duy lý không" thì tôi không (chưa) quan tâm (vì tôi có cho ý đó vào bài đâu). Cũng như việc có một người bảo : con người có 2 mắt, còn người khác thì không chấp nhận điều đó và bảo: theo tôi biết, không chỉ có 2 mắt mà còn có người chỉ có 1 mắt và 3 mắt nữa cơ. Casablanca1911 15:14, 19 tháng 10 2006 (UTC)
Từ lâu, chúng ta đã có tiêu bản {{cần chú thích}} để gắn cho những thông tin bị nghi ngờ về tính xác thực như bài này ở bên enwiki và sẽ được gỡ bỏ nếu như thảo luận xong hoặc đã được cung cấp nguồn dẫn. Thông tin đã bị chuyển sang trang thảo luận rồi, nếu không có ý kiến gì thêm, đề nghị bạn trả lại vị trí cũ cho nó. Casablanca1911 07:05, 21 tháng 10 2006 (UTC)

Xin lỗi là 2 năm tôi mới quay lại thảo luận này. Tôi xóa "còn tư tưởng phương Tây có tính lưỡng nguyên (dualiste) và duy lý (rationaliste)" vì câu đó sai. Phương Tây có nhiều luồng tư tưởng, có những luồng không nhị nguyên, ví dụ là tư tưởng của một loạt các bác Hy Lạp (xem en:Monism#Ancient philosophers), và có những luồng không duy lý, ví dụ Thần học thiên chúa giáo. Tmct (thảo luận) 22:04, ngày 25 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]