Thảo luận:Nhị thập bát tú

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Tiểu Bạch trong đề tài Vài thông tin không chính xác

Bạn nào rành cái này cho mình hỏi: Nhị thập bát tú là 28 chòm sao hay vì sao. 58.186.29.70 (thảo luận) 15:34, ngày 23 tháng 8 năm 2008 (UTC) Andy Liang.Trả lời

Sẵn tiện cho mình hỏi có ai biêt về 108 sao trong truyện Thủy Hử (cũng như con số 108 (yi.ling.ba) trong văn hóa Trung Quốc không. Cảm ơn nhiều!!!

Vài thông tin không chính xác[sửa mã nguồn]

"Lạc" trong "Đê thổ lạc" không phải là "lạc đà", mà là con lửng, chữ Hán viết là 貉.

"Giải" trong "Đẩu mộc giải" cũng không phải là cua, mà là giải trãi, tên một loài thú có sừng trong truyền thuyết, chữ Hán viết là 獬.

"Hãn" trong "Tỉnh mộc hãn (ngạn)" là một loài nai lưng gù, viết là 犴.

"Dữ"貐 trong "Bích thủy dữ" cũng không phải con cừu, mà là một loài thú trong truyền thuyết.

Tiểu Bạch (thảo luận) 15:05, ngày 4 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nếu chữ Trãi 豸 đứng liền sau chữ giải, thành danh từ giải trãi. Giải trãi tên một loài thú rừng, hình dáng hoặc giống trâu rừng, hoặc giống hươu núi, nhưng chỉ có một sừng thẳng ở giữa trán. Đời cổ, dùng loài thú này để húc đánh những người có tính gian tà, nham hiểm, không ngay thẳng. Vì loài thú ấy có đặc tính biết phân biệt người tà, người chính, nên người đời Hán đặt tên cái mũ các quan giữ việc xét đoán hình ngục, gọi là mũ giải trãi để tượng trưng cho sự thẳng thắn (Xem Từ hải, tr.1234, 1265 và Từ nguyên, dậu tập, tr.12,78)

Tên của “Lạc Long Quân” 貉龍君 bị đọc sai ở chữ 貉, đó là con chim hạc (hạc (hạ các thiết 下各切)) chứ không phải con lửng, vì người ta thời đó ai biết con lửng là con chi chi.

Thậm chí các sách bói toán của ta dựa vào các sách Nôm thế-kỷ 19 hay truyền-khẩu cũng đều âm 28 Tú thứ 3 là đê-thổ-lạc thay vì đê-thổ-hạc. Tại sao lại có sự nhầm lẫn hệ-thống (Systematic error) này?

Hãn là một trong 9 con của rồng, sao lại là nai lưng gù được? 7. Bệ Ngạn (Bệ hãn), còn gọi là Hiến chương, bệ lao: như con hổ, thích nghe phán xử, phân định. Vì thế Bệ Ngạn được tạc ở công đường, nhà ngục, trên các tấm biển công đường ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

Dữ là á dữ, một ác thú trong truyền thuyết