Thảo luận:O du kích nhỏ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Grenouille vert trong đề tài Máy bay

Hình hiện nay mờ quá. Hình này tốt hơn.--123.27.188.46 (thảo luận) 14:48, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vì ảnh chỉ là fair use nên tôi cố tình chọn hình mờ, chất lượng thấp đấy chứ. GV (thảo luận) 14:50, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Làm gì kinh thế. Đầy hình fair use khác rõ hơn nhiều, thậm chí có cả hình vector. Fair use giúp người ta nhìn thấy cái hình, mờ đến mức không nhìn thấy còn ra gì nữa.--123.27.188.46 (thảo luận) 14:54, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Máy bay[sửa mã nguồn]

Nội dung bài ám chỉ (nhưng không nói thẳng) Robinson là phi công của phi cơ F4 Phantom nhưng không đưa dẫn chứng nào. Theo thông tin tôi tìm thấy thì ông chỉ là một nhân viên trong chiếc máy bay trực thăng HH43 Huskie đang giải cứu một chiếc máy bay F-105D bị bắn hạ. NHD (thảo luận) 10:03, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Các bài viết tiếng Việt đều có thể truy cập được, Dụng có thể vào đọc để thấy là Robinson được mặc định là người phi công duy nhất đã nhảy dù từ chiếc F4 bị bắn rụng, thông tin này khác biệt so với cách kể của các bài do Dụng đưa (Robinson bị bắt cùng cả đội bay của chiếc HH43), theo tôi thì Dụng có thể thêm thông tin này vào để độc giả có sự so sánh. GV (thảo luận) 10:14, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

“Lúc ấy tôi mới vào dân quân, còn chưa thạo súng đạn nên hoàn toàn có thể bị viên phi công Mỹ bắn hạ. Thế nhưng, William Andrew Robinson đã không ra tay. Sau này gặp lại Robinson, tôi mới biết rằng lúc đó, ông không bóp cò vì nhìn thấy tôi, ông nhớ đến đứa em gái nhỏ ở quê nhà” - bà Lai hồi tưởng. Một khoảnh khắc chần chừ, lựa chọn của viên phi công đã làm thay đổi cả hai cuộc đời. “Nếu lúc ấy Robinson bắn trả, tôi đã không còn sống đến hôm nay và có thể ngay sau đó, ông cũng bị quân ta tiêu diệt” - bà Lai nhìn nhận “Lúc gặp tôi, câu đầu tiên ông ấy nói là: “Cô vẫn chẳng lớn được bao nhiêu”! Thật ra, lúc đó tôi đã nặng 43 kg nhưng ông ấy đã tăng lên 150 kg” - bà Lai cười, kể lại. Cuộc trùng phùng trong thời bình giữa 2 người đã từng đứng ở hai đầu chiến tuyến sẵn sàng xả súng vào nhau hóa ra cũng nhẹ nhõm như nụ cười họ dành cho nhau. “Lúc đó, Robinson mới cưới vợ, tôi cũng có chồng con, cuộc sống đã yên ổn. Quá khứ dù như thế nào thì vẫn mãi là quá khứ. Chúng tôi gặp lại nhau, nhắc lại chuyện xưa như những người đã quen thuộc và xem ngày tháng cũ là kỷ niệm” - bà Lai hồn hậu. SAO CHÚNG TA KHÔNG NÓI VỀ HÀNH ĐỘNG NHÂN VĂN CỦA VIÊN PHI CÔNG MỸ ÔNG CHỊU BỊ BẮT VÌ NGƯỜI XÔNG RA BẮT ÔNG CHỈ NHƯ NGƯỜI EM ÔNG Ở QUÊ NHÀ

https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/gap-o-du-kich-nho-20120421094220514.htm