Thảo luận:PHP

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Từ chuyên môn về phần mềm[sửa mã nguồn]

Giờ thì tôi bắt đầu hiểu tại sao các sách dịch về ngôn ngữ lập trình trong nước bị quá nhiều sinh viên than là khó.. hiểu, khó dich, khó xài!

Các chữ Anh ngữ đã được bóp méo ý nghiã hơi quá đáng: Chẳng hạn

  • hyperlink thì dịch là siêu liên kết. Còn chữ đúng nghiã và dễ hiểu hơn phải là liên kết ngoài (hay liên kết vượt ngoại còn nếu thích Hán việt thì dùng ngoại liên kết
    Định nghiã đơn giản Anh ngữ là: A link in a given document to information within another document. These links are usually represented by highlighted words or images. The user also has the option to underline these hyperlinks. Không hàm chưá chút xíu nào là siêu hết!
  • script thì lại dịch trắng trợn là kịch bản Tôi không thấy nó trúng chổ nào. thay vì ý nghiã thực cuả nó là một loại văn lệnh, hay chí ít bản lệnh (Hán việt lệnh văn) chứ kịch bản thì giống.... viết tiểu thuyết quá.
    Chữ script có định nghiã là Another term for macro or batch file, a script is a list of commands that can be executed without user interaction. A script language is a simple programming language with which you can write scripts. Đây chỉ là một bảng gồm nhiều mệnh lệnh có thể được thi hành mà không cần người xiá vào.
  • hyper text dịch là siêu văn bản tôi cũng không biết nó siêu ở chổ nào. Trong khi chữ có thể dùng là văn bản liên kết ngoài hay gọn hơn văn bản liên kết
    (định nghiã nguyên ngữ: Any text within a document that is linked to another location. The other location could be within the same document, or a different document. Clicking hypertext with your mouse will activate the link. This glossary is made up of hypertext, containing many links. -- Ở đây cũng không hề có ý nghiã gì là siêu hết.

Dĩ nhiên các đề nghị điều chỉnh sẽ được tiến hành theo kiểu chấp nhận cả hai loại từ (một là các từ vựng đang được dùng và một sẽ là từ sát nghiã chính xác về thuật ngữ và đúnh ý nghiã chuyên môn hơn).

Dùng từ kiểu này biểu sao đọc khó hiểu.

Hy vọng các bạn nào có kinh nghiệm trong ngành cho bàn thảo thêm! Võ Quang Nhân 04:43, 24 tháng 6 2005 (UTC)


Tôi đồng ý 1 chăm phần chăm:). Wikipedia tiếng Việt lúc ban đầu cũng vậy, đa số những thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, đọc vô không hiểu nổi. Có những đọan văn phải đoán ý nghĩa, dịch ngược lại tiếng Anh thì rõ ràng hơn nhiều. Đây cũng là lý do tại sao tôi tham gia vào Wikipedia. Thân Nguyễn Dương Khang 11:46, 25 tháng 6 2005 (UTC)

Tôi không đồng ý 100%[sửa mã nguồn]

Trong vấn đề dịch khoa học, mình không thể đặt ra vấn đề dịch nôm na: nghĩa là bắt bẻ đến từng chữ siêu là gì. Vấn đề mình cần cho người đọc biết chữ đó ánh xạ đến chính xác chữ nào trong tiếng Anh. Tôi chỉ mới đọc sách tiếng Anh làm phần mềm có 4 năm trở lại đây nhưng chưa bao giờ tôi nôm na đến mức chiết tự: siêu là gì và liên kết là gì. Tư duy trực quan cho phép tôi đánh giá cả cụm từ: siêu liên kết là hyperlink. Xin chú ý: khi du nhập ngôn ngữ ngoại lai, mình nên chú ý đến phần giải nghĩa của từ hơn là nghĩa trực tiếp gợi lên từ chính từ đó. Khác với văn chương một chút đó.

Ví dụ từ phần mềm: có ai bắt bẻ nó phần nghĩa là gì mà mềm nghĩa là gì không. Ngay cả đối với người Anh bình thường, khi tôi nói chuyện với họ các từ refactor, active record pattern... họ nói All Geeks to me.

Ở tiếng Anh cũng có 2 cấp độ: English for Special Purpose và plain English cơ mà. pcdinh


Bạn muốn bàn cấp độ số mấy ? chuyên môn trong khoa học máy tính, ý nghĩa các từ chuyên môn, hay dịch theo khiểu mở từ điển chộp đại chữ nào bỏ vào chữ đó hay chiết tự như bạn nghĩ? Hay các từ lóng trong Anh và Việt ngữ ? Tôi nghĩ người chiết tự chính là người đã dịch chữ hyperlink thành "siêu văn bản" mới đúng!
Vấn đề không phải là chiết tự mà vấn đề là dịch cho đúng và cho dể đọc để hiểu. Tôi không phán bưà. Tôi học ở VN hơn 20 khoá về khoa học vi tính đồng thời từng đi dạy trên 5 năm trong đó hết 2 năm trong trường sư phạm. Sau đó mới học tiếp ở nưóc ngoài và làm nghiên cứu trong 15 năm nay. Tôi không dám nghĩ là từ vựng tôi đề nghị là chính xác 100% hay 1% nhưng cho rằng trước khi đưa vào 1 chữ phải xem lại coi khoa học chuyên ngành họ định nghiã cái danh từ chuyên ngành đó là gì rồi mới lựa chon từ thích hợp nếu có và còn phải xét tới tình trạng xử dụng ngôn từ hiện tại ở bên ngoài chớ không phải nhắm mắt mở từ điển lấy đại chữ gì thấy hay hay, lạ lạ, mới mới là bỏ bưà vào. Bưà bãi thì đến lúc dọn dẹp cũng mệt lắm đó. Ông bà có dạy "sai một ly đi một dặm" có lẽ nên cân cân nhắc. Những chử dịch không bị sai đã có thì phải lưu dùng, những chữ qúa thông dụng (như "hợp chủng quốc") dù sai cũng phải lưu dùng ... riêng những chữ mới được dịch sai hay không chuẩn khoảng 10-15 năm trở lại thì người tham gia viết từ điển nên đưa ra các đề nghị điều chỉnh chúng nhưng cũng không có nghĩa là bài xích hay chống đối các chữ vốn đã tồn tại này mà chỉ tuỳ trường hợp cụ thể đề nghị xử dụng chữ nào rõ nghĩa hơn sau khi bàn thảo thôi.
Xin hỏi: Trong những từ tôi đề nghị chữ nào mà bạn gọi là ngoại lai ? làm ơn chỉ ra xem chứ đừng phán bừa người ta cười cho. Các chữ Lê-Nin-nít, Xta-Lin-nít, Niu-Tơn, Rút-Xô, Xe-ra-đi-ong đó mới là ngoại lai. Ngôn ngữ tôi tra cứu ở đây là Anh ngữ và các định nghĩa tôi lấy từ các từ điển cũng là từ Anh ngữ. Tại sao Anh ngữ: Tại vì khoa học máy tính phát triển mạnh nhất ở Anh Mỹ và tiếng Anh là tiếng phổ dụng toàn cầu. Tôi không biế bạn trực quan cuả bạn pcdinh có thấy rằng khi dùng cụm từ ngôn ngữ ngoại lai là một loại "trực quan" chưa được suy nghĩ kĩ lưởng khi viết ra không?
Chúc bạn thành công trong việc tìm ra dịnh nghiã "ngoại lai" của bạn LĐ

Cảm xúc quá[sửa mã nguồn]

Đề nghị giảm cảm xúc và tăng lý trí để xem phần trên user pcdinh nói cái gì đã rồi mới bàn chớ. LĐ nhầm lẫn giữa khái niệm du nhập ngôn ngữ ngoại lai (du nhập phần biểu nghĩa chưa có trong tiếng Việt) với từ ngoại lai (từ tiếng nước ngoài du nhập thành một bộ phận của từ vựng tiếng Việt)???

Thế bạn đang viết bằng lý trí hay cảm xúc? Rõ hơn, bạn nghĩ Anh ngữ là "ngoại lai" lai chổ nào?

Ngôn ngữ là thói quen chứ không hẳn đã là cách dịch. Tôi nghĩ chính cách dịch liên kết ngoại mới làm cho người ta hiểu nhầm đó. Nếu đã chuẩn hóa thì chuẩn hóa ngay từ đầu. Điều này buộc những người language purist phải active trong cộng đồng, phải năng nổ trong việc phổ biến công nghệ mới và tự dịch các từ mới lạ mà tiếng Việt theo cách mà họ cho là đúng để dân tình làm quen. Ví dụ từ script dịch là kịch bản đã được nhiều báo đăng rồi mà đã rất nhiều người quen dùng rồi, bây giờ bảo họ sửa cũng khó lắm đó. Có lẽ các anh ở nước ngoài không được biết chăng?

Đúng một phần. Nó bao gồm cả "lí trí" và "cảm xúc" chứ không chỉ có "lí tri". Bạn dùng chữ "thói quen" thì thói quen này ở đâu ra ? Từ "lí trí hay từ cảm xúc cuả bạn ? Chưa ai dùng chữ "liên kết ngoại" mà chỉ viết trong các thảo luận còn nếu bảo gây hiểu lầm thì làm ơn chỉ ra hiểu lầm chổ nào với cái gì mới rõ vì tôi tư duy không giỏi như thế.
Bởi thế mới có các từ điển. Vấn đề quen dùng thì đâu có ai bảo là dẹp bỏ nó đi đâu! chỉ vì từ này còn rất mới và còn có khả năng đề nghị các chữ đúng và dể hiểu hơn thôi. Và dĩ nhiên trong qúa trình phát triển ngôn ngữ nếu như đến 1 lúc nào nó đủ lâu thì cứ chấp nhận nó ... tôi có bảo là không dùng nó đâu? ngay cả trong trưòng hợp không dịch được thì dùng từ nguyên thủy vẩn chấp nhận được nếu như mọi người đều thích nó (thí dụ chữ Virus hay chữ CPU hai chữ này có phải là chữ Việt đâu!

Ngôn ngữ là một khái niệm rất rộng mà chỉ có chuyên môn về khoa học máy tính thôi thì không thể động tới được. Nhắm mắt, mở từ điển chộp từ hay hay lạ lạ cũng được miễn là dân tình đa số điều chấp nhận. Khi chúng ta không thể làm đúng ngay từ bước đầu tiên thì đành dùng phương pháp thử và sai thôi. Cái gì không được cộng đồng chấp nhận sẽ bị thải loại mà. Còn cá nhân không chấp nhận thì sẽ có cá nhân khác chấp nhận. Vấn đề là tuyên truyền và ảnh hưởng. Người soạn từ điển cũng phải xem dân tình họ dùng từ gì rồi mới dám đưa vào từ điển chứ không phải là nghĩ thế nào là ép vào thế đó được đâu

Vấn đề là ở chổ những người dịch đầu tiên. Trong nước vốn chả có 1 cơ chế giáo dục nào lo về chuyện này. Ở các nước như Hoa kì họ có hẳn các ban ngành lo về chuyên từ mới thật ra đây lại bao gồm các nhà làm từ diển, và các chuyen gia họ tinh lọc lại và đề nghị những chữ mới. Sự chấp nhận du nhập từ mới trong Anh ngữ thoải mái hơn trong Viêt ngữ nên vốn từ Anh ngữ hiện nay là khổng lồ (số 1 thế giới). Chính vì ban đầu vài người dùng lâu thành quen nên các chữ mới có các nghiã khác nhau. Tôi không hề phản đối các ý này. Nhưng nếu đi qúa xa thì sao? Anh có nghĩ rằng nhiều người ở đây đều mượn google để đánh gía sự phổ biến một chữ không? Ở đây không thấy có sự gượng ép mà có sự chấp thuận và đề nghị. Chấp thuận những chữ đang dùng dù có sai nghiã với các lưu ý và đề nghị các chữ chứ tôi không thấy ép vả laị ép thì được cái gì người ta không thích dùng thì cùng bị loại sau vài năm thôi! Anh hãy xem về chữ "bacteria" và chữ "virus". Số người dùng chữ "vi trùng" cho nghiã "bacteria" lớn hơn số người dùng nghiã "vi khuẩn" nhưng nếu phân tích cho hợp lí thì chữ "vi khuẩn" đáng được chấp nhận hơn thì đề nghị chữ đó. và lưu ý cách dùng chữ "vi trùng". Tôi ủng hộ đường lối này! Còn nữa anh ghi là "đa số" đa số đó là ai? Anh tôi hay vài người quen hay chỉ các người viết báo? Anh dùng cái gì để biết được đa số ?Đã có cuộc tổng biểu quyết toàn quốc về 1 chữ nào trong từ điển chưa và bằng cách nào để đo lường đa số? Hiện tại ở đây "đa sô" người viết thường hay dùng "google" để làm phương tiện đo mức thông dụng của 1 từ. Nhưng cũng không có nghiã là phương tiện này tuyệt đối đúng bởi vì trong nước mình có bao nhiêu người biết đăng bài trên WEB? Chỉ có mấy ông viết báo anh và tôi ? Vậy thì cứ để mấy anh viết báo muốn định nghiã gì thì định. Có sao đâu ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt mà, Anh không dùng người khác dùng. Nhưng hãy nhớ các chữ của nhà báo thì thường thông dụng cho báo chi chớ không thông dụng trong ngôn ngữ ngoại giao, ngôn ngữ chuyên môn hay ngôn ngữ địa phương. Tiếng Việt mình "trắc trở" ở chổ nó hơi khắc khe trong từ mới nhất là các bộ phận giáo dục. Trong khi đó anh hãy tìm hiểu về những người tham gia viết từ điển Oxford hay Cambridge hay Heritage đi. Họ sẵng sàng tiếp nhận một chữ mới cho dù là có gốc Việt Nam hay Tàu hay chữ chế của mấy ông nhà báo: Watergate, Whitewater,.... thành chữ cuả từ điển (tôi không nói láo : chữ "TET"). Cái khắc khe ở đâu ra ..do anh do tôi hay do truyền thống ...

Thôi viết nhưvậy để rõ quan điểm của nhau hơn. Chúc vui vẻ

Về liên kết cuối bài[sửa mã nguồn]

Tôi không hiểu tại sao người viết lại cho thêm địa chỉ của trung tâm ngoại ngữ Golden Key vào cuối bài viết mặc dù trung tâm này không liên quan gì đến PHP. Không biết đây có phải là một cách quảng cáo cho Golden Key hay không? Anhtuan 13:39, 28 tháng 7 2005 (UTC)

Phát hiện của bạn có vẻ đúng. Tôi đã xóa. Bạn cũng có thể xóa các liên kết quảng cáo khi phát hiện ra chúng. Cám ơn bạn. Trần Thế Trung 13:53, tháng 7 28, 2005 (UTC)
Hà hà Bạn AnhTuan tỉnh táo thật! Tôi cũng đã đọc qua bài này nhưng chả bao giờ bấm thử link (vì tôi rành PHP nên không nghĩ mình nên đọc link!) Làng Đậu 14:25, 28 tháng 7 2005 (UTC)