Bước tới nội dung

Thảo luận:Phong trào Du ca Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi DanGong trong đề tài Bảng Trung lập

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển PTDCVN

[sửa mã nguồn]

Bài viết của Hoàng Ngọc Tuệ vào dịp vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (Ngày 01, tháng 4, 2011 4:41:39 PM)

Con chim đầu đàn của Du Ca Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Nhạc Sĩ Nguyễn Ðức Quang, người Trưởng sáng tác đầu đàn của Phong Trào Du Ca Việt Nam vừa vĩnh viễn ra đi, để lại nhiều thương tiếc cho thân quyến, bằng hữu, giới trẻ cũng như cộng đồng trong và ngoài nước.

Bối cảnh 11, 1963

[sửa mã nguồn]

Sau chính biến 11/63, thanh niên, sinh viên, hướng đạo cũng như các đoàn thể thanh niên đang hoạt động, đặc biệt tại Saigon, đã cảm thấy có bầu không khí cởi mở. Chính quyền quân sự cũng mong muốn giới trẻ tham gia các công tác cứu trợ, xã hội, ủy lạo chiến sĩ tiền tuyến. Ðầu năm 1964, sinh viên hầu hết các phân khoa ở Saigon đều có bầu cử ban đại diện để ra làm việc như đứng ra làm nội san, liên lạc các giáo sự phụ trách in bài vở cho các bạn cùng lớp, tổ chức văn nghệ cuối mùa học v.v... Cũng trong năm 1964 này, Saigon xảy ra 3 biến cố có ý nghĩa trong lĩnh vực thanh niên và sinh viên. Về lĩnh vực sinh viên: Sau hơn 8 năm, các hoạt động của sinh viên bị bỏ quên, đúng ra là không có hoạt động, một Tổng Hội Sinh Viên Saigon mới được thành lập và một cuộc bầu cử tự do, công khai được tổ chức giữa 3 liên danh để gần 8 ngàn sinh viên thuộc 7 phân khoa chính ở Saigon cùng bầu ra một ban chấp hành. Năm này, hơn 11 ngàn sinh viên ghi danh bầu cử. Liên danh Lê Hữu Bôi thắng cử. Hai biến cố còn lại nằm trong lĩnh vực hội đoàn. Một là sự ra đời một đoàn thể thanh niên mới mang tên Phong Trào Học Ðường Phục Vụ Xã Hội mà mục đích đã quá rõ qua danh xưng của tên gọi. Phong trào này do chính tôi đứng ra vận động thành lập với thành phần trưởng là các giáo sư các trường trung hoc. Hai năm sau, 1966, khi Phong Trào Du Ca được thành lập và hoạt động, chính các Trưởng của Phong Trào Học Ðường trở thành cố vấn và bảo trợ viên cho Phong Trào Du Ca mới thành lập. Hai là sự ra đời một dự án công tác trại tại Thủ Ðức, phối hợp thực hiện chung giữa nhiều đoàn thể như Hướng Ðạo, Sinh Viên Phật Tử, Sinh Viên Công Giáo, Thanh Niên Thiện Chí v.v... Dự án trại này mang tên Liên Hội Công Tác Nông Thôn. Dự án chỉ thực hiện công tác được một ngày Chủ Nhật trong năm 1964, không giúp ích cho đồng bào nghèo được điều gì cụ thể, nhưng lại tiềm ẩn lợi ích cho việc vận động một dự án lớn hơn vào năm sau. Dự án Liên Hội Công Tác Nông Thôn vừa nói trên dạy cho anh em chúng tôi ba điều: Thứ nhất: Ðược biết chính quyền quân sự không còn e ngại thanh niên, sinh viên, và rất dễ dãi cho chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực xã hội. Thứ hai: chúng tôi được biết việc huy động thanh niên, sinh viên hay việc kết hợp các “lãnh tụ” sinh viên các trường đại học và các “lãnh tụ” sinh viên khác tôn giáo là có thể được. Thứ ba: Với các “lãnh tụ” trẻ của chúng ta lúc bấy giờ, họ hiểu được rằng, muốn làm công tác xã hội thành công cũng cần có phương tiện, và ở đây là tiền. Vào cuối năm 1964, đã bắt đầu có cuộc vận động cho một dự án công tác xã hội lớn do 33 “lãnh tụ” sinh viên thanh niên sáng lập. Ðó là công tác liên hội đoàn trong mùa Hè 1965 lấy tên “Chương Trình Công Tác Hè 1965.”

Chương Trình Hè 65

[sửa mã nguồn]

Trước hết, cần phải nói về sự xuất hiện của ban Trầm Ca. Tôi phải thưa ngay là, nếu không có Ban Trầm Ca xuất hiện ngay lúc này thì công việc thành lập Phong Trào Du Ca không được thuận lợi như sẽ được trình bày sau đây. Ban Trầm Ca được thành lập năm 1965 với buổi ra mắt chính thức trình diễn tại giảng đường Spellman, Viện Ðại Học Ðà Lạt đêm 19 tháng 12, 1965. Ban Trầm Ca gồm 7 thành viên, sáu nam, một nữ: Trần Trọng Thảo, Hoàng Kim Châu, Nguyễn Ðức Quang, Nguyễn Quốc Văn, Hoàng Thái Lĩnh, Ðinh Gia Lập và Ðỗ Thị Phương Oanh. Ban Trầm Ca hát nhạc trầm ca, khai phá, loại nhạc phối hợp nhận thức và tình tự dân tộc, sau này được gọi là Du Ca. Tôi trình bày hơi dài dòng về các hoạt động của thời kỳ này để độc giả được biết, vì chính Nguyễn Ðức Quang đã chọn cái hướng đi về tương lai từ đây, như được Hoàng Thái Lĩnh kể lại trong tuyển tập “Em Ðã Ðến” dưới đây: “Lúc bấy giờ, vào khoảng 1965, trong dịp Hè, tôi về thăm gia đình ở Ðà Lạt và gặp Quang. Sau đó tôi và vài anh bạn theo dự một kỳ trại công tác (Quang làm trại trưởng) tại một ngôi làng Thượng nằm cách Ðà Lạt khoảng hai, ba chục cây số đường về hướng Nam. Kỳ trại này nằm trong một chương trình lớn là “Chương Trình Công Tác Hè 1965.” Ðây là lần đầu tiên tôi tham dự một kỳ trại công tác, và do đó, mọi sự đều mới mẻ đối với tôi. Những kỷ niệm hào hứng của kỳ trại công tác đó đã lôi kéo tôi vào cái trào lưu “công tác xã hội” đang lớn mạnh hồi bấy giờ. Tôi về Saigon với Quang và sau đó tham gia trại công tác, gặp gỡ Phạm Duy để rồi bắt đầu bước vào con đường du ca.” Sau khi Chương Trình Hè 1965 kết thúc qua năm 1966, tác giả bài viết này được đổi về làm tại Bộ Thanh Niên phụ trách kế hoạch và huấn luyện. Dựa vào ngân sách của bộ có sẵn, tôi mời Ban Trầm Ca cộng tác soạn một chương trình huấn luyện ngắn ngày, lấy tên là Chương Trình Huấn Luyện Thanh Ca và Tác Ðộng gồm tám khóa.

Các đề tài huấn luyện gồm: phương pháp tổ chức hội nghị, phương pháp hàng đội tự trị, dân ca, nhạc sinh hoạt, trò chơi, băng reo, động tác ca và các bài ca khai phá của Nguyễn Ðức Quang được đem vào chương trình để giảng dạy. Các khóa huấn luyện Thanh Ca & Tác Ðộng này được tổ chức tại Saigon, Huế, Ðà Lạt và một số tỉnh thành khác. Sự xuất hiện của Ban Trầm Ca cùng cách tổ chức mới mẻ do các Trưởng thanh niên, đa số xuất thân từ các đoàn thể, đã có thành tích trong tổ chức công tác cũng như quá trình làm việc tập thể, đã tạo được nể nang của học viên và uy tín cho chương trình. Các khóa huấn luyện này cũng có sự cộng tác giảng dạy của nhóm nhạc sĩ Anh Việt Thu, Phạm Minh Cảnh, Ngọc Hoài Phương hồi bấy giờ.

Sự kết hợp tiền định

[sửa mã nguồn]

Thời gian mấy tháng hợp tác phụ trách 8 Khóa Thanh Ca Tác Ðộng đã đẩy Ban Trầm Ca cũng như các Trưởng vòng ngoài, trong số đó có Ðỗ Ngọc Yến và chúng tôi, đi đến quyết định mau chóng là phải thành lập một tổ chức hợp pháp, có qui mô toàn quốc, để tiếp tục công việc tác động giới trẻ. Ban Trầm Ca đề cử ba nhân sự đứng tên thành lập hội (Phong Trào Du Ca Việt Nam). Chủ tịch đầu tiên: Ðinh Gia Lập Tổng thư ký kiêm thủ quỹ: Nguyễn Ðức Quang và 1 thành viên: Hoàng Thái Lĩnh Trụ sở khai báo để xin phép để ở đâu tôi không được rõ, nhưng thư từ liên lạc đề về số 114 đường Sương Nguyệt Anh, Saigon. Cho đến gần hết năm 1972 thì trụ sở được dời về một địa chỉ đường Lê Lai. Không ai trong chúng tôi biết trước nhưng ngày nay nhìn lại sự kết hợp và chuyển hóa giữa Thanh Ca Tác Ðộng, Trầm Ca và Du Ca thì thấy rõ như một tiền định kỳ diệu.

Tổ chức và phát triển Du Ca Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Theo cơ cấu tổ chức, phong trào gồm 2 khối: Một chủ tịch phụ trách hành chánh, pháp lý, tổ chức đoàn viên và yểm trợ; và một trưởng xưởng phụ trách sáng tác, ca mục, huấn luyện, tổ chức sinh hoạt. Phương pháp tổ chức thì đơn giản. Ðơn vị căn bản, nhỏ nhất là Toán từ 5, 7 đến 15 hay 25 đoàn viên. Có nhiều Toán thì lập thành Ðoàn. Lấy việc huấn luyện Toán Trưởng nòng cốt làm chiến lược tổ chức phát triển. Phát triển trước tiên là phát triển sự sáng tạo và tự trị. Sinh hoạt toán, đoàn tại địa phương hoàn toàn tự túc, tự nguyện vói sự giúp đỡ của các giáo sư cố vấn hay huynh trưởng bảo trợ. Các vị hiệu trưởng hay Ty Thanh Niên được yêu cầu giúp đỡ về hành chánh hay tiếp vận nếu có thể. Trung ương phụ trách đài thọ các khóa huấn luyện, ca mục, tài liệu, giảng viên, phụ trách tổ chức các đại hội thường niên. Các ca khúc mới do đoàn viên sáng tác được trình bày và phổ biến rộng rãi. Xưởng Du Ca sẽ đưa vào ca mục những ca khúc hay và phù hợp với chủ trương lành mạnh của phong trào.

Tài năng Nguyễn Ðức Quang

[sửa mã nguồn]

Cho đến tận bây giờ, 45 năm sau, tài năng ấy cũng đã làm triển nở nhiều tài năng sáng chói khác để đóng góp cho tương lai đầy hứa hẹn của một Phong Trào Du Ca đại chúng mới. Vì giới hạn của đề tài hôm nay, vấn đề cao trào sáng tác ca khúc mới do ảnh hưởng Nguyễn Ðức Quang, qua Phong Trào Du Ca, sẽ được nghiên cứu trình bày trong một dịp khác. Vai trò hệ trọng trao cho thế hệ Du Ca Mới đang thành hình để góp sức vói Du Ca trong nước tìm cơ hội gây dựng lại phong trào cho nhu cầu lịch sử sẽ phải cần đến. Các bài Du Ca của Nguyễn Ðức Quang cũng như của nhiều Trưởng Du Ca khác vẫn còn sức hấp dẫn giới trẻ trong và ngoài nước.

Cám ơn những Du Ca đã khuất

[sửa mã nguồn]

Hơn 45 năm đã đi qua, phong trào để lại trong tôi nhiều kỷ niệm vui buồn lẫn lộn, Là Du Ca, chúng ta luôn cố gắng sống như một công dân tốt. Nhưng không chỉ có thế là chúng ta tự thỏa mãn, chúng ta còn biết lo toan cho người bên cạnh, bênh vực cái hay, chống lại cái xấu. Chúng ta hy vọng sự trường tồn những ca khúc mà chúng ta đã và đang hát vang vang sẽ cung thêm nguồn sinh khí cho dân tộc Việt được cường thịnh. Du Ca còn mãi mãi và dân tộc vẫn trường tồn. Tưởng nhớ với lòng mến thương vô biên Trưởng Nguyễn Ðức Quang, cùng các Trưởng đã lìa bầy trong những năm tháng trước đây: Nguyễn Quốc Văn, Nguyễn Tri Bình, Giang Châu, Huỳnh Trọng Ðạt, Nguyễn Ðình Cường, Nguyễn Tất Nhiên, Lê Ðình Ðiểu, Nguyễn Ðức Dziên, Hồ Văn Nuôi, Nguyễn Ðức Tấn, Trần Ðại Lộc, Trần Ðình Quân, Trầm Tử Thiêng, Lý Văn Chương, Nguyễn Thanh Hùng, Ðỗ Ngọc Yến, Nguyễn Ngọc Thạch. Xin quý trưởng hãy phù hộ cho chúng tôi được đủ sức gánh vác. thảo luận quên ký tên này là của 113.162.149.185 (thảo luận • đóng góp).

Thì sao? Làm ơn, trang thảo luận không phải là nơi để bày tỏ cảm nghĩ. jan Win (tl~đg) 04:48, ngày 22 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bảng Trung lập

[sửa mã nguồn]

Ai cần thì đặt bảng lại và vào đây thảo luận để cùng sửa đổi. DanGong (thảo luận) 04:31, ngày 18 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời