Thảo luận:Pythagoras

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Định lý Cao Thương (Trung Quốc) là định lý Pytago, còn "Cao Thương" chưa tìm ra có phải là Pytago không. 203.210.245.75 10:02, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo bài zh:毕达哥拉斯 trong tiếng Hán Pythagoras là "Tất đạt đa Lạp tư". Bài zh:勾股定理 cho biết nó được gọi là "Câu cổ định lý" hay "Thương cao định lý". Nguyễn Hữu Dng 16:27, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi xin diễn giải những sửa đổi của mình trước đây (đã được Kd revert), để các bạn xem xét có nên sửa hay không:

  • Phần khái quát về Pytago như vậy là quá dài, đã là một định nghĩa thì không cần phải Lúc 16 tuổi câu bé Pytago đã nổi tiếng về trí thông minh khác thường, rồi được Thales thừa nhận v.v và v.v..., việc này nêu ở phần tiểu sử được rồi.
  • Có câu lủng củng vô cùng Từ hơn 500 năm TCN, đã có một trường học nhân cả phụ nữ vào học. Nhà toán học Pytago đã mở một trường học như vậy. --> đọc là thấy chướng rồi.
  • Dấu câu và chính tả sai nhiều quá, nếu có phục hồi thì cũng sửa chứ.
  • Tại sao ở trên lại là Ba-bi-lon, Ta-lét mà ở dưới lại là Babylon, Thales? Cái này còn thể hiện sự trùng lắp giữa chi tiết tiểu sử với định nghĩa khái quát nhân vật.
  • Cũng nên để ý là ở dưới tôi có sửa chính tả vài chỗ, tuy là lặt vặt, nhưng thời gian tôi đọc hết bài quá dài này để thấy chỗ sai chính tả không phải là phí phạm.

Vinhtantran 10:34, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC).[trả lời]

Tôi đã xem lại và cho trở lại phiên bản của bạn rồi.--Kd 10:43, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]


Tên nhân vật[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ nên để tên là Pytago thay vì Pythagoras. Tên đầu được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, mà chính trong bài cũng thừa nhận trong tiếng Việt, phiên âm từ Pháp sang, viết là Pytago. Nếu đã như vậy, tại sao lại phải mất công dùng một cái tên dài hơn, lại không sẵn có trong tiếng Việt?Tran Quoc123 (thảo luận) 12:37, ngày 27 tháng 7 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tên bài hiện nay là chuyển tự từ tên gốc tiếng Hy Lạp. Tôi cho rằng tên người nên dùng tên gốc từ ngôn ngữ mẹ đẻ của người đó vẫn hơn, khỏi mất công bàn cãi và không phụ thuộc vào ngôn ngữ phiên âm nào. Dù sao thì Pytago vẫn được chuyển hướng sang đây cơ mà. Tân (trả lời) 16:35, ngày 27 tháng 7 năm 2008 (UTC)[trả lời]