Thảo luận:Rừng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Bạn Lưu Ly cần chú ý rằng trong bài viết đã có tới 3 định nghĩa về rừng rồi, dịnh nghĩa bạn đưa ra không sai, nhưng nó quá thừa và không hợp lý trong bai viết này, nó chỉ thích hợp với việc đưa ra 1 đinhj nghĩa khái quát Silviculture 04:51, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Nếu có hơn 3 định nghĩa, mà có thể dẫn nguồn được thì đều có thể đem vào đây. Đề nghị thảo luận trước khi gỡ bỏ nó. Lưu Ly 15:17, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Bạn Lưu ly nên chú ý đọc lại 2 khái niệm sau đây:

  • Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển.
  • Rừng là vùng đất rộng có cây cối mọc lâu năm.

Theo bạn hai khái niệm trên khác nhau nhiều không?Silviculture 08:54, 29 tháng 9 2006 (UTC)

Bạn vui lòng làm rõ hơn ý: tổng thể cây gỗ. Lưu Ly 06:25, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Tổng thể cây gỗ là tất cả các cây có thành phần cấu tạo thân chứa gỗ, nói chung vấn đề này tôi muốn lưu ý bạn về khái niêm mà từ điển đưa ra, đó là nếu như hiêu khái niệm rừng theo nghĩa của bạn thì sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn với khái niệm về , trảng, truông, đó đều là các loại hình thực bì có ở Việt nam ta (theo giáo sư, tiến sĩ Thái văn Trừng), nói chung khái niệm về rừng rất kho đưa ra bằng 1 định nghĩa thống nhất đúng nhất, nó còn tùy thuộc vào khu vực địa lý, thời gian, kỹ thuật lâm sinh tương ứng, cho nên tôi không đồng ý với bạn khi ban đã đưa ra 1 định nghĩa chung cho cả bài viết về rừng ngay từ đầu bài, với định nghĩa của bạn thì theo tôi tốt nhất là cũng chỉ coi nó như 1 kiến tương đương các quan điểm mà tôi đưa ra (tôi đã sửa bài cho hợp lý)Silviculture 09:42, 2 tháng 10 2006 (UTC)

Vĩnh Phúc có rừng quốc gia Tam Đảo, tài nguyên rất phong phú và đa dạng với khoảng 260 loài cây thân gỗ và thân thảo... [1].
72% diện tích hiện được rừng che phủ,trong đó có khoảng 600 loài cây thân gỗ, cây bụi và cây thân thảo...(Mũi đất Kursh).
Vậy Rừng không hẳn chỉ là một tổng thể cây gỗ chăng? Lưu Ly 08:58, 4 tháng 10 2006 (UTC)

Rừng khộp[sửa mã nguồn]

rừng khộp cũng là 1 kiểu phụ của rừng thưa lá rộng ở tây nguyên, có cây họ dấu chiếm ưu thế. Như vậy cần xếp vào mục kiểu phụ trong bài viết nay, đề nghị không xóa bỏ liên kếtSilviculture

Phân loại rừng ở Việt nam[sửa mã nguồn]

Tôi đặt tạm phần cắt từ bài viết chính từ rừng vào đây trước khi tôi hoàn thành bài viết Phân loại rừng ở Việt Nam .Silviculture 09:16, 18 tháng 11 2006 (UTC)

Các kiểu rừng ở Việt Nam hiện nay[sửa mã nguồn]

Một số kiểu phụ[sửa mã nguồn]

Phân loại theo chức năng sử dụng[sửa mã nguồn]

Phân loại rừng theo trữ lượng[sửa mã nguồn]

  • Rừng giàu: Trữ lượng rừng trên 150 m³/ha.
  • Rừng trung bình: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100-150) m³/ha.
  • Rừng nghèo: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (80-100) m³/ha.
  • Rừng kiệt: Trũ lượng rừng thấp hơn 50 m³/ha.

Phân loại rừng dựa vào tác động của con người[sửa mã nguồn]

  • Rừng tự nhiên
  • Rừng trồng

Phân loại dựa vào nguồn gốc[sửa mã nguồn]

  • Rừng chồi
  • Rừng hạt

Rừng ở Singapore?[sửa mã nguồn]

Bài này viết "*Tỷ lệ che phủ của rừng ở một số nước ... Singapore (70%)...", Singapore là một thành phố không thể có 70% là rừng được. Tôi sẽ treo tiêu bản "Accuracy" và sẽ xóa nó trong 2 ngày. Mekong Bluesman 17:29, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đã bỏ tất cả phần "Thông tin thêm về rừng" vì các số không chính xác (như tôi viết bên trên) và nguồn dẫn chứng không kiểm tra được. Mekong Bluesman 01:20, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Rừng thiêng[sửa mã nguồn]

Có nhiều cộng đồng lại cho rằng đó là nơi cao quý, gắn liền với tập tục ma chay của họ, các cây rừng tại khu vực đó chuyên chỉ để an táng cho người chết, mỗi một người chết đi, họ sẽ vào "rừng thiêng" để chặt hạ một cây gỗ to, đem về làm quan tài cho người chết, họ còn có những quy định chặt chẽ hơn khi chặt 1 cây thì cần trồng lại bằng năm bằng mười cây.

Tôi đang hoài nghị về tính chính xác của đoạn này, Ở Đắk Lắk rừng thiêng dùng để chỉ những khu rừng rậm do không ai chặt phá dùng an táng người chết vì vậy không có chuyện chặt cây để làm quan tài nhất là cây to và cũng không ai trồng thêm cây vì có mất đâu mà trồng. Tôi nghĩ những nơi khác cũng giống thế?Dotuanhungdaklak 12:50, ngày 2 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

tạm thời[sửa mã nguồn]

Dộan này có thể dươc sử dụng thêm hoặc có thể được xóa, tạm thời tôi để ở đây, nêu không dùng đến sẽ xóa:

Rừng với văn hóa tín ngưỡng; Đa số các tộc người thiểu số của các quốc gia, đều có dịa bàn cư trú tại những nơi hẻo lánh, vùng cao. Chẳng hạn như các dân tộc H'Mông, Dao, Ê đê,... tại Việt Nam, họ cư trú ở các khu vực biên giới phía tây và phía bắc, đó là những vùng có địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn. Nền văn hóa của họ cũng ít có giao hòa với các dân tộc khác. Trong đó nét văn hóc tín ngưỡng gắn liền với rừng núi là một đặc trưng điển hình.

Tập tục du canh du cư; Đây là tập tục đã có từ lâu đời, thường xuất hiện tại các vùng đồi núi và cao nguyên. Vào mùa khô, thường là cuối mùa đông (miền Bắc Việt Nam), người dân thường vào sâu trong rừng, tìm một khoảnh rừng phù hợp, đốt cháy mảnh diện tích đủ rộng theo ý muốn (thường là không thể điều khiển theo mục đích người đốt vì lửa rừng bị tác động của gió và độ ẩm, nhiệt độ tại khoảnh rừng). Đến đầu mùa mưa, người ta đi tra hạt (chủ yếu là ngô), hoặc ươm sắn, lợi dụng lượng nước ẩm do mưa, hạt giống sẽ nảy mầm, cây sinh trưởng rất tốt do đất dưới tán rừng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và cũng nhờ than tro của việc đốt rừng tiến hành. Người ta ít có tác động tới cây trồng mà chủ yếu là thoái mặc chúng cho tự nhiên. Tới mùa thì thu hoạch. Thông thường chỉ sau 3-4 mùa rẫy, do nước mưa rửa trôi và sói mòn, mặt khác lại không được bổ sung các chất dinh dưỡng nên đất rẫy sẽ nghèo dinh dưỡng, cây trồng phát triển kém. Người ta sẽ bỏ rẫy cũ, tìm đến một khoảnh rừng mới, và lại đốt rừng thành rẫy. Cuộc sống của họ thường gắn bó với rẫy nên cả gia đình, bản làng cùng di cư theo rẫy. Tập tục này chính là du canh du cư. Đây là một tập tục cũ, lạc hậu, năng suất cây trồng thấp, cuộc sống người dân bấp bênh, gây thoái hóa đất, mất rừng. Do vậy chính quyền các nơi đều muốn vận động bà con định canh định cư, xóa bỏ tập tục cũ để an cư lập nghiệp. Xem thêm bài Lâm nghiệp xã hội.

Rừng thiêng; Khái niệm rừng thiêng thường gắn liền với các nét văn hóa tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư sống lâu đời phụ thuộc rừng. Trước đây khi chủ nghĩa duy vật chưa phát triển, con người không thể giải thích được các hiện tượng có liên quan đến cuộc sống của họ, cụ thể nhất là bệnh tật, chết chóc, nạn đói,... Những cộng đồng dân cư sống gần rừng trước đây, mỗi hiện tượng liên quan ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, họ đều cho rằng có sự tác động của các thần linh, thần rừng hay ma rừng cũng là một trong các "lực lượng" siêu nhiên ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Rừng thiêng, có nhiều cộng đồng cho rằng đó là nơi trú ngụ của thần rừng và các vị thần linh, nếu ai đó xâm phạm thì sẽ bị hậu quả khôn lường. Điều này xảy ra khi mà tiểu khí hậu tại khoảnh rừng đó quá khắc nghiệt, có thể là độ ẩm cao, ít ánh sáng, tầng thảm mục dày có thể sinh ra nhiều loại khí không tốt cho cơ thể con người tại tầng không khí sát mặt đất, có nhiều mầm bênh, nhiều loài động vật có độc, nguồn nước cũng có thể nhiếm các loại chất độc từ lá cây rừng (ví dụ rừng lim). Có nhiều cộng đồng lại cho rằng đó là nơi cao quý, gắn liền với tập tục ma chay của họ, các cây rừng tại khu vực đó chuyên chỉ để an táng cho người chết, mỗi một người chết đi, họ sẽ vào "rừng thiêng" để chặt hạ một cây gỗ to, đem về làm quan tài cho người chết, họ còn có những quy định chặt chẽ hơn khi chặt 1 cây thì cần trồng lại bằng năm bằng mười cây.

Trong lâm nghiệp cộng đồng hay lâm nghiệp xã hội hiện nay thì rừng thiêng là vô cùng quan trọng trong vấn đề bảo vệ rừng, đặc biệt là tập tục thờ cúng thần rừng với việc hằng năm người dân đi trồng rừng hay việc người dân bảo vệ những khu rừng dành cho ma chay người chết.

Rừng nước mặn[sửa mã nguồn]

  1. Rừng nước mặn?
  2. Quần thể thực vật mọc dưới nước có gọi là rừng được không? Nếu có, có phân biệt rừng mọc dưới nước ngọt và rừng mọc dưới nước mặn không? Newone 03:56, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]