Thảo luận:Sơn pháo
Thêm đề tàiHình:Mountain artillery.jpg
[sửa mã nguồn]tại sao xóa hình này đi, các ông xóa còn tôi ngồi truyền lên không công cho các ông à. Huy Phúc Ninh Bình của http://ttvnol.com/quansu.ttvn 08:06, ngày 2 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Sơn pháo, cannon
[sửa mã nguồn]Sơn pháo có phải là cannon không? Mekong Bluesman 05:35, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Hoàn toàn đúng Mekong ạ: ru:Пушка; en:Cannon;
(Sơn pháo: Cannon; Lựu pháo:Howitzer; Súng cối: Mortar; Pháo phản lực: Rocket artillery)Tô Linh Giang 14:21, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
Ai bảo các bạn "Sơn pháo: Cannon; Lựu pháo:Howitzer; Súng cối: Mortar; Pháo phản lực: Rocket artillery". ??? Tôi lục lại "Lịch sử" bài này, thấy các bạn khá thống nhất điều đó. Sao các bạn không đọc trang cũng của Wiki, ít ra bằng tiếng Anh: Mountain gun
Tôi còn nghe một bạn viết "sơn pháo không phải Mountain gun", nhưng tôi vào bảo tàng lịch sử kiểm tra lại, dưới chân thành cột cờ còn có khẩu sơn pháo to tướng, ghi cả tiếng Anh lẫn Việt, và khẩu đó giống với "Mountain gun" của Wiki tiếng Anh và các thứ tiếng khác. Như vậy, sơn pháo=cannon là công thức riêng các bạn đẻ ra, chẳng giống ai, và như thế là "bách khoa".—bàn luận không ký tên vừa rồi là của 203.160.1.48 (thảo luận • đóng góp)
- Hê, ở đây mọi người dùng loại từ điển nào dzậy.
203.160.1.48 08:13, ngày 21 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Bài cũ
[sửa mã nguồn]những người đã xây dựng nên bài cũ, vẫn để như vậy mặc dù tôi đưa ra nhận xét trên.
Thành viên:Vương Ngân Hà Thành viên:Tô Linh Giang Thành viên:Nhanvo Thành viên:Mekong Bluesman Thành viên:Casablanca1911
Đến khi tôi xóa đi thì Thành viên:Vương Ngân Hà lại lùi lại. Tức là, thà sai còn hơn không có. Tôi không muốn wiki có đủ số lượng để bán. Những người nào hành động kiểu thà sai còn hơn không có không xứng đáng tham gia xây dựng wiki.—bàn luận không ký tên vừa rồi là của Huyphuc1981 nb (thảo luận • đóng góp)
- Muốn xóa hay thay đổi đáng kể thì phải thảo luận trước đã. Bạn đã xóa toàn bộ các đóng góp trước đây trước khi có thảo luận nên Thành viên:Vương Ngân Hà lùi lại là đúng quy định. Xứng đáng hay không do cộng đồng đánh giá. Nguyễn Thanh Quang 09:31, ngày 20 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Tôi đã đặt ý kiến trên đầu trang khá lâu rồi (xem lại bên trên). Việc này là dĩ nhiên, tôi thấy chả ai buồn thảo luận chứ đừng nói này nọ. Cái cần thoảo luận là từ đâu xuất hiện ý kiến sơn pháo là pháo bắn thẳng, rồi các vấn đề liên quan...
Huy Phúc Ninh Bình của http://ttvnol.com/quansu.ttvn 12:16, ngày 20 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Nội dung
[sửa mã nguồn]Sơn pháo là loại hoả pháo của pháo binh quân đội các quốc gia. Một trong bốn loại hoả pháo cơ bản (Sơn pháo, Lựu pháo, Súng cối, Pháo phản lực). Loại pháo này khi bắn quỹ đạo, đường đạn từ vị trí của pháo đến mục tiêu, là một đường thẳng, hoặc gần như thẳng, nên đôi khi sơn pháo còn được gọi là pháo bắn thẳng. Đặc điểm tác xạ của sơn pháo là khi bắn mắt của xạ thủ phải nhìn thấy mục tiêu cần bắn và đường thẳng nối mắt của xạ thủ với mục tiêu là đường trùng với trục của nòng pháo hoặc song song với nòng pháo.
Sơn pháo, vì đặc điểm tác xạ như trên, là loại pháo đánh gần (pháo tầm gần): xạ thủ nhắm bắn trực tiếp vào mục tiêu, xạ thủ của sơn pháo tác chiến trong điều kiện mặt đối mặt với đối phương. Chính vì đặc điểm này nên sơn pháo cần có một số tính năng đặc biệt: tính chính xác và tính bắn nhanh. Tính chính xác đòi hỏi phải tiêu diệt mục tiêu ngay từ quả đạn đầu không cho phép đối phương bắn trả. Tính bắn nhanh đòi hỏi phải bắn được phát đạn kế tiếp trong một thời gian ngắn nhất. Các loại pháo của xe tăng và pháo chống tăng là điển hình nhất của sơn pháo.
Trong thế chiến thứ 2 xe tăng Tiger của Đức Quốc Xã được trang bị sơn pháo 88 mm có uy lực lớn bắn rất xa, dùng đạn xuyên thép để chống tăng và đạn nổ thường để chống lô cốt, bộ binh. Xe tăng Sherman của quân đội Đồng Minh Anh- Mỹ thì trang bị loại sơn pháo 75 mm có tính năng bắn chính xác và bắn nhanh rất tốt rất hiệu quả chống bộ binh nhưng kém uy lực khi đấu với xe tăng Đức (pháo 88 mm bắn xa hơn pháo 75 mm). Còn xe tăng T34-85 của Liên Xô trang bị loại sơn pháo 85 mm rất uy lực bắn cả đạn chống tăng và đạn nổ thường.
Về mặt cỡ nòng, sơn pháo nếu so sánh với một loại pháo cơ bản khác là lựu pháo thì có cỡ nòng nhỏ hơn. Thông thường cỡ nòng của sơn pháo từ 40mm đến loại to nhất là khoảng 100 mm trong khi đó hầu hết lựu pháo có cỡ nòng trên 100 mm.
Trong trang bị của quân đội những loại pháo sau được liệt vào hạng mục sơn pháo: pháo xe tăng, pháo chống tăng, pháo máy bay, pháo cao xạ, DKZ...