Thảo luận:Tây Hoàng (nước)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gia phả là nguồn tự xuất bản, không phải do các sử gia hay những người có chuyên môn viết. Nó chỉ được dùng để viết trong bài về chính nguồn đó, nghĩa là chỉ được dùng trong bài họ Hoàng.--Cnbhkine (thảo luận) 10:07, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bạn có thể trả lời ở trang này thay vì viết thẳng vào bài Tây Hoàng. Khi thông tin trong gia phả được các sử gia nghiên cứu và khẳng định thì nó mới nên được dùng làm nguồn. Tôi thấy nước Tây Hoàng mà bạn viết cũng bị nước Sở tiêu diệt, nghĩa là cùng một nước với Hoàng, tại sao lại phải tách ra vậy. --Cnbhkine (thảo luận) 10:41, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Ở Wikipedia, chúng ta chỉ trích dẫn lại từ những nguồn uy tín kiểm chứng được, còn việc đánh giá điều đó đúng hay sai là của độc giả.--Cnbhkine (thảo luận) 11:01, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Cnbhkine (thảo luận) 11:01, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)[trả lời]

những nguồn của các thư tịch cổ thì không nói làm gì, thế những nguồn do người thời nay biên soạn vào những năm gần đây mà thư tịch cổ lại không nhắc đến thì lấy gì để khẳng định. Ngay cả những thư tịch cổ thì mỗi sách đã nói 1 kiểu rồi ví như Tam Hoàng Ngũ Đế chẳng hạn thì người thời nay cũng phải ghi tất cả các thuyết ra chứ khó có thể kiểm chứng là thuyết nào đúng nhất, cũng viết ra sách nhưng mà do những người có học vị cao viết thì mới là uy tín chăng...?

Chuyện các nguồn khác nhau có những ghi chép khác nhau thường xuyên xảy ra, nước Tây Hoàng mà bạn viết và nước Hoàng cùng bị nước Sở tiêu diệt trong cùng một năm thì khó mà là hai được, bạn có thể ghi thông tin trên gia phả vào bài họ Hoàng. --Cnbhkine (thảo luận) 11:36, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Về vấn đề bạn đặt ra ở trên, có thể họ dựa vào các phát hiện khảo cổ mới, các thư tịch mới phát hiện. Ở Wikipedia chúng ta chỉ nên dùng sách của những người có uy tín trong lĩnh vực đó. --Cnbhkine (thảo luận) 11:36, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)[trả lời]

trong lịch sử có nhiều trường hợp song song tồn tại như 2 nước Tây Chu và Đông Chu thời Chiến Quốc chẳng hạn, 2 nước ấy bị phân liệt bởi tôn thất nhà Chu tranh dành mà ra. Kết cục thì cả 2 đều bị nước Tần tiêu diệt đó thôi nếu chuyện đó mà xảy ra cùng 1 năm thì lịch sử vẫn phải chấp nhận, theo Gia Phả họ Hoàng thì nước Hoàng bị nước Tấn diệt từ đầu thời Xuân Thu còn nước Tây Hoàng mới là nước bị Sở diệt. Giả sử không phải là Gia Phả họ Hoàng ghi như thế mà là 1 sách khác như Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang chẳng hạn thì nên tin sách nào đây, các học gia thời nay nếu như họ ngoài dựa vào bằng chứng khảo cổ học ra mà họ tự suy luận và chua thêm vào rồi họ bảo đó là thành quả của giám định thì liệu có tin được không...?