Thảo luận:Tôn giáo tại Đà Lạt

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôn giáo vùng miền[sửa mã nguồn]

Trước khi Alexandre Yersin khảo sát cao nguyên Lang Biang, thì truyền thuyết K’lang và nàng H'biang cũng đã có. Thông tin trên cao nguyên Lang Bi-an có hai tộc người Chil và Lạch cùng sinh sống không phải thiếu. Những nghiên cứu về tín ngưỡng và phong tục của họ đề cập đến đặc tính loài người, đạo đức, sự chết và sự tồn tại của thần thánh...[1] hoặc bài Người Cơ Ho cho thấy rằng, tôn giáo - theo nghĩa rộng- đã có từ lâu hơn. Xin nhớ, tôn giáo - có thể khác - tổ chức tôn giáo.

Vậy câu Thiên Chúa giáo là tôn giáo có mặt sớm nhất ở Đà Lạt nếu hiểu theo nghĩa "tổ chức tôn giáo" chưa chắc đúng (nếu không có nguồn tham khảo đủ mạnh), huống hồ khẳng định đó là "tôn giáo có mặt sớm nhất".

Tất nhiên mượn một câu đâu đó viết rằng, chiếc áo không làm nên thầy tu và có thể có người thêm nhưng thầy tu mà không có áo thì quả là chẳng ổn chút nào!, tôi đề nghị chỉnh lại nhận định trên theo chiều giảm nhẹ. Lưu Ly (thảo luận) 03:08, ngày 29 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Trong cuốn Địa chí Đà Lạt mà tôi có họ hai lần khẳng định điều này. Đây là một cuốn sách viết kỹ lưỡng về Đà Lạt và với một đề tài nhỏ (Tôn giáo tại Đà Lạt) thì chắc khó có thể tìm được tài liệu nào khác "mạnh" hơn. Tôi nghĩ theo quan điểm của họ, những niềm tin thần thánh của người bản địa trước khi thành phố Đà Lạt ra đời chỉ là tín ngưỡng, không thực sự là tôn giáo. Trong cuốn sách này họ cũng viết về tín ngưỡng của cư dân bản địa. Có lẽ quan điểm của họ khác với quan điểm của Lưu Ly một chút.--Paris (thảo luận) 08:10, ngày 29 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Vậy các tín ngưỡng cổ truyền ở Đà Lạt thì thế nào nhỉ ? Bao nhiêu người theo ? Đó cũng là thông tin thú vị. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:18, ngày 29 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Thực ra tôi không định viết bài này. Chỉ vì trong khi viết bài về Đà Lạt thấy phần này dài quá nên tách riêng ra. Nếu bài viết là Tôn giáo và tín ngưỡng ở Đà Lạt thì sẽ tốt hơn. Nhưng dù sao trong bài Đà Lạt mà tôi đang viết cũng sẽ nói đến cả tín ngưỡng và tôn giáo ở thành phố này.--Paris (thảo luận) 08:23, ngày 29 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Vậy tôi đổi tên bài này thành "Tôn giáo và tín ngưỡng ở Đà Lạt" được chứ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:29, ngày 29 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nếu đổi như vậy thì cần thiết thêm. Hiện giờ trong bài không có chút thông tin nào về tĩn ngưỡng cả.--Paris (thảo luận) 08:31, ngày 29 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tôi định sửa như sau:

Theo ý kiến của ông Trần Sỹ Thứ,...,Thiên Chúa giáo là tôn giáo có mặt sớm nhất ở Đà Lạt.[1]

  1. ^ Trần Sỹ Thứ 2008, tr. 390

Có lẽ là ổn. Nhưng chưa đưa vào vì không biết nhiều về ông Thứ (là ai, làm gì?) nên sợ nhận định của ông Thứ không đủ mạnh. Lưu Ly (thảo luận) 02:58, ngày 31 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nếu sửa như vậy thì nên viết "theo cuốn Địa chí Đà Lạt". Cuốn sách này đề cập đến rất nhiều lĩnh vực và do một tập thể tác giả (có lẽ đến 30, 40 người) biên soạn. Trần Sỹ Thứ là người đứng đầu nhóm tác giả nhưng chắc không phải người viết phần tôn giáo. Nhưng theo tôi nên viết rõ ý hơn: Trước khi thành phố Đà Lạt được thành lập, những cư dân bản địa người Lạch đã có đời sống tín ngưỡng tâm linh riêng. Thiên Chúa giáo là tôn giáo đầu tiên được truyến đến vùng đất này....--Paris (thảo luận) 08:54, ngày 31 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Bài này chỉ dựa trên 1 nguồn thôi sao?thảo luận quên ký tên này là của 117.4.51.252 (thảo luận • đóng góp).

Đúng vậy. Bài này được tách từ bài Đà Lạt và tôi chỉ tham khảo một nguồn. Hy vọng tương lai sẽ có người bổ sung thêm các thông tin mới với những nguồn khác.--Paris (thảo luận) 08:55, ngày 31 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Trang này đang bị phá hoại, có lẽ phải bán khóa!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:05, ngày 2 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]