Thảo luận:Tư duy phản biện

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chữ và Nghĩa[sửa mã nguồn]

Tôi không hiểu nổi làm sao dịch "critical thinking" thành "tư duy phản biện" được. Sau đây là các nghĩa LĐ tìm thấy

Define: Critical thinking

  • is a term used to refer to those kinds of mental activity that are clear, precise, and purposeful. It is typically associated with solving complex real world problems, generating multiple (or creative) solutions to a problem, drawing inferences, synthesizing and integrating information, distinguishing between fact and opinion, or estimating potential outcomes, but it can also refer to the process of evaluating the quality of one's own thinking. ... -

www.senate.psu.edu/curriculum_resources/guide/glossary.html

  • An ability to evaluate information and opinions in a systematic, purposeful, efficient manner. -

highered.mcgraw-hill.com/sites/0070294267/student_view0/glossary_a-d.html

  • is the process of evaluating propositions or hypotheses and making judgments about them on the basis of well-supported evidence. (see Thinking Critically About Psychology) Example: Consider the five steps of critical thinking. (a) What am I being asked to believe or accept? What is the hypothesis? (b) What evidence is available to support the assertion? Is it reliable and valid? (c) Are there alternative ways of interpreting the evidence? ... -

college.hmco.com/psychology/bernstein/psychology/6e/students/key_terms/ch02.html

  • Focused, organized thinking about such things as the logical relationships among ideas, the soundness of evidence, and the differences between fact and opinion. -

highered.mcgraw-hill.com/sites/007256296x/student_view0/glossary.html

  • A complex set of cognitive skills employed in problem-solving and intellectual consideration and innovation. ... -

www.trincoll.edu/~tvogel/gloss.htm

  • Critical thinking is a process that challenges an individual to use reflective, reasonable, rational thinking to gather, interpret and evaluate information in order to derive a judgment. The process involves thinking beyond a single solution for a problem and focusing on deciding what the best alternatives are.

www.ptc.edu/department_nursing/Philosophy.htm


Như vậy trong tất cả các định nghĩa trên chữ "critical thinking" đều không có nghĩa là "phản biện". Tôi nghĩ Hoặc nên đổi tên bài hoặc là không nên link bài viết này với các bài về "critial thinking" trong Anh ngữ vì nó sẽ sai.

Hơn nữa đọc nội dung bài tôi thấy bài này giống nhu 1 bài báo cáo hay bài viết về phương pháp giảng dạy trích từ đâu đó trong nước.


Nói ngắn gọn: "critical thinking" có thể dược dịch là "tư duy biện lý" hay "tư duy biện luận" hay ngắn gọn là "biện luận" "phương pháp luận", "suy luận": Các phương pháp biện luận sẽ bao gồm phương pháp "tư duy phản biện". Người viết dịch chữ đi quá xa với nghĩa đúng.

Ngay cả phần đầu bài viết cũng không mô tả "nội hàm" của thuật ngữ "tư duy phản biện" mà nghiễm nhiên coi nó như ai cũng đã biết nó là cái gì rồi bàn luận xa ra. (nên được viết và điều chỉnh lại.

LĐ 14:52, 11 tháng 8 2006 (UTC)


Ơ thế anh/ chị cắt nghĩa (không kèm sắc thái nghĩa) cụm từ "tư duy phản biện" thế nào ạ ? 'Critical' với 'criticize' có nghĩa nào khác ngoài những nghĩa trong từ điển Lạc Việt không ạ ?

Còn việc mô tả nội hàm, chắc để một thời gian nữa, em mua quyển từ điển tiếng Việt khác đã (từ điển cũ nhà em bị ngấm mưa hôi lắm không dám mở ra) , rồi em sẽ sửa sau ạ. Nếu tiện thì anh/chị sửa hộ em luôn.

Mà bài này cũng sơ sài, có rảnh anh/chị viết thêm hộ em với. Cám ơn ạ.

Thành viên:Chi - Betty

Criticalcriticize (cũng như critique) có nghĩa khác nhau. Critical có nghĩa "quan trọng", "cần thiết", "tới giới hạn" (ngoài nghĩa "phê bình" và nghĩa "nguy hiểm" trong y học); trong khi đó to criticize mang nghĩa "làm phê bình", "làm chỉ trích". Critical trong critical thinking không có nghĩa "phê bình". Mekong Bluesman 18:45, 11 tháng 8 2006 (UTC)
Theo Merriam-Webster, nghĩa của chữ "critical" trong ngữ cảnh này là: c : exercising or involving careful judgment or judicious evaluation <critical thinking>. Hầu hết các cách dịch của cụm từ này lại dùng từ "phê phán" ([1])Nguyễn Hữu Dng 18:51, 11 tháng 8 2006 (UTC)

Anh/chị Mêkông bluesman: ở đây 'critical' làm sao mang nghĩa "quan trọng" được ạ ?

Anh Dụng: Em nghĩ dùng từ phê phán hơi tiêu cực quá ạ, từ phản biện cũng mang nghĩa đấy, nhưng mà nó trung lập hơn.

LĐ: À bài này em dịch suông từ wikipedia tiếng Anh, rồi cộng thêm ý của em. Có cách nào để sửa cho nó đỡ giống nhu 1 bài báo cáo hay bài viết về phương pháp giảng dạy thì anh/ chị sửa giùm em với, em không muốn del hết cả bài đâu.

Tại sao em không để được cái link wiki tiếng Anh vào mục tham khảo trên này ạ? Em để 2 lần rôi nhưng đều bị xóa hết?

Thành viên: Chi - Betty

Chi - Betty viết "...ở đây 'critical' làm sao mang nghĩa "quan trọng" được ạ ? ", tôi không nói critical thinking là "tư duy quan trọng", tôi chỉ nói nó không mang nghĩa "phê bình".
Nguyễn Hữu Dụng viết "Hầu hết các cách dịch của cụm từ này lại dùng từ "phê phán"". Tôi đã đọc và tôi thấy cụm từ "tư duy độc lập dùng phê phán" rất hay vì "độc lập" mang tính chất không học thuộc lòng dựa theo lời của người khác và "phê phán" gần với to judge hơn là to criticize.
Bình thường tôi đã hiểu critical thinking thành "suy nghĩ đi đến (điểm cuối) của giới hạn", hay điểm tối cao của sự suy nghĩ vì nó đòi hỏi sự định giá của các ý kiến khác nhau, mọi ý kiến phải được xét đến giới hạn có thể của mình, tức là "xét kỹ" như Nguyễn Hữu Dụng viết bên dưới... nhưng đó chỉ là cách giải thích mà không phải là một cụm từ chuyên môn hay một thuật ngữ. Bây giờ thì tôi thấy "tư duy độc lập dùng phê phán" là hay nhất.
Mekong Bluesman 20:29, 11 tháng 8 2006 (UTC)
Cái link tiếng Anh đã có ở cột bên trái bài rồi. Theo ý riêng tôi không nên dịch theo nghĩa "phê phán" vì chữ "critical" trong ngữ cảnh này không có nghĩa đó, mà là nghĩa "xét kỹ" Nguyễn Hữu Dng 19:28, 11 tháng 8 2006 (UTC)

When the Chinese was importing a bunch of English words at the end of the 19th century, some thought that the word "inspiration" was untranslatable. They then transcribed it as "烟士披利纯" (yan shi pi li chun, yên sĩ phi lợi thuần). <tongue-in-cheek>We should take a page from their book and transcribe the word as "tư duy cờ rít tịch cồ"</tongue-in-cheek> Nguyễn Hữu Dng 19:32, 11 tháng 8 2006 (UTC)


Tại sao không <tongue-in-cheek>"cờ ri tít cồ định kiến<"/tongue-in-cheek> ("định kiến" gần "đinh kinh" ≈ thinking). Mekong Bluesman 20:33, 11 tháng 8 2006 (UTC)


Giỡn vừa thôi ông Xanh, bạn chi còn trẻ lắm.
Tôi đã xem qua trang của Chi và biết bạn rất trẻ (Học trò của LĐ giờ cũng đã có "em" ra đến Tiến sĩ rồi -- còn LĐ thì lên đến ... cư sĩ (cao hơn tráng sĩ 1 tí :-). OK, vấn đề là LĐ may mắn được "train" khá nhiều các lớp về tư duy sáng tạo nên LĐ có lẽ hiểu từ này. Như Dụng nói, nó có nghĩa gần với chữ "xét kĩ" hơn. (xem critical thinking community).
Chữ này tôi đề nghị dịch thành "Tư duy biện lý" (nếu không thì chỉ có thể dùng là "tư duy biện luận) vì thực chất của quá trình tư duy này là như vậy đó. Tức là người tiến hành đựa trên các đối tượng để phân tích các yếu tố bao gồm các tương tác, chức năng, và liên hệ bên trong và bên ngoài của đối tượng, rồi dùng các biện pháp lý luận, lập luận để tìm ra "cấu trúc cội rễ" của đề tài. Trong các phương pháp tư duy sáng tạo thì khái niệm này được được mở rộng ra thành: Các phương pháp được vận dụng kết hợp phân tích, tổng hợp, ... để giải quyết các khó khăn.
Câu hỏi vậy bạn Chi có đồng ý cho LĐ (Làng Đậu) điều chỉnh tên bài và thêm thắt 1 ít chi tiết hay không ? (Tôi không muốn xóa cái gì hết vì để cho bạn khỏi phải buồn lòng vì đây là bài đầu tiên mới viết)
LĐ (15.235.153.101 20:47, 11 tháng 8 2006 (UTC))
Ông Làng Đậu thân mến của tôi ơi, ông không thích cái joke của tôi sao? "Định kiến", theo tôi hiểu, là fixed view -- tức là hoàn toàn đi ngược lại những gì của critical thinking. OK, joke của tôi hơi "khô" (it's the English blood in me, I can't help it!).
Tôi không phản đối "tư duy biện lý". Nó còn ngắn hơn "tư duy độc lập dùng phê phán".

Mekong Bluesman 20:57, 11 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi thì phản đối "biện lý", vì tôi chỉ biết từ "biện lý" là từ cổ chỉ một chức quan gì đó trong ngành luật, mới tra từ điển Việt-Anh thì được "Public prosecutor". Lần đầu nghe từ "tư duy biện lý", tôi sẽ hiểu là "tư duy theo kiểu ông/nghề biện lý"... không thể thấy được liên hệ với "critical thinking".
TMC có thể giở từ điển ra xem nguyên nghĩa Hán Việt của chữ "biện lý" đi nhé. LĐ
Ui, bác ơi, tra từ điển thì có sai bao giờ, nhưng mà rằng cổ quá.Tmct 12:51, 12 tháng 8 2006 (UTC)
Còn "critical thinking" thì tôi đã được dạy bởi "người Tây" trước khi vào đại học, từ bấy tôi vẫn hiểu (và thi thoảng dịch) là "suy nghĩ một cách có phê phán". Không lẽ bao lâu nay tôi toàn hiểu sai :) Tmct 21:17, 11 tháng 8 2006 (UTC)
Không sai nhưng chỉ thiếu ý thôi. LĐ

Em/ cháu nghĩ tư duy phản biện là tư duy biện luận phản lại ý kiến người khác. Dùng cụm "tư duy biện luận" thay thế chắc là hợp lý nhất ạ. Mọi người đòng ý không để em/ cháu thay.

Với lại, bác Làng Đậu cứ sửa đi ạ. Bản thân cháu cũng chỉ được dạy critical thinking qua một lớp học luyện thi Toefl, chứ không được dạy trong nhà trường, nên kiến thức về nó không nhiều. Bác sửa tức là bác truyền đạt kinh nghiệm của bác cho cháu, cháu phải cảm ơn lắm chứ.

Chi.

Tôi nghĩ chữ "phản biện" ở đây dùng có thể đúng. Như trong các trường đại học và viện nghiên cứu, sau khi làm luận văn, đề tài, những tài liệu này đều phải được đưa cho những người có chuyên môn cao để đánh giá chất lượng bài đã được làm. Những người này được gọi là "người phản biện" của luận văn (để phân biệt với những thầy hướng dẫn là người luôn ủng hộ nội dung luận văn). Nhiệm vụ của người phản biện này là đọc luận văn và như ý trong bài đã viết :"tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác". Nếu những ý kiến phản bác (hoặc là các câu hỏi thêm) đưa ra trong Hội đồng bảo vệ đề tài được người thực hiện đề tài bảo vệ và làm sáng tỏ đầy đủ thì coi như bảo vệ thành công. Ngược lại, họ không thể trả lời được cho những ý kiến phản biện này thì có thể việc bảo vệ đề tài sẽ không thành công, cần làm lại hoặc sẽ có điểm kém. Tôi có vài ý giải thích thêm như vậy về chữ "phản biện" phù hợp với nội dung về cách "tư duy" mà bài đã viết.
Còn chữ "biện luận" thì có vẻ không phù hợp lắm, nó không nói lên ý chính của việc làm này là đi tìm một suy nghĩ ngược lại, tìm các điều còn chưa sáng tỏ hay còn sai của một ý, một phương hướng giải quyết trong một nghiên cứu khác đã có. "Biện luận" chỉ nói lên được là phân tích và kết luận.
Do vậy, nếu bài này để nguyên tên là "tư duy phản biện" thì bỏ interwiki đi, như anh LĐ đã viết ở trên vì nó chỉ là một phần của "tư duy biện luận". Còn nếu chuyển thành "tư duy biện luận" thì có vẻ không phù hợp với nội dung chính đã có trong bài và với mục đích của người khởi viết là viết về "tư duy phản lại ý kiến người khác". Casablanca1911 03:28, 12 tháng 8 2006 (UTC)
Như LĐ đã viết ban đầu nếu là phản biện thì phải có hoặc chính biện hay một vài dạng biện luận đang bị xem xét bởi phản biện. Và nếu như dùng nghĩa phản biên' như vậy thì 'không thể link hay dịch thành critical thinking nhưng bài này thì lại được mở ngoặc đơn và bên dứơi được link qua bên Anh ngữ cũng như phần reference lại được dẫn tới khái niêm critical thinking . Đó là lí do LĐ đưa bàn thảo. Đọc thấy thốn mắt nên mói phải lên tiếng.

Em paste cái phần định nghĩa "phản biện" của bác vào bài được không ạ?

Chi.

Vẫn nên đợi thảo luận thêm, còn nghĩa trên là tôi mới viết theo suy nghĩ cá nhân thôi, còn định nghĩa chính xác thì phải tham khảo lại tài liệu hoặc để nhờ anh LĐ viết cho. Casablanca1911 04:31, 12 tháng 8 2006 (UTC)
Thôi CasaBlanca viết lại phần khái niệm đi.
Tóm lại: Hoặc là đổi tên bài và viết lại hoặc là phải bỏ hết các link tới "critical thinking". Theo như xu hương và nội dung bài thì bạn Chi có thể chỉ cần xóa các link tới "critical thinking" mà thôi.
LĐ.

      XIN ĐƯỢC GÓP CHÚT Ý KIẾN

Trên thế giới thống nhất dùng thuật ngữ “critical thinking” để ám chỉ một kiểu tư duy có tính phê phán, còn kiểu tư duy đó như thế nào, phê phán ra sao, thì mỗi học giả mỗi định nghĩa khác nhau. Về nguồn gốc từ nguyên, theo bản dịch của Trịnh Thị Ly và của tổ chức Foundation for Critical Thinking thì thuật ngữ “critical” có nguồn gốc từ chữ “kriticos” (phán xét, nhận định một cách sâu sắc, sáng suốt) và chữ “kriterion” (tiêu chuẩn có ý nghĩa)của Hy Lạp. Căn cứ theo từ nguyên gốc Hy Lạp này thì TDPP là những nhận định, những phán xét sáng suốt và sâu sắc dựa trên các tiêu chuẩn có ý nghĩa. Trong một số từ điển tiếng anh thì từ critical được định nghĩa như sau: theo từ điển Oxford thì critical có 5 trường nghĩa bao gồm: 1. Bày tỏ sự không chấp nhận; 2. Quan trọng; 3. Nguy hiểm/ nghiêm trọng; 4. Phán xét một cách cẩn thận; 5. Đánh giá, phê bình trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật. Theo từ điển Cambridge thì critical có nghĩa trong cách dùng của người Anh như sau: 1. Không hài lòng; 2. Quan trọng; 3. Đưa ra bình phẩm; 4. Nghiêm trọng. Trong cách dùng của người Mỹ như sau: 1. Quan trọng; 2. Rất tệ; 3. Đánh giá trong giải trí; 4. Chê bai. Ngoài ra trong toán học critical còn có nghĩa là tới giới hạn. Ở Việt Nam khi dịch thuật ngữ “critical thinking” thời gian gần đây có nhiều sự tranh cãi, trước đây thuật ngữ này được dịch với tên: tư duy phê phán. Nhưng gần đây nhiều người lại dùng với tên: tư duy phản biện. Trường phái này cho rằng từ phê phán chỉ xem xét mặt tiêu cực, mà không mang ý nghĩa đánh giá cho những cái tốt của hiện tượng, sự vật . “Phê phán là từ chỉ hành động chỉ ra cái chưa tốt, cái sai lầm, từ này không bao hàm ý nghĩa “đánh giá” . Gốc nghĩa tiêu cực này xuất phát từ đâu thì không thấy các tác giả trích dẫn, tuy nhiên khi tra cứu từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2003, tr. 776) chúng tôi thấy định nghĩa từ phê phán như sau: “Vạch ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án”. Tuy nhiên từ phản biện trong từ điển này được định nghĩa như sau: “Đánh giá chất lượng một công trình khoa học khi công trình được đưa ra bảo vệ để lấy học vị trước hội đồng chấm thi” (tr. 764). Tuy nhiên nếu tra cứu cẩn thận trên tinh thần phê phán thì hai từ phê phán và phản biện là từ ghép và có yếu tố Hán Việt. Phê phán: bao gồm hai yếu tố là phê (批) và phán (判). Phê có nhiều nghĩa, trong số đó có ý : phân xử, đoán định, phán quyết phải trái; phán đoán, bình luận. Trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì phê có một nghĩa là bình luận điều phải trái, tốt xấu (Đào Duy Anh, 2005, tr 571). Phán có nghĩa là: xem xét, phân biệt; rõ ràng, rõ rệt; dứt khoát về một việc gì đó . Theo Đào Duy Anh (2005, tr. 558) thì phán có một nghĩa là xét - định đều phải điều trái. Từ phê phán (批判) có nghĩa: bình luận, phán đoán; phủ định, bác bỏ; xét đoán và bày tỏ ý kiến . Còn trong từ điển của Đào Duy Anh (tr. 571) thì phê phán là phán – định, bình – phẩm, xét đoán. Từ phản biện không có trong từ điển của Đào Duy Anh, cũng như một số từ điển khác, tuy nhiên từ phản (反) có nghĩa là: trái ngược; suy xét. Từ biện (辩) có nghĩa là: cãi, tranh luận; cãi lẽ, tranh cãi, tranh biện; cãi, tranh luận. Vậy từ phản biện có thể hiệu (một cách tương đồng với từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê) là: tranh luận ngược lại, cãi lại một cách có suy xét, nghĩa này hoàn toàn phù hợp với thực tế của từ phản biện trong hội đồng phản biện. Nếu phân tích chiết tự như trên, chúng ta có thể hiểu rõ ràng hai từ này. Trong từ phê phán ngầm chứa từ phản biện, do đó không thể dùng từ phản biện để thay thế nghĩa cho từ phê phán. Từ Critical không chỉ có một nghĩa tranh luận ngược lại (với nghĩa bày tỏ ý kiến) mà còn có nghĩa bình luận (phê bình), phán đoán, xét đoán, chê bai và bát bỏ (phủ định). Như vậy dịch từ critical thành phản biện thì không phù hợp, mà phải dịch thành phê phán.


Một số nguồn:

 R. Brooker (2012), Về khái niệm Tư duy Phản biện, (Trịnh Thị Ly dịch), SỐ 234, Tạp chí: Văn hoá Nghệ An.
 Foundation for Critical Thinking (2015), The Concept of Critical Thinking and Problem Solving Used in the Study, truy cập ngày 15/12/2015, tại trang web http://www.criticalthinking.org/pages/center-for-critical-thinking/401.
 http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/critical?q=critical
 http://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/critical
 Nguyễn Phương Thảo (2015), Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua đối thoại trong dạy học môn Toán ở trường Trung học Phổ thông, Luận án Tiến sĩ ngành: Lý luận và Phương pháp Dạy học Toán; Mã số: 62140111, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
 Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang (2011), Tư duy Phản biện - Critical Thinking, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, truy cập ngày 10/12/2015, tại trang web http://www.ier.edu.vn/content/view/429/186/.
 Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn Ngữ Học, NXB Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng.

http://hvdic.thivien.net/word/%E6%89%B9, ntc 15/12/2015

 Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
 http://hvdic.thivien.net/word/%E5%88%A4, ntc 15/12/2015
 http://hvdic.thivien.net/word/%E6%89%B9%E5%88%A4
 http://hvdic.thivien.net/word/%E8%BE%A9

Studenthope01 (thảo luận) 02:03, ngày 17 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Lớp học tư duy[sửa mã nguồn]

OK, vấn đề là LĐ may mắn được "train" khá nhiều các lớp về tư duy sáng tạo nên LĐ có lẽ hiểu từ này bác LĐ cho địa chỉ mấy chỗ bác học ( nếu ở Việt Nam ) được không ạ ! o^__^o Chi.

LĐ tự học khi ở VN, Sang Hoa Kì mới được đào tạo bởi các lớp training. Bạn có thể đọc thêm các phương pháp LĐ viết ở đây [2].
Nếu bạn đã vững ngoại ngữ thì chỉ cần vào "www.google.com" rồi gõ từ khóa critical thinking OR lateral thinking thì sẽ tìm ra rất nhiều bài vở dạy các phương pháp tư duy sáng tạo ...Chỉ sợ lúc đó ngán không thèm đọc nữa thôi. LĐ
Qua thảo luận này, anh LĐ lại có người xin địa chỉ đấy nhé ! Không biết là anh LĐ được "train" nhiều hơn hay được "teach" nhiều hơn nhỉ ? Ở Việt Nam thì trong trường ĐH có dạy môn này mà (hình như các trường kỹ thuật), nhưng bạn phải sau đại học thì mới được học. Casablanca1911 07:43, 12 tháng 8 2006 (UTC)
Ở Mỹ khi đi làm hãng bạn sẽ được "train" tùy theo "career path" thường khi đã vào đến Tech Path họ không đòi hỏi gì ngoài khả năng làm việc và họ train tới nơi tới chốn hơn ở VN mỗi lớp training là chừng 3-10 ngày tiền học vài ngàn USD cho 1 học viên là chuyện thường. Họ thuê GS về dạy riêng cho các nhóm người làm công chứ không gửi đến trường. (Anh BM chắc biết chuyện này). LĐ ngày xưa học sau ĐH ở VN môn toán nhưng chưa có ai dạy (chắc tại thời gian đó ĐH SP mới mở cao học nên không có? Còn việc có người hỏi địa chỉ thì LĐ đã có nhiều bạn hỏi lắm; nhất là ở Mỹ, khi còn ở ĐH cứ tới mùa thi thì "cả đống" người hỏi đòi học thi chung đến khi thi xong mùa nghĩ họ rủ nhau đi chơi quên mất "ông cụ non" (chả là vì LĐ hồi xưa nghèo quá nên chả ai dám "chung nghèo"). Còn giờ thì chai rồi không hiểu nổi ý bóng gió của CasaBlanca mà cũng không dám "chao động như mùa thu ngọt ngào".
Hóa ra ngủ hông được là tại có người viết về "LĐ" ở đây.
Chúc mọi người dzui dzẻ -- LĐ (70.252.12.90 10:14, 12 tháng 8 2006 (UTC))

Tư duy phê phán[sửa mã nguồn]

Theo nguồn này tư duy phê phán thì critical thinking là tư duy phê phán Llevanloc (thảo luận) 07:24, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]