Thảo luận:Tục ngữ Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Có thể redirect Ngạn ngữ Việt Nam vào Tục ngữ Việt Nam không? Tôi tra từ điển và thấy cả hai đều là proverb cả. Hay trong tiếng Việt ngạn ngữ và tục ngữ khác nhau? Great Student of Hippocrates 12:41, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy mấy dòng đầu nói chung chung về tục ngữ, nên chuyển sang trang Tục ngữ. Trong trang Tục ngữ Việt Nam nên viết về những tục ngữ của người Việt thôi. Great Student of Hippocrates 13:02, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi không hiểu tại sao bài Tục ngữ lại được redirect đến Tục ngữ Việt Nam??? Great Student of Hippocrates 13:04, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hình như "tục ngữ" thường có vần điệu (nên) hay dùng để chỉ "Tục ngữ" VN, còn "ngạn ngữ" thì không cần vần điệu, và do đó hay dùng cho "ngạn ngữ" nước ngoài? Tôi chưa bao giờ nghe thấy "ngạn ngữ Việt Nam" hay "tục ngữ Pháp" cả.(Tmct 13:17, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC))[trả lời]
Tôi đang đọc quyển Ngạn ngữ Việt Nam mà :-)). Great Student of Hippocrates 13:33, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
À, thế thì bây giờ đã được nghe thấy rồi :) (Tmct 14:37, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC))[trả lời]


Ca dao & Tục ngữ[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ rằng các câu sau đây mà bạn đã trình bày là ca dao không hẳn là tục ngữ (thuộc thể thơ lục bát):

Cười người chớ khá cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.


Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.


Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
"Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền." Theo tôi những câu trên là tục ngữ, và tôi đã lấy chúng trong sách về Ngạn ngữ Việt Nam và thế giới. Great Student of Hippocrates 15:10, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nếu không có gì cần lý giải đề nghị tác giả lấy chúng ra. Ngoài ra. tôi đã tạm xếp chúng lại theo thứ tự alphabet. Chúc may mắn. LĐ

đây người ta gọi là "Tục ngữ với hình thức ca dao". Nhờ Gsh tra giúp quyển "Ngạn ngữ" Việt Nam luôn xem phân biệt tục ngữ ca dao thế nào. (Tmct 14:42, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC))[trả lời]

Wikipedia và sưu tầm[sửa mã nguồn]

Theo tôi thì lấy toàn bộ ra, chỉ có thể nêu vài câu trộn lẫn vào bài viết để làm thí dụ, chứ ghi "nổi tiếng" thì dựa vào đâu để nói câu này nổi tiếng hơn câu kia. --Á Lý Sa (thảo luận) 14:27, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Nổi tiếng có nghĩa là hay được sử dụng. Great Student of Hippocrates 14:33, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Nhưng lý do để chọn câu này, bỏ câu kia để đưa vào danh sách đó? Nếu sưu tầm thì WikiSource có lẽ thích hợp hơn. --Á Lý Sa (thảo luận) 14:36, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Một số có nghĩa là chỉ một số tục ngữ được chọn thôi, làm sao mà viết hết chúng ra đây được? Great Student of Hippocrates 15:07, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Không loại trừ được việc một người khác xoá một số câu hoặc toàn bộ các câu trong danh sách của bạn, rồi thêm vào một số câu khác mà họ cho là nổi tiếng hay thông dụng hơn, rồi người khác nữa lại làm như vậy. Bên cạnh đó, wikipedia không thích hợp cho thi tuyển, văn đàn. --Á Lý Sa (thảo luận) 15:17, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]