Thảo luận:Thống chế (Anh)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôi sửa một số nguyên soái thành thống chế vì theo thông lệ dịch ở Việt Nam hiện nay, marshall của các nước xã hội chủ nghĩa dịch là nguyên soái, còn của "các nước còn lại" dịch là thống chế. Từ Thống tướng ít được dùng hơn, ví dụ sách về thế chiến II vẫn gọi là Thống chế Eisenhower. Nhưng tôi nhớ có "gặp" Thống tướng Maxwell Taylor, vả lại General of the Army dịch ra Thống tướng là đạt. --Avia

Nên đổi tên bài này thành Danh sách các Thống tướng, Thống chế và Nguyên soái --Nguyễn Việt Long 10:52, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Như vậy dài dòng lắm. Dù sao thì đó chỉ là "3 trong 1". Avia (thảo luận) 07:39, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Liên Xô/Nga[sửa mã nguồn]

Về tên các nguyên soái Liên Xô/Nga, theo tôi nên theo version của Thái Nhi, tên có đủ 3 chữ tên + phụ danh + họ, vì đó là cách gọi của người Nga, thay vì chỉ có tên + họ theo kiểu Anh. Tôi vẫn biết gọi kiểu Anh phổ biến hơn, nên chúng ta sẽ làm redirect cho các tên 2 chữ như Joseph Stalin... về Iosif Vissarionovich Stalin chẳng hạn. --Avia 02:07, 22 tháng 7 2005 (UTC)

Đồng ý. Tôi đã để dành tên giữa của mấy ông này cho bài viết nhưng thêm vào đây càng tốt. Tôi cũng sẽ dần dần tách bài này ra các danh sách nhỏ hơn (đếm mấy ông marshal của Anh, của Pháp và của Đức thì phải cần maý tính!). Mekong Bluesman 03:16, 22 tháng 7 2005 (UTC)

10 nguyên soái CHND Trung hoa được phong cùng đợt, nhưng không biết có cùng ngày? Nếu cùng ngày (chung 1 quyết định) thì xếp theo thứ tự nào; nếu họ không có thứ tự chuẩn (được kê trong danh sách chính thức) thì chúng ta xếp theo ABC tiếng Việt hoặc theo năm sinh. --Avia (thảo luận) 09:15, ngày 22 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

10 nguyen soái Trung Quốc được phong cùng đợt, cùng ngày. Thái Nhi 07:48, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi sửa 10 vị được phong thành 10 "người" vì rằng chẳng có lý do nào người Việt chúng ta phải gọi họ là "vị" một cách tôn kính cả.Coi chừng 1 số vị đó vào năm 1979 còn ra lệnh đánh vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Tôi có đọc một câu của người xưa " mặc ai kể lể công lao riêng ta xét tội" về việc thay vì ca ngợi chiến tích "da ngựa bọc thây" oai hùng của Mã Viện để nói về lòng tiếc thương Hai Bà đã tuẩn tiết. Chúng ta là người dân nước Việt thì không thể "khách quan" để mà ca ngợi anh hùng nước bạn Trung hoa, họ giỏi, họ tài hãy để sử sách và con dân họ ngợi ca là quá đủ rồi, can cớ chi mà chúng ta cũng xía vô. Nếu cần học hỏi thì chúng ta có thể tìm ra trong sử sách của chúng ta những gương trung liệt tương tự để ngợi ca và dạy dỗ cho con cháu nêu gương. Các bạn có cho tôi là hẹp hòi và thiển cận với cố nhân nhưng tôi thì xin chịu chẳng thể ca ngợi Phục Ba tướng quân anh hùng được.