Thảo luận:Văn minh lúa nước

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Vanminhhanoi trong đề tài Không đi sâu vào kỹ thuật
Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn hóa làng xã Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về văn hóa làng xã Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

Tên bài rất là hay và viết bài này sẽ rất có ý nghĩa, chỉ tiếc rằng nội dung được nhặt từ rất nhiều nguồn trên Net mà chưa được kiểm chứng, mặt khác sắp xếp thông tin không có hệ thống,không được chắt lọc và tổng hợp nên người đọc rất khó hiểu! đề nghị các bạn thành viên tham gia giúp sức để hoàn thành bài viết này có chất lượng!--Duongdttt 15:43, ngày 7 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Quê hương lúa nước ở vùng Đông Nam Á[sửa mã nguồn]

Theo như trong bài viết, kết quả khảo cổ cho thấy lúa được tìm thấy trong hang Diaotonghuan phía nam sông Dương Tử, di tích thứ hai gần hồ Động Đình phía nam sông Dương Tử, di tích văn hoá Hemudu thì ở sông Tiền Đường. Những địa danh này thuộc Trung Quốc, nhưng câu cuối lại là Ngày nay, hầu như đã được giới khoa học quốc tế, kể cả khoa học gia hàng đầu Trung Hoa đồng thuận : quê hương lúa nước ở vùng Đông Nam Á. thì tôi thật không hiểu, theo tôi thì người ta không tính Trung Quốc vào Đông Nam Á. Nếu quê hương lúa nước ở vùng Đông Nam Á thì phải có các kết quả khảo cổ khác chứng minh là ở Đông Nam Á có lúa trước các khu vực ở sông Dương Tử với Tiền Đường chứ? Phan Ba 14:52, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Người Hemudu giống người thuộc chủng nam Mongolic, tức là chủng của người Việt Nam ... Vì người Hemudu có nền văn minh lúa nước lên đến trình độ rất cao vào 7.000 năm trước, như vậy thì trẻ hơn các tuổi của di chỉ thuộc sông Dương Tử (13.000 năm) rất nhiều, tại sao lại có câu Thật là kỳ lạ, người Việt trong cộng đồng chủng Mongolic là tổ tiên của văn minh lúa nước.?

Tổ tiên người Việt thuộc thuộc chủng nam Mongolic, chủng Mongolic giống người Hemudu, từ đó suy ra người Việt cũng là tổ tiên của văn minh lúa nước, tôi e như thế thì suy diễn hơi xa một tí. Phan Ba 14:52, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi, trước tiên câu "Điều kiện đồng bằng sông Hồng là nơi rất thích hợp cho lúa hoang và sau này là lúa trồng. Thật là kỳ lạ, người Việt trong cộng đồng chủng Nam Mongoloid là tổ tiên của văn minh lúa nước." cần phải xác minh lại tính chính xác khoa học tránh những suy luận cảm tính. Vì những lý do sau đây:
  1. Lúa hoang đã xuất hiện trên thế giới trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm nên gán với Việt Nam thì hơi chủ quan. Đấy là lịch sử xuất hiện chi lúa nói chung (Lịch sử cây lúa)
  2. Các bằng chứng được giới khoa học chấp nhận hiện nay là bằng chứng về khảo cổ học và sinh học phân tử. Những bằng chứng này nhất thiết phải được công bố trên các academic journal bởi những nhà khoa học có tiếng. Và những công bố phải càng mới càng tốt.
  3. Đối với thời điểm và vị trí nơi đầu tiên thuần hoá thành công giống lúa châu Á thì nổi trội 3 địa điểm là Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á (trong đó có người nói chi tiết là Việt Nam còn người khác lại cho rằng Indonesia). Tôi đang xây dựng cái bảng Các giả thuyết về nguồn gốc thuần hoá cây lúa để tập kết các tài liệu tham khảo lại cho thấy 1 cái nhìn không thiên lệch.
  4. Một vấn đề khác là có ai có thêm thông tin về hạt lúa cổ nhất VN hiện giờ đang được lưu giữ tại đâu? đã được phân tích bởi ai? bằng những kỹ thuật gì? công bố trên các tạp chí, hội nghị khoa học nào?

Các thông tin của bạn vanminhhanoi mới thêm vào tại đây khá lý thú và tôi hy vọng chúng ta sẽ tìm được tiếng nói chung để thống nhất dữ liệu giữa bài này với bài cây lúa. Vietbio 20:08, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không đi sâu vào kỹ thuật[sửa mã nguồn]

Vanminhhanoi thân mến, nếu đi sâu vào sinh thái cây lúa, kỹ thuật canh tác trồng trọt...thì nên đổi bài này là bài Lúa thì đúng hơn là Văn minh lúa nước--Duongdttt 08:29, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời


Vấn đề Văn minh lúa nước phải hiểu rằng: trình độ canh tác lúa nước tiên tiến thì mới làm chủ cây lúa nước và tạo được đột phá về năng suất, tạo ra sự dư thừa thực phẩm. Vậy cái gì quyết định các giả thuyết mà các nhà khoa học khẳng định đó là văn minh. Đó là:

  • Điều kiện cư trú và phân bổ cây lúa nước, cái này để làm luận điểm cho rằng Đông Nam Á là quyê hương cây lúa nước.
  • Yêu cầu về mức nước, thời vụ, lượng mua, phân bón, giống, chăm sóc, thủy lợi... để nói rằng trình độ canh tác phải có để đạt được văn minh, tiên tiến. Cái này để khẳng định một cách chắc chắn rằng, người xưa phải làm đủ và tối thiểu những yêu cầu cơ bản trên mới có thể gọi là Văn minh lúa nước. Hy vọng mọi người hiểu rằng không thể nói một cách quá ngắn, nhưng cũng không nên quá sa đà vào kỹ thuật canh tác
  • Tại sao có nhiều học giả tranh cãi về biểu tượng con trâu là của văn minh lúa nước: Bởi vì con trâu lội dưới nước 5-6 tiếng liên tục mà không bị thối móng; trong khi đó con lại chỉ cần lội ruộng nước chỉ cần 2 tiếng là thối móng. "Con trâu là đầu cơ nghiêp" là khẳng định kinh nghiệm lâu đời và truyền thống văn minh lúa nước.Vanminhhanoi 14:08, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chủ đề của bài viết này ngoài tầm hiểu biết của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng đồng ý với Dương là nên cần định nghĩa hoặc chí ít cũng mô tả rõ nội hàm của từ Văn minh lúa nước thì mới xây dựng kết cấu bài viết hợp lý và rành mạch. Vietbio 15:53, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi viết lại phần dẫn nhập để bài viết có tính từ điển hơn. Về một số chi tiết có thể cần chỉnh lại. Vietbio 10:38, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của con người đó là con người đã tự sản xuất, cất giữ thực phẩm và tạo được một lượng thặng dư ngoài những nhu cầu cho mình: luân canh các loại cây trồng, thuần hóa động vật hoang dã thành vật nuôinông nghiệp được hình thành từ đó.

Cây lúa nước cũng nằm trong sự phát hiện của con người tiền sử. Sự phát triển của cây lúa nước đòi hỏi nhiều yếu tố để hình thành một nghề tạo ra lương thực và một tầng lớp dân cư chuyên canh trong nông nghiêp - nông dân. Các nông dân phải kết hợp khai khẩn và bảo vệ mùa màng, chống lại thú dữ, lụt lội và các thiên tai khác, hình thành các cụm dân cư. Cùng với sự phát triển của cây lúa nước đã hình thành làng xã, văn hoá và tập tục làng xã hình thành từ đó.



Cũng được, tôi sẽ sửa lại một chút, không nhất thiết phải là đồng bằng duyên hải, con người chỉ cần biết tạo ra các khu đất bằng phẳng, biết dẫn nước tưới, tiêu nước dư... là đã có lúa nước...!Vanminhhanoi 08:06, ngày 10 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời