Thảo luận Tập tin:Hue-MauThan-Communist-Massacre-1968.jpg

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Casablanca1911 trong đề tài Tính xác thực

Tính xác thực[sửa mã nguồn]

Người tải hình lên cần cho biết dựa vào đâu để xác nhận đây đúng là hình như được miêu tả. --Á Lý Sa (thảo luận) 02:27, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ngoài ra, theo tôi hiểu thì chỉ có quan tài của liệt sỹ hay lãnh tụ thì mới được phủ cờ. Nhưng những quan tài trong ảnh đều có phủ cờ. Đó là những quan tài của là của dân thường hay của quân nhân? nếu của dân thường thì tại sao lại có hình cờ Việt Nam Cộng hòa? còn nếu là của quân nhân thì vụ thảm sát này là thế nào? quân đội bên này "thảm sát" quân đội bên kia? (Tmct 15:31, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tôi tạm thời sửa nội dung bình luận trong bài Chiến tranh Việt Nam. Khi nào có ý kiến của người đăng hình thì chúng ta có thể sửa lại cho đúng. 141.53.194.251 17:09, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

--

Xem: http://www.saigon.com/regions/hue/gallery/index.php3?album=Tet&photo=gallery/hue03.jpg

Chú thích của ảnh: President Thieu (inset in picture) [d]elivers address before rows of coffins at Hue mass burial held last October. Tiếng Việt: Tổng Thống Thiệu đọc diễn văn trước những hàng quan tài tại cuộc chôn cất tập thể tháng 10 vừa qua.

Đây là 1 cuộc chôn cất tập thể những người dân bị Cộng quân tàn sát trong 25 ngày chiếm đóng Huế vào Tết Mậu Thân, 1968.

Lý do các quan tài được phủ cờ là bởi vì những người dân này đã bị tàn sát (massacred) một cách dã man. Nhiều người đã quân Cộng Sản chặt đầu, chôn sống, và xử bắn tại chỗ. Vì tính chất dã man và tàn bạo của sự việc, những nạn nhân này đã được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phủ cờ khi chôn cất.

Không chỉ có quân nhân khi chết đem chôn mới được phủ cờ. Các nguyên thủ quốc gia và các công chức lớn trong chính quyền, như là cấp bộ trưởng, khi chết cũng được có cờ phủ quan tài. Theo lệnh của nguyên thủ quốc gia, dân thường cũng được hưởng vinh dự này nếu lúc sống họ có công lao lớn với Tổ Quốc, hoặc phải hứng chịu những bất hạnh hoặc tai họa lớn lao, như chết hàng loạt vì bị sóng thần, hoặc chết vì bị Cộng Sản tàn sát tập thể.

Các nạn nhân của sự tàn sát của Cộng Sản ở Huế Tết Mậu Thân, 1968, được phủ cờ là vì vậy.

Vì thế:

  • Tôi yêu cầu người thay đổi caption tôi viết reverse lại phần này theo đúng ý nghĩa của tấm hình.
  • Các bạn nào còn thắc mắc là tại sao dân thường khi chết cũng được phủ cờ thì nên tự nghiên cứu trước khi hỏi người khác. Đây là kiến thức rất là căn bản. Còn nếu các bạn vẫn chưa thấy được sự tàn bạo của Cộng Sản trong Tết Mậu Thân ở Huế, hãy xem thêm:

http://www.saigon.com/regions/hue/

http://ngothelinh2.tripod.com/GiaiPhong/index.html

http://ngothelinh.tripod.com/BaoChi_ve_ThamSat_Hue.html

Hochiminh cc 05:56, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Rất tiếc những cái link đó không có chút thông tin nào khẳng định tính có thựcđúng với những gì bạn miêu tả về tấm hình. Bạn lưu ý là hiện đang nói về tính giá trị của tấm hình, đừng thảo luận không liên quan đến vấn đề này. Bạn cần dẫn chứng về
  • nguồn gốc tấm hình: ai chụp, chụp ở đâu, chụp khi nào, đăng tải (published officially) ở đâu, khi nào
  • thông tin hỗ trợ: lệnh phủ cờ: quyết định ai ký, số mấy, khi nào?
Vì nội dung tấm hình gắn liền với sự kiện còn tranh cãi, nên nguồn gốc cần phải rõ ràng. Trước khi thảo luận này đưa ra kết quả cuối cùng, caption của bạn không đủ valid để dùng. Trong 24h tới nếu tấm hình này không được chứng minh tính giá trị, nó sẽ được lấy ra khỏi bài viết. --Á Lý Sa (thảo luận) 06:19, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
"Đây là 1 cuộc chôn cất tập thể những người dân bị Cộng quân tàn sát trong 25 ngày chiếm đóng Huế vào Tết Mậu Thân, 1968" Tôi chưa thấy có chứng cứ gì nói lên nội dung câu trên là về bức ảnh này, nghĩa là, nguyên do của những quan tài này là từ tàn sát của Cộng quân. Đề nghị bỏ câu này nếu không có chứng minh. Casablanca1911 06:45, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Theo tôi thì miêu tả nguyên thủy của hình có ghi là những quan tài này được lấy từ vụ chôn tập thể (mass burial). Nếu cần thì ghi nguyên văn (đã dịch) miêu tả nguyên thủy. 193.52.24.125 06:48, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tính xác thực của ảnh còn chưa minh chứng thì đề nghị không bỏ ảnh ra khỏi bài viết. Nếu không, tôi e rằng các ảnh tương tự như vậy sẽ có cách lên viwiki hết mà lại tránh được Firewall từ Việt Nam. Casablanca1911 06:57, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Wikipedia không bị sự kiểm duyệt của ai, nó không thể vì mối đe dọa tường lửa mà không đưa thông tin không có lợi cho một phía nào. Nguyễn Hữu Dng 07:01, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ít nhất là việc Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa có đưa ra ảnh như vậy là việc có vẻ thực và xứng đáng đưa lên đây. Tôi không thấy có vấn đề nghiêm trọng trong chuyện này.193.52.24.125 07:02, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sao tôi chẳng vào được cái trang đó để xem có đúng là ghi nguồn của Đại sứ quán VNCH hay không, thử hết cách rồi, theo cả cách archive mà DHN lần trước đã chỉ. Mà Đại sứ quán VNCH không thấy có trên Internet, ngoài việc nhắc đến trong truyện "ván bài lật ngửa" thì không hiểu có thể tin tưởng được không. Casablanca1911 07:20, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chuyện "ván bài lật ngửa" nhắc đến gì cơ?193.52.24.125 07:28, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Wayback Machine có lưu một số trang. Nguyễn Hữu Dng 07:31, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xem Google [1] Dùng trang trên cũng không vào được. Casablanca1911 07:34, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thông tin nguồn của hình nằm trong hình bìa và bằng tiếng Anh, cho nên không thể search chữ được. Nguyễn Hữu Dng 07:40, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ý tôi là, giả sử hình trên đúng là có nguồn gốc từ Đại sứ quán VNCH, bây giờ làm cách nào để tôi tìm hiểu thông tin về tổ chức này được. Hay cũng chỉ giống như là ảnh có ở nhà ông X, ông Y nào đó thôi. Casablanca1911 07:46, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ nếu muốn thì phải tìm từ báo chí miền nam trước 75. Những hình này tôi nhớ có trên các báo (lúc đó tôi 5 tuổi và rất sợ những hình ảnh này trên TV và báo chí!) CxKiên 07:51, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Có thể có ai đó có copy scan hình, nhưng có viết rõ số xuất bản. Nếu cần kiểm chứng có thể vào một thư viện lớn như Thư viện Quốc hội (Hoa Kỳ) [2] có lưu giữ những tập san cũ này. Nguyễn Hữu Dng 07:53, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cho rằng những thông tin hiện tại là đúng, thì chính chúng vẫn đặt ra tính giá trị của tấm hình: nội dung của tấm hình có đúng với miêu tả không, hay là được dàn dựng (chẳng hạn) nhằm mục đích tuyên truyền. Vấn đề POV vẫn chưa được loại trừ ở đây. Bản thân tấm hình (nếu không có lời chú thích) không thể hiện được nội dung đặc trưng của nó, cũng làm giảm giá trị của nó. --Á Lý Sa (thảo luận) 08:03, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đồng ý với Á Lý Sa. Casablanca1911 08:13, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ thế này: chúng ta không khẳng định tấm hình cho thấy "tội ác" hay "sự dàn dựng"; chúng ta chỉ khẳng định là có một nguồn đưa ra thông tin như vậy (để nguyên văn là tốt nhất); nguồn này là Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa và có đủ tiêu chuẩn để vào Wikipedia. 193.52.24.125 08:16, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đồng ý. Nguyễn Hữu Dng 08:20, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thế giả sử tôi đưa lời 1 nhận xét chính trị nào đó vào bài, do ông A phát biểu, và ông này thì đến nay đã chết rồi, như vậy có được không ? Casablanca1911 08:27, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời