Thảo luận Thể loại:Tổng biên tập Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tổng biên tập viên?[sửa mã nguồn]

Đề nghị đổi thành "Tổng biên tập viên Việt Nam" hoặc "Nhà tổng biên tập Việt Nam". "Tổng biên tập" là danh từ chỉ "người" tổng biên tập sao? --Baodo 15:45, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thực sự là ở VN, người ta chỉ dùng từ Tổng biên tập để phân biệt với Biên tập viên. Còn khi search Google thì khong có mấy trang dùng từ : "Nhà tổng biên tập đâu". Kể cả trong tất cả báo và tạp chí, họ chỉ ghi Tổng biên tập:Nguyễn Văn X, Phó Tổng biên tập: Nguyễn Văn Y. Chứ không thêm từ "nhà" vào đâu. Nhân tiện đây, hỏi anh Baodo luôn là "Giám đốc" hay "chủ tịch" có phải là chỉ người không ? Casablanca1911 16:02, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  • ...người ta chỉ dùng từ Tổng biên tập để phân biệt với Biên tập viên có lẽ Casa lầm. Gõ "Tổng biên tập viên" google thử xem sao (vì cái này Casa kiểm soát được, tôi dùng sách), và đây cũng chính là từ đúng và đầy đủ cho tên bài/thể loại. Câu trích dẫn của Casa cũng chứng minh là chữ "viên" đi sau là một điều cần thiết, việc bỏ chữ "viên" trong bài viết có thể là bất đắc dĩ để hợp mạch văn, hoặc có thể người viết,... hơi dốt.
  • họ chỉ ghi Tổng biên tập:Nguyễn Văn X, Phó Tổng biên tập: Nguyễn Văn Y. Chứ không thêm từ "nhà" vào đâu: Vâng, trong câu trích trên thì "Tổng biên tập:.." là danh từ chỉ công việc của người xxx được ghi sau đó đảm nhận.
  • "Giám đốc" hay "chủ tịch" có phải là chỉ người không: Cho hỏi ngược lại: Có ai dùng hai từ này như danh từ chỉ một hành động/công việc hoặc dùng như một động từ (như "biên tập") hay không?

Casa biết tiếng Đức vậy thì nên dịch hai từ dưới ra sao theo cách đồng hoá Tổng biên tập = Tổng biên tập viên bên trên?

  • Hauptredaktion = ?
  • Hauptredakteur (Chefredakteur)= ?

--Baodo 20:35, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bác Baodo ơi, "tổng biên tập viên" đúng, mà "tổng biên tập" với nghĩa giống hệt cũng đúng rồi (ít nhất là bây giờ).
Tra google "tổng biên tập viên" [1] được 169 hit. Còn tra "tổng biên tập" nhưng không chứa "tổng biên tập viên" [2] được khoảng 2,140,000 hit.
Còn việc làm sao dịch được 2 từ tiếng Đức cho ra hai từ tiếng Việt khác nhau thì.... nhiều trường hợp là không được, vì tiếng Việt nó đồng âm khác nghĩa thế, cả tiếng Anh cũng còn dùng động từ và danh từ giống hệt nhau mà. (Chẳng hạn nếu không có ngữ cảnh thì giữa "cook" và "cook" ai biết được đâu là nấu bếp đâu là đầu bếp?) Có mấy ngôn ngữ đọ với tiếng Đức được đâu bác? (Tmct 21:40, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC))[trả lời]
Tôi đâu lấy tiếng Đức ra so với tiếng Việt đâu. Nhưng khi tra có loại những từ "ông, bà, người..." đi trước "biên tập viên" chưa?

Nhưng mà không có người nào làm công việc tổng biên tập (động từ) các bài viết mà lại không giữ chức danh Tổng biên tập cả. Tương tự, không có người nào làm giám sát, quản lý (theo đúng công việc của 1 giám đốc) mà làm không làm giám đốc cả. Như vậy, từ "tổng biên tập" bây giờ có thể được hiểu như một danh từ và không phải từ chỉ công việc làm cụ thể. Khi chúng ta ghép từ "viên" vào "Tổng biên tập", nghĩa của từ "tổng" bây giờ sẽ khác (sẽ là bao gồm).(Con số tổng biên tập viên ở Tòa báo X là 50 người...). Trong một Tòa báo hay Tạp chí thì chỉ có một người là Tổng biên tập (đây chính là Chefredakteur), chứ không có nhiều Tổng biên tập. Còn Hauptredaktion có thể dịch là biên tập viên chính. Ngoài ra, Google cho kết quả có từ "tổng biên tập viên" là từ các trang của người nước ngoài làm là chủ yếu nên từ này có lẽ được suy ra từ ngoại ngữ rồi chuyển sang tiếng Việt. Casablanca1911 00:29, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Casa muốn lập cat "chức" Tổng biên tập hay Người giữ chức Tổng biên tập? Tôi thấy trong cat. chỉ toàn là người Tổng biên tập, tức là "Tổng biên tập viên". Thêm nữa, chữ tổng 總 còn có những nghĩa khác hơn Casa ghi bên trên, những ví dụ bên trên không phá luận cứ tôi được đâu:
  • ① Góp, họp, tóm. Như tổng luận 總論 bàn tóm lại. ||② Tết, như tổng giác 總角 tết trái đào, lúc còn bé kết tóc làm trái đào, nên lúc bé gọi là tổng giác. ||③ Ðứng đầu, cầm đầu. Như tổng thống 總統 chức tổng thống cầm đầu cả việc nước. ||④ Tổng, họp mấy làng lại làm một tổng. ||⑤ Bó dạ. ||⑥ Hết đều. ||⑦ Cái trang sức xe, ngựa.
Vậy có phải tổng = "general và in chief" không? Sai chỗ nào?
Còn Hauptredaktion có thể dịch là biên tập viên chính. - Casa có đọc từ Hauptredaktion kĩ chưa vậy mà ghi Biên tập viên chính?

Nếu sửa như Baodo viết thì đề nghị sửa Thể loại:Đạo diễn Việt nam thành Thể loại:Đạo diễn viên Việt Nam, vì đạo diễn không phải chỉ "người" đạo diễn, đó là một động từ, cần thêm chữ "viên" nữa. Casablanca1911 06:03, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nếu dùng những ví dụ này qua lại thì tự nhiên common sense sẽ mất đi và sẽ có bút chiến. Tôi không có thời giờ mà cũng không muốn bút chiến cho chuyện nhỏ này nữa. Đề nghị bỏ phiếu tên thể loại. --Baodo 11:34, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tại vì anh Baodo bảo tui tìm từ khác cũng dùng như một động từ mà lại. Casa muốn lập Cat người là Tổng biên tập, vì căn cứ theo nội dung các bài đã được đưa vào trong thể loại này, đều thấy ghi ông X là Tổng biên tập chứ không viết là ông X là Tổng biên tập viên. Ngoài ra, trong tiếng Việt, hình như không có chức danh nào chỉ người đứng đầu, quản lý và điều hành một tổ chức hay cơ quan lại có chữ "viên" đi kèm.

"Tổng biên tập" không phải là người chỉ quản lý những biên tập viên mà là quản lý một bộ máy. Họ có thể chỉ là mquản lý thôi và không đụng chạm trực tiếp tới việc biên tập. Chức danh này cũng giống như Giám đốc, Viện trưởng hay Hiệu trưởng,... chỉ có điều đây là trường hợp rất đặc biệt, người ta sử dụng lại một từ đã có là "biên tập".

Và đề nghị xem lại với vi:Thể loại:Tổng đạo diễn hay vi:Thể loại:Tổng quản lý. Casablanca1911 13:11, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn có thể thảo luận tên gọi "tổng quản lý" tại Wikipedia:Tổng quản lý. Hiện nay tên này vẫn là tên tạm và đang có biểu quyết. 134.157.5.208 13:46, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tên đó thì đúng là tên tạm, nhưng vi:Thể loại:Tổng quản lý thì lại không tạm và đã tồn tại lâu rồi. Tôi không thảo luận tên gọi bây giờ, vì bản thân trong các bài viết của vi Wiki vẫn đang sử dụng từ "tổng biên tập" mà đâu có ai đề nghị biểu quyết cách dùng. Hiện tại là chỉ thảo luận về tên Thể loại thôi mà. Casablanca1911 16:02, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ở VN nếu dùng Tổng biên tập viên thì người ta sẽ cho là Tây nói tiếng Việt đấy và không ai dùng như vậy cả. Cũng như "cảnh sát", "công an" có thể chỉ người, chỉ nghề nghiệp, chỉ toàn bộ lực lượng cảnh sát&công an chứ ít khi dùng "cảnh sát viên", "công an viên". Từ "bảo vệ" có thể chỉ người, có thể chỉ hành động. Biên tập viên chính là 1 ngạch trong thang lương chức vụ biên tập viên.--Nguyễn Việt Long 17:09, ngày 1 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tên thể loại[sửa mã nguồn]

Tổng biên tập viên

  1. Đồng ý với tên này. --Baodo 11:34, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]


Tổng biên tập

  1. Đề nghị dùng tên này cho Thể loại. Không phải mọi danh từ trong Tiếng Việt đều bắt buộc phải có cấu trúc xuất phát từ chữ Hán Nôm. Casablanca1911 13:11, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  2. Trời ơi! Chữ gì cũng cải củ, cũng thích sửa lưng nhau, tôi ngán lắm rồi, Tiếng việt ngày nay có xu hướng giản tiện hóa nên chọ thường dùng "Tổng biên tập" hơn là "tổng biên tập viên"... nhưng cái việc này đâu có làm cho sông cạn đá mòn (như cụ "Tú Cốt" mô tả) hay thậm chí làm cho chợ ngưng họp phiên đâu nhỉ ? Một trong những nguyên do khiến nhiều người ngưng viết bài chỉ vì giành nhau từng "cọng cỏ cứt lợn". Thực ra, điều quan trọng nhất là làm cho người đọc hiểu được bản chất của thông tin một cách tường minh, chứ đâu phải học để biết "thế nào là đúng theo luật chính tả" ("luật chính tả" chứ không phải bản thân "chính tả"). Chúc may mắn. LĐ
  3. Theo "nguồn tham khảo" phía dưới. Phan Ba 05:41, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  4. Tổng biên tập. --An Apple of Newton 05:49, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  5. Tổng biên tập. --Nguyễn Việt Long 17:09, ngày 1 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  6. Tổng biên tập. -- Vương Ngân Hà 00:25, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nguồn tham khảo[sửa mã nguồn]

Tổng biên tập: dt. Người đứng đầu bộ biên tập, khối biên tập ở các cơ quan báo chí, xuất bản.

Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên (1999). Phan Ba 05:40, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thể lọai[sửa mã nguồn]

Đúng ra đây là Tổng biên tập báo chí và nên xếp trong thể loại Nhà Báo VN. Ngoài ra còn có Tổng biên tập nhà xuất bản nữa.--Nguyễn Việt Long 17:09, ngày 1 tháng 6 năm 2006 (UTC) Tổng biên tập là chức vụ của nhà báo, không phải nghề nghiệp.--Nguyễn Việt Long 17:13, ngày 1 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Biên tập có phải là một nghề không vậy ? Casablanca1911 04:34, ngày 2 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Biên tập là một nghề trong ngành báo chí, xuất bản, còn Tổng biên tập là chức vụ, chịu trách nhiệm về nội dung xuất bản phẩm. Tổng biên tập báo là chức vụ đứng đầu tòa báo, thời xưa gọi là chủ bút, còn Tổng biên tập nhà xuất bản đứng sau Giám đốc NXB.--Nguyễn Việt Long 17:43, ngày 2 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Như vậy, theo ý bạn là Tổng biên tập và Tổng đạo diễn là khác nhau (về chức vụ và công việc) ? Casablanca1911 03:21, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tất nhiên là khác nhau theo khách quan chứ không phải theo ý tôi. Nếu 1 chương trình phức tạp, có nhiều đạo diễn tham gia thì Tổng đạo diễn là người chịu trách nhiêm cao nhất về chương trình. Ví dụ chương trình khai mạc và bế mạc SEA Games tại VN vừa rồi cũng có 1 Tổng đạo diễn, hình như bà Phạm THị Thành hoặc bà ? Quỳnh (NS ưu tú, từng học ở Ấn Độ, đại biểu QH cũ,tôi quên tên đệm) làm Tổng đạo diễn.--Nguyễn Việt Long 04:53, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đó là Chu Thúy Quỳnh. Ý tôi là, người đó làm Tổng đạo diễn thì họ cũng có tham gia vào việc đạo diễn, và họ cũng làm nghề đạo diễn. Do vậy, người giữ vị trí Tổng biên tập là người làm nghề biên tập. Chúng ta có nên xếp những người thuộc Thể loại : Tổng biên tập (thuộc thể loại:Người Việt theo chức vụ) vào cả Thể loại:Biên tập (thuộc Thể loại: Người Việt theo nghề nghiệp) không ? Casablanca1911 05:40, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Không nên chia quá nhiều tầng nấc thể loại trung gian, vì nếu chi li ra thì có biết bao nhiêu nghề. Hiện nay Wiki đã có tới 8804 thể loại, theo tôi là quá nhiều. Nên "cải cách hành chính", giảm bớt tầng nấc trung gian. Danh nhân biên tập đã có nhà báo, nhà văn là bao quát các biên tập viên nổi tiếng (được vào Wiki) rồi, thậm chí có thể bỏ Thể loại: Tổng biên tập. Xem thêm nhận xét chí lý của MB tại Thảo luận Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam.--Nguyễn Việt Long 07:50, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]