Thế Thuyết Tân Ngữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một phần của bản sao cổ nhất còn tồn tại của Thế Thuyết Tân Ngữ, thế kỷ thứ 7-8, hiện nằm ở Bảo tàng Quốc Gia Tokyo.
Thế Thuyết Tân Ngữ
Phồn thể世說新語
Giản thể世说新语

Thế Thuyết Tân Ngữ (tiếng Trung: 世說新語), được tổng hợp và hiệu đính bởi Lưu Nghĩa Khánh (劉義慶; 403 – 444) dưới triều đại Lưu Tống (420–479) của Nam Bắc triều (420–589). Nó là một bản tổng hợp lịch sử của nhiều học giả, nhạc sĩ và nghệ sĩ Trung Quốc trong thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 4.[1]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách chứa khoảng 1.130 giai thoại lịch sử và phác họa nhân vật của khoảng 600 văn nhân, nhạc sĩ và họa sĩ sống vào thời HánNgụy–Tấn (thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 4). Chẳng hạn, chương 19 có 32 câu chuyện về những người phụ nữ kiệt xuất. Do đó, nó vừa là một nguồn tư liệu tiểu sử, vừa là một bản ghi chép những ngôn ngữ thông tục của thời ấy. Văn bản gốc của cuốn sách được chia thành tám Quyển ( "cuộn"), mặc dù các ấn bản hiện tại thường bao gồm mười tập.[1][2]

Tính chính xác lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù hầu hết các giai thoại và nhân vật đều được chứng thực trong các nguồn tư liệu khác, nhưng các nhà thư tịch truyền thống Trung Quốc đã không phân loại Thế Thuyết Tân Ngữ là một sử thi mà là một tiểu thuyết (小說), một thuật ngữ sau này được dùng để chỉ văn giả tưởng. Một số cho rằng điều này là do việc sử dụng ngôn ngữ thông tục cũng như cách nó không tuân theo các quy ước lịch sử của Nhị thập tứ sử. Sự pha trộn giữa phong cách văn học và ngôn ngữ bản địa đã tạo tiền đề cho truyền thống văn học quần chúng của Trung Quốc sau này. Tiểu thuyết gia Trung Quốc thế kỷ 20 Lỗ Tấn cũng đánh giá cao giá trị thẩm mỹ của cuốn sách.[3][4]

Dịch thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Thế Thuyết Tân Ngữ đã được dịch toàn văn sang tiếng Anh, với lời bình của Lưu Hiếu Tiêu (劉孝標) thời nhà Lương (502–557) trong Shih-shuo Hsin-yü: A New Account of Tales of the World của Richard B. Mather.[3]

Các ngoại bản[sửa | sửa mã nguồn]

Bản thảo:

  • Những mẩu văn bản chép tay từ thời nhà Đường (618–907) (唐寫本殘卷)

Các bản in mộc bản:

  • Phiên bản của Đổng Phân, 1138 (năm Thiệu Hưng thứ 8 triều đại Nam Tống); nguyên bản được giữ tại Nhật Bản (南宋紹興八年董弅刊本,原本存於日本)
  • Phiên bản của Lục Du, 1188 (năm Thuần Hy thứ 15 của triều đại Nam Tống; 南宋淳熙十五年陸游刻本)
  • Phiên bản từ Hồ Nam, 1189 (năm Thuần Hy thứ 16) (淳熙十六年湘中刻本)[5]

Danh mục[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Đức hạnh đệ nhất 德行第一
  2. Ngôn ngữ đệ nhị 言語第二
  3. Chính sự đệ tam 政事第三
  4. Văn học đệ tứ 文學第四
  5. Phương chính đệ ngũ 方正第五
  6. Nhã lượng đệ lục 雅量第六
  7. Thức giám đệ thất 識鑑第七
  8. Thưởng dự đệ bát 賞譽第八
  9. Phẩm tảo đệ cửu 品藻第九
  10. Quy châm đệ thập 規箴第十
  11. Tiệp ngộ đệ thập nhất 捷悟第十一
  12. Túc huệ đệ thập nhị 夙惠第十二
  13. Hào sảng đệ thập tam 豪爽第十三
  14. Dung chỉ đệ thập tứ 容止第十四
  15. Tự tân đệ thập ngũ 自新第十五
  16. Xí tiện đệ thập lục 企羨第十六
  17. Thương thệ đệ thập thất 傷逝第十七
  18. Thê dật đệ thập bát 栖逸第十八
  19. Hiền viện đệ thập cửu 賢媛第十九
  20. Thuật giải đệ nhị thập 術解第二十
  21. Xảo nghệ đệ nhị thập nhất 巧藝第二十一
  22. Sủng lễ đệ nhị thập nhị 寵禮第二十二
  23. Nhậm đản đệ nhị thập tam 任誕第二十三
  24. Giản ngạo đệ nhị thập tứ 簡傲第二十四
  25. Bài điệu đệ nhị thập ngũ 排調第二十五
  26. Khinh để đệ nhị thập lục 輕詆第二十六
  27. Giả quyệt đệ nhị thập thất 假譎第二十七
  28. Truất miễn đệ nhị thập bát 黜免第二十八
  29. Kiệm sắc đệ nhị thập cửu 儉嗇第二十九
  30. Thải xỉ đệ tam thập 汰侈第三十
  31. Phẫn quyến đệ tam thập nhất 忿狷第三十一
  32. Sàm hiểm đệ tam thập nhị 讒險第三十二
  33. Vưu hối đệ tam thập tam 尤悔第三十三
  34. Bì lậu đệ tam thập tứ 紕漏第三十四
  35. Hoặc nịch đệ tam thập ngũ 惑溺第三十五
  36. Cừu khích đệ tam thập lục 仇隙第三十六

Chú thích và Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Endymion Wilkinson. Chinese History: A New Manual. (Cambridge, MA: Harvard University Asia Center, Harvard-Yenching Institute Monograph Series New Edition; Second, Revised printing March 2013, ISBN 9780674067158), p. 732.
  2. ^ NJ Museum Lưu trữ tháng 10 9, 2014 tại Wayback Machine
  3. ^ a b Yiqing Liu, Jun Liu and Richard B. Mather. A New Account of Tales of the World (Shih-Shuo Hsin-Yü). (Ann Arbor: Center for Chinese Studies, University of Michigan, Michigan Monographs in Chinese Studies, 2002). ISBN 089264155X.
  4. ^ Shitong, see Liu Zhiji
  5. ^ 中国哲学书电子化计划 (Chinese Philosophy Digitalization Project)

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nanxiu Qian. Spirit and Self in Medieval China : The Shih-Shuo Hsin-Yü and Its Legacy. (Honolulu: University of Hawaii Press, 2001). ISBN 0824823095.
  • Jack W. Chen. Anecdote, Network, Gossip, Performance : Essays on the Shishuo xinyu (Cambridge: Harvard University Asia Center, 2021). ISBN 0674251172.