Thụ thể VEGF

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thụ thể VEGF
Cấu trúc thụ thể VEGF 1 (VEGFR1)
Danh pháp
Ký hiệu VEGF
InterPro IPR009135
Thụ thể VEGF
Danh pháp
Ký hiệuFLT1
Ký hiệu khácFLT
Entrez2321
HUGO3763
OMIM165070
RefSeqNM_002019
UniProtP17948
Dữ liệu khác
Số EC2.7.1.112
LocusChr. 13 q12
Thụ thể VEGF
Danh pháp
Ký hiệuKDR
Ký hiệu khácFLK1, VEGFR, VEGFR2, CD309
Entrez3791
HUGO6307
OMIM191306
RefSeqNM_002253
UniProtP35968
Dữ liệu khác
Số EC2.7.1.112
LocusChr. 4 q11-q12
Thụ thể VEGF
Danh pháp
Ký hiệuFLT4
Ký hiệu khácVEGFR3, PCL
Entrez2324
HUGO3767
OMIM136352
RefSeqNM_002020
UniProtP35916
Dữ liệu khác
Số EC2.7.1.112
LocusChr. 5 q34-q35

Thụ thể VEGF hay thụ thể yếu tố tăng trưởng nội mạch (tiếng Anh: vascular endothelial growth factor receptor, viết tắt: VEGFR) là thụ thể của yếu tố tăng trưởng nội mạch (VEGF).[1][2] Có 3 loại VEGFR chính: VEGFR1, VEGFR2VEGFR3, và dựa vào quá trình cắt nối luân phiên mRNA, chúng được chia thành 2 loại cơ bản là VEGFR liên kết màng (mbVEGFR) và VEGFR hòa tan (sVEGFR).

Các chất ức chế VEGFR được sử dụng trong điều trị ung thư.[3]

VEGF[sửa | sửa mã nguồn]

Yếu tố tăng trưởng nội mạch (VEGF) là một protein tín hiệu quan trọng liên quan đến các quá trình hình thành mạch máu (sự hình thành hệ tuần hoàn) và tân sinh mạch (sự phát triển các mạch máu mới từ mạch máu đã tồn tại trước). Mặc dù VEGF cũng có tác động kích thích sự di chuyển của bạch cầu đơn nhân/đại thực bào, hoạt tính của VEGF được giới hạn chủ yếu trên tế bào nội mô mạch máu. Trong các nghiên cứu in vitro, VEGF có khả năng kích thích lên quá trình tạo ra các nguyên phân tố (mitogenesis) và sự di chuyển của tế bào (cell migration).[4][5] VEGF cũng làm tăng tính thấm của các vi mạch máu, vì vậy nó cũng có tên khác là yếu tố thấm mạch máu (vascular permeability factor).[6]

Sinh học thụ thể[sửa | sửa mã nguồn]

Các phối tử VEGF và thụ thể tương ứng.

Tất cả các thành viên của họ VEGF đều có thể kích thích đáp ứng tế bào thông qua liên kết các trên thụ thể tyrosine kinase (cụ thể là thụ thể VEGF) trên bề mặt tế bào, kích thích hai thụ thể ghép cặp và kích hoạt tín hiệu thông qua phosphoryl hóa chéo (transphosphorylation). Cấu trúc VEGFR gồm 3 phần chính: vùng ngoại bào, vùng xuyên màng và vùng nội bào. Vùng ngoài bào chứa 7 domain giống immunoglobulin (Ig-like), nơi nhận tín hiệu từ VEGF; và vùng nội bào chứa một domain tyrosine kinase không liên tục, nới quá trình phosphoryl hóa chéo diễn ra sau khi hai thụ thể ghép cặp.

Trong khi tất cả VEGF đều tương tác với VEGFR2, VEGFR1 chỉ nhận tín hiệu từ VEGF-A.[7] VEGFR1 được xem như một thụ thể mồi (decoy receptor),[8] ngăn VEGF liên kết với VEGFR2 (đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành mạch máu ở phôi thai). VEGF-C/D là phối tử của VEGFR3, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tân sinh mạch bạch huyết (lymphangiogenesis).[9]

Ngoài ra, neuropilin cũng được xem như thụ thể cho VEGF. Các VEGF tương tác với phức hợp neuropilin-VEGFR làm tăng đáp ứng trên tế bào nội mô trong quá trình tạo mạch máu.[10][11] Neuropilin là một receptor đa phối tử, ngoài VEGF, neuropilin cũng nhận tín hiệu từ các semaphorin nhóm 3, cạnh tranh với VEGF165 và vì vậy có thể điều hòa quá trình tân sinh mạch kích thích từ VEGF.[12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Holmes, Katherine; Roberts, Owain Ll; Thomas, Angharad M.; Cross, Michael J. (tháng 10 năm 2007). “Vascular endothelial growth factor receptor-2: structure, function, intracellular signalling and therapeutic inhibition”. Cellular Signalling. 19 (10): 2003–2012. doi:10.1016/j.cellsig.2007.05.013. ISSN 0898-6568. PMID 17658244.
  2. ^ Stuttfeld, Edward; Ballmer-Hofer, Kurt (tháng 9 năm 2009). “Structure and function of VEGF receptors”. IUBMB life. 61 (9): 915–922. doi:10.1002/iub.234. ISSN 1521-6551. PMID 19658168.
  3. ^ Fujita, Nobuyuki; Imai, Jun-ichi; Suzuki, Toru; Yamada, Masayuki; Ninomiya, Ken; Miyamoto, Kana; Iwasaki, Ryotaro; Morioka, Hideo; Matsumoto, Morio (25 tháng 7 năm 2008). “Vascular endothelial growth factor-A is a survival factor for nucleus pulposus cells in the intervertebral disc”. Biochemical and Biophysical Research Communications. 372 (2): 367–372. doi:10.1016/j.bbrc.2008.05.044. ISSN 1090-2104. PMID 18492486.
  4. ^ Leung, David W.; Cachianes, George; Kuang, Wun-Jing; Goeddel, David V.; Ferrara, Napoleone (8 tháng 12 năm 1989). “Vascular Endothelial Growth Factor Is a Secreted Angiogenic Mitogen”. Science (bằng tiếng Anh). 246 (4935): 1306–1309. doi:10.1126/science.2479986. ISSN 0036-8075.
  5. ^ Wang, Youxue; Zang, Qun S.; Liu, Zijuan; Wu, Qian; Maass, David; Dulan, Genevieve; Shaul, Philip W.; Melito, Lisa; Frantz, Doug E. (tháng 9 năm 2011). “Regulation of VEGF-induced endothelial cell migration by mitochondrial reactive oxygen species”. American Journal of Physiology-Cell Physiology (bằng tiếng Anh). 301 (3): C695–C704. doi:10.1152/ajpcell.00322.2010. ISSN 0363-6143. PMC 3174570. PMID 21653897.
  6. ^ Senger, D. R.; Galli, S. J.; Dvorak, A. M.; Perruzzi, C. A.; Harvey, V. S.; Dvorak, H. F. (25 tháng 2 năm 1983). “Tumor cells secrete a vascular permeability factor that promotes accumulation of ascites fluid”. Science (New York, N.Y.). 219 (4587): 983–985. doi:10.1126/science.6823562. ISSN 0036-8075. PMID 6823562.
  7. ^ Holmes, Katherine; Roberts, Owain Ll; Thomas, Angharad M.; Cross, Michael J. (tháng 10 năm 2007). “Vascular endothelial growth factor receptor-2: structure, function, intracellular signalling and therapeutic inhibition”. Cellular Signalling. 19 (10): 2003–2012. doi:10.1016/j.cellsig.2007.05.013. ISSN 0898-6568. PMID 17658244.
  8. ^ Zygmunt, Tomasz; Gay, Carl Michael; Blondelle, Jordan; Singh, Manvendra K.; Flaherty, Kathleen McCrone; Means, Paula Casey; Herwig, Lukas; Krudewig, Alice; Belting, Heinz-Georg (16 tháng 8 năm 2011). “Semaphorin-PlexinD1 signaling limits angiogenic potential via the VEGF decoy receptor sFlt1”. Developmental Cell. 21 (2): 301–314. doi:10.1016/j.devcel.2011.06.033. ISSN 1878-1551. PMC 3156278. PMID 21802375.
  9. ^ Mandriota, S. J.; Jussila, L.; Jeltsch, M.; Compagni, A.; Baetens, D.; Prevo, R.; Banerji, S.; Huarte, J.; Montesano, R. (15 tháng 2 năm 2001). “Vascular endothelial growth factor-C-mediated lymphangiogenesis promotes tumour metastasis”. The EMBO journal. 20 (4): 672–682. doi:10.1093/emboj/20.4.672. ISSN 0261-4189. PMC 145430. PMID 11179212.
  10. ^ Soker, S.; Takashima, S.; Miao, H. Q.; Neufeld, G.; Klagsbrun, M. (20 tháng 3 năm 1998). “Neuropilin-1 is expressed by endothelial and tumor cells as an isoform-specific receptor for vascular endothelial growth factor”. Cell. 92 (6): 735–745. doi:10.1016/s0092-8674(00)81402-6. ISSN 0092-8674. PMID 9529250.
  11. ^ Herzog, Birger; Pellet-Many, Caroline; Britton, Gary; Hartzoulakis, Basil; Zachary, Ian C. (1 tháng 8 năm 2011). “VEGF binding to NRP1 is essential for VEGF stimulation of endothelial cell migration, complex formation between NRP1 and VEGFR2, and signaling via FAK Tyr407 phosphorylation”. Molecular Biology of the Cell. 22 (15): 2766–2776. doi:10.1091/mbc.E09-12-1061. ISSN 1939-4586. PMC 3145551. PMID 21653826.
  12. ^ Mecollari, Vasil; Nieuwenhuis, Bart; Verhaagen, Joost (2014). “A perspective on the role of class III semaphorin signaling in central nervous system trauma”. Frontiers in Cellular Neuroscience. 8: 328. doi:10.3389/fncel.2014.00328. ISSN 1662-5102. PMC 4209881. PMID 25386118.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]