Bước tới nội dung

Thiên hà Nòng Nọc

Tọa độ: Sky map 16h 06m 03.9s, +55° 25′ 32″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiên hà Nòng Nọc
Thiên hà Nòng Nọc chụp bởi kính thiên văn Hubble.
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoThiên Long
Xích kinh16h 06m 03.9s[1]
Xích vĩ+55° 25′ 32″[1]
Dịch chuyển đỏ9401 ± 15 km/s[1]
Khoảng cách400 triệu năm ánh sáng
Cấp sao biểu kiến (V)14.4[1]
Đặc tính
KiểuSB(s)c pec[1]
Kích thước biểu kiến (V)3′.6 × 0′.8[1]
Đặc trưng đáng chú ýThiên hà bị va chạm
Tên gọi khác
UGC 10214,[1] Arp 188,[1] PGC 57129[1]

Thiên hà Nòng Nọc là một thiên hà xoắn ốc có thanh ngang bị đứt đoạn nằm ở chòm sao Thiên Long. Thiên hà này nằm cách Trái Đất 420 triệu năm ánh sáng về hướng bắc của chòm sao Thiên Long. Đặc điểm đáng chú ý nhất của thiên hà này là một vệt dài của các cụm sao dài và lớn có màu xanh dương dài 280.000 năm ánh sáng.

Một giả thuyết cho rằng một thiên hà xâm nhập nhỏ đã từng nằm cắt ngang trước mặt thiên hà Nòng Nọc cách đây khoảng 100 triệu năm[2] từ trái sang phải (góc nhìn từ Trái Đất) và bị ném về phía sau bởi lực hấp dẫn giữa hai thiên hà. Trong suốt quá trình va chạm này, lực thủy triều (tidal force) đẩy các ngôi sao, khí và bụi ra và tạo thành đuôi thiên hà. Thiên hà xâm nhập được cho là nằm khoảng 300.000 năm ánh sáng về phía sau của thiên hà Nòng Nọc. Theo thời gian, thiên hà Nòng Nọc có thể mất cái đuôi của nó và đuôi của thiên hà này sẽ tạo thành vệ tinh cho thiên hà xoắn ốc lớn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for Tadpole Galaxy. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2006.
  2. ^ Tadpole Galaxy Damond Benningfield ngày 27 tháng 11 năm 2014. The University of Texas McDonald Observatory

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]