Thiết bị bán hàng
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Điểm bán hàng (POS) hoặc điểm mua hàng (POP) là nơi diễn ra giao dịch mua bán. Tại đây, người bán tính tiền, cung cấp hóa đơn và các phương thức thanh toán cho khách hàng. Khách hàng thanh toán để nhận hàng hóa hoặc dịch vụ, và sau đó có thể nhận biên lai làm bằng chứng giao dịch.[1][2][3]
Để tính toán số tiền thanh toán, người bán sử dụng các thiết bị như cân, máy quét mã vạch và máy tính tiền (hoặc hệ thống POS hiện đại hơn). Khách hàng có thể thanh toán qua thiết bị đầu cuối thanh toán, màn hình cảm ứng hoặc các phần cứng và phần mềm khác.[4][5]
Điểm bán hàng còn được gọi là điểm dịch vụ vì ngoài chức năng bán hàng, nơi đây còn là nơi khách hàng trả lại hàng hoặc nhận hàng đã đặt. Phần mềm được sử dụng tại điểm bán hàng có thể tích hợp các tính năng khác như quản lý hàng tồn kho, quản lý quan hệ khách hàng, tài chính và kho bãi.
Hệ thống POS đang được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng, một phần vì khả năng loại bỏ việc sử dụng thẻ giá truyền thống. Thay vào đó, giá bán được liên kết trực tiếp với mã sản phẩm trong quá trình quản lý hàng tồn kho. Điều này cho phép nhân viên thu ngân chỉ cần quét mã để tính tiền, giúp quá trình thanh toán nhanh chóng và chính xác hơn
Hệ thống POS
[sửa | sửa mã nguồn]Là sự kết hợp sử dụng giữa phần cứng và phần mềm cho quầy tính tiền, và có thể đó là một vị trí lưu động, với các hệ thống không dây (wireless systems)
Hệ thống POS phát triển từ một loại máy tính tiền cơ khí sử dụng các thanh ghi dịch(mechanical cash registers) vào đầu thế kỷ 20. Những ví dụ của loại máy tính tiền này như là sử dụng thanh ghi NCR(crank) và loại cao hơn đó là thanh ghi Burrough.Các thanh ghi này ghi lại dữ liệu vào các cuộn băng từ(journal tapes) và đòi hỏi phải sao chép lại các thông tin này vào hệ thống của người quản lý bán lẻ. Bước tiếp theo trong quá trình phát triển là việc sử dụng điện cho các máy tính tiền. Một thí dụ cho loại này là thanh ghi NCR Class 5. Vào năm 1973 một loại máy mới ra đời được dẫn hướng bằng máy tính được giới thiệu, là IBM 3653 Store System và NCR 2150. Một số loại khác dựa trên sự cơ sở máy tính như là Regitel, TRW, và Datachecker. Vào năm 1973 lần đầu tiên giới tiệu máy đọc mã vạch UPC/EAN có trong hệ thống POS. Năm 1986, các hệ thống POS chủ yếu dựa trên kỹ thuật máy tính với sự ra đời của IBM 4683.
Suốt trong những năm 1980 đến 90 các thẻ tín dụng hoạt động độc lập được tích hợp phát triển xử lý các thẻ tín dụng có trong hệ thống POS có thể dễ dàng và an toàn Model được giới thiệu ở đay là VeriFone Tranz 330, Hypercom T7 Plus, hay Lipman Nurit 2085. Nó là các thiết bị đơn giản. Một số hệ thống POS không dây sử dụng cho các cửa hàng ăn không chỉ cho phép xử lý thanh toán di động, chúng còn cho phép server xử lý chính xác tất cả các món ăn. Vào năm 2005, hệ thống POS dùng cho bán lẻ không những phục vụ muc đích bán lẻ mà cho khả năng kết nối mạng sử dụng trong thương mại. Trên thực tế, rất nhiều hệ thống bán lẻ POS hoạt động hơn là một "point of sale". Khi chỉ phục vụ cho 4&5 nhà bán lẻ, có nhiều hệ thống POS tích hợp nhiều account, quản lý thông minh, mở dự báo bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng (customer relation management CRM), quản lý dịch vụ, số tiền thuê, và số tiền phải trả cho nhân viên.
Với những tuỳ chọn phong phù, một điều trở nên phổ biến mà dễ dàng ta sẽ phải nghe tới đó là các sản phẩm phần mềm cho POS như: retail management software, business management software, POS system, and point of sale software.
Một phần mềm POS đơn giản
[sửa | sửa mã nguồn]Một ECR đầu tiên được chương trình hoá bằng phần mềm và giới hạn về chức năng và khả năng kết nối được giới thiệu vào năm 1973 bởi IBM, IBM 3650 và 3660 Store, điều khiển128 IBM 3653/3663 Point of Sale Registers. Hệ thống này là bản thương mại đầu tiên sử dụng kỹ thuât client-server technology, peer to peer communications, Local Area Network (LAN) đồng thời backup, and remote initialization. Vào giữa nhưng năm 1974, nó được sử dụng trong Pathmark Stores tại New Jersey và Dillards Department Stores. Khả năng lập chương trình cho phép các nhà bán lẻ rất linh hoạt. Vào năm 1979 Gene Mosher's Old Canal Cafe tại Syracuse, New York sử dụng phần mềm POS viết bởi Mosher chạy trên máy Apple II giúp cho khách hàng tiện lợi trong quán ăn, và nó còn cho phép gửi thông báo tới nhà bếp Năm 1985 Mosher giới thiệu loại có màn hình cảm ứng (touchscreen-driven), màu, giao diện POS. Phần mềm này chạy trên Atari ST, là sản phẩm máy tính đồ hoạ đầu tiên trên thế giới. Cuối thế kỷ 20 Mosher phát triển phàn mềm này cho các nhà sản xuất máy tính tiền và phần mềm phát triển POS, và nó được coi như là chuẩn của hệ thống phần mềm POS.
Các chuẩn phần cứng POS
[sửa | sửa mã nguồn]Có 2 chuẩn dành cho thiết bị phần cứng của POS là OPOS và JavaPOS, cả hai đều tương thích với UnifiedPOS, chuẩn bởi tổ chức bán lẻ quốc tế (The National Retail Foundation). OPOS (OLE for POS) là chuẩn phổ biến đầu tiên được giới thiệu bởi Microsoft, NCR Corporation, Epson, và Fujisu-ICL. OPOS dựa trên chuẩn giao tiếp cổng COM, cho phép sử dụng các chương trình ngôn ngữ của Microsoft. OPOS phát hành năm 1996, JavaPOS được giới thiệu bởi Sun Microsoftsystem, IBM và NCR Corporation năm 1997.
Về sau, cùng với sự phát triển ồ ạt của mô hình "chuỗi POS", nhu cầu quản lý tập trung được đặt ra. Một số hãng sản xuất phần mềm đã đưa ra giải pháp thay thế các POS chuyên dụng bằng các phần mềm "POS" chạy trên máy PC. Với một PC, người dùng có thể gắn thêm các thiết bị có liên quan (thông thường là Barcode Reader - thiết bị đọc mã vạch - và Bill Printer - máy in Bill chuyên dụng) - cùng với việc cài đặt một POS software - người dùng có thể sở hữu một máy POS hoàn chỉnh với độ tùy biến cao; đồng thời, có thể tận dụng ưu điểm của các giao thức truyền thông trên PC để giải quyết tốt vấn đề tích hợp dữ liệu bán lẻ từ các POS về cơ sở dữ liệu trung tâm, cũng như tiếp nhận các dữ liệu mang tính "chính sách" được phân phối từ trung tâm đến các POS.
Giao thức truyền thông POS
[sửa | sửa mã nguồn]Có nhiều giao thức truyền thông trong các hệ thống POS sử dụng để điều khiển thiết bị ngoại vi. Ta có thể nói tới
- EPSON Esc/POS
- UTC Standard
- UTC Enhanced
- AEDEX
- ICD 2002
- Ultimate
- CD 5220
- DSP-800
- IBM dumb terminal
- ADM 787/788.
Chúng được tạo ra bởi những công ty chế tạo các thiết bị ngoại vi khác nhau. EMAX, sử dụng EMAX international, kết hợp giữa thiết bị của AEDEX và IBM. Rất nhiều thiết bị, như hiển thị và máy in, hỗ trợ giao thức để hoạt động với các thương hiệu khác nhau của thiết bị POS và máy tính.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Paperless Receipt Solution (PRS) System”. James Dyson Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2015.
- ^ “Electronic Transmission of Prescriptions”. Business Services Authority. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2015.
- ^ “Tricks traders use to evade billions of francs in taxes”. The New Times. 9 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2015.
- ^ “Cash register vs. POS system –what's the difference?”. 30 tháng 6 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
- ^ “How to Choose a POS Cash Register”. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.