Thiên hoàng Momozono

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đào Viên Thiên Hoàng

桃園天皇
Thiên hoàng Nhật Bản
Momozono
Thiên hoàng thứ 116 của Nhật Bản
Trị vì9 tháng 6 năm 174731 tháng 8 năm 1762
(15 năm, 83 ngày)
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn24 tháng 10 năm 1747 (ngày lễ đăng quang)
5 tháng 1 năm 1749 (ngày lễ tạ ơn)
Chinh di Đại Tướng quânTokugawa Ieshige
Tokugawa Ieharu
Tiền nhiệmThiên hoàng Sakuramachi (thân phụ)
Kế nhiệmThiên hoàng Go-Sakuramachi (chị gái)
Thông tin chung
Sinh(1741-04-14)14 tháng 4 năm 1741
Mất31 tháng 8 năm 1762(1762-08-31) (21 tuổi)
An tángTsuki no wa no misasagi (Kyoto)
Hoàng hậuIchijō Tomiko
Hậu duệThiên hoàng Go-Momozono
Thân vương Sadamochi
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Sakuramachi
Thân mẫuAnegakōji Sadako
Tôn giáoThần đạo
Chữ ký

Thiên hoàng Momozono (桃園 ( (Đào Viên)?) 14 tháng 4 năm 1741 - 31 tháng 8 năm 1762) là Thiên hoàng thứ 116[1] của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống.[2]

Triều Momozono kéo dài từ năm 1747 cho đến khi ông qua đời vào năm 1762.[3]

Phả hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Tên thật của ông (imina) là Hà Nhân (遐仁); và danh hiệu trước khi lên ngôi là Yaho-no-miya Bát Tuệ Cung-(八穂宮) và sau là Sachi-no-miya Trà Địa Cung (茶地宮).

Ông là con trai trưởng của Thiên hoàng Sakuramachi. Mẹ ông là công nương Sadako (定子), tức Thái hậu Kaimei, 開明 門 院). Thuở nhỏ ông sống cùng hoàng tộc tại cung điện Heian.

Tháng 4/1747, ông được cha phong làm Thái tử[4].

Lên ngôi Thiên hoàng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 09 tháng 6 năm 1747, Thiên hoàng Sakuramachi thoái vị và nhường ngôi cho con trai lớn là thân vương Toohito (遐仁)[5] lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Momozono[6].

Năm 1748, Thiên hoàng tổ chức buổi trình diễn rối nước khắc hoạ lại sự kiện Bốn mươi bảy Ronin năm 1702[7].

Năm 17481752, Vương quốc Ryukyu cử sứ giả sang quan hệ ngoại giao với Mạc phủ[8].

Tháng 10/1749, cơn bão khủng khiếp ở thủ đô Kyoto tàn phá nhiều nhà cửa và người, toà thành Nijo bị cháy sau khi sét đánh[9].

Năm 1758, các quý tộc (kuge) nổi dậy chống lại chính sách thống trị của Mạc phủ, đòi trao trả quyền hành cho Thiên hoàng[10]. Từ điển Thần đạo (Shinto) ghi: các quý tộc là kampaku Konoe Uchisaki (1728-1785), Yoshida Kaneo (1705-87) và nhiều quý tộc khác[11]. Đứng đầu nhóm này là Takenouchi Shikibu, người học trò đi theo Yamazaki Ansai để học Suika Shintô (Thùy gia thần đạo, thuyết kết hợp Thần đạo với Nho học, xem trọng uy quyền thiên hoàng)[12]. Shikibu cùng với Yamagata Daini trở về Kyoto, cùng các đồng sự của mình cố gắng vận động các quan lại ở triều đình dùng quyền lực của mình để gây áp lực với Shogun, buộc ông ta (tức Shogun Tokugawa Ieshige) phải trao trả ủy quyền cho Thiên hoàng. Cuộc vận động của Shikibu bị quân Mạc phủ phát hiện và đàn áp[13], nhiều người bị bắt và bị đi đầy.

Vào năm 1762, Thiên hoàng đột ngột qua đời vào ngày 31 tháng 8[14], hưởng dương 21 tuổi. Chị gái cả của Thiên hoàng là Nội thân vương Toshiko lên ngôi Thiên hoàng, tức Thiên hoàng Go-Sakuramachi.

Kugyō[sửa | sửa mã nguồn]

Niên hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Enkyō (1744-1748)
  • Kan'en (1748-1751)
  • Hōreki (1751-1764)

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hoàng hậu Ichijo Tomiko (一条 富 子). Bà sinh ra:
    • Con trai đầu: Hoàng tử Hidehito (英仁親) (Thiên hoàng Go-Momozono)
    • Con trai thứ hai: Hoàng tử Fushimi-no-miya Sadamochi (伏見宮貞行親王)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Imperial Household Agency (Kunaichō): 桃園天皇 (115)
  2. ^ Ponsonby-Fane, Richard. (1959). The Imperial House of Japan, pp. 119–120.
  3. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du japon, pp. 418-419.
  4. ^ Meyer, Eva-Maria. (1999). Japans Kaiserhof in der Edo-Zeit, p. 48. ^ Một b
  5. ^ Klaproth, Julius von (1834). Nipon o daï itsi ran; ou, Annales des empereurs du Japon (bằng tiếng Pháp). Oriental Translation Fund.
  6. ^ Meyer, p. 48.
  7. ^ Hall, John. (1988) The Cambridge History of Japan, p. 23
  8. ^ Titsingh, p. 418.
  9. ^ Ponsonby-Fane, R. (1959), Kyoto: the Old Capital of Japan, 794–1869, p. 321; Titsingh, p. 418.
  10. ^ Ponsonby-Fane, Imperial House, p. 119.
  11. ^ “Shinto Portal - IJCC, Kokugakuin University”. Truy cập 12 tháng 1 năm 2024.
  12. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2016.
  13. ^ “A History of Japan”. Google Books. Truy cập 12 tháng 1 năm 2024.
  14. ^ Titsingh, p. 419.