Thiếu vitamin B12

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vitamin B12 deficiency
Tên khácHypocobalaminemia, cobalamin deficiency
Cyanocobalamin
Khoa/NgànhThần kinh học, Huyết học
Triệu chứngGiảm khả năng suy nghĩ, trầm cảm, cáu gắt, cảm giác dị thường, thay đổi phản xạ[1]
Biến chứngThiếu máu Megaloblastic[2]
Nguyên nhânHấp thu kém, giảm lượng tiêu thụ, tăng nhu cầu[1]
Phương pháp chẩn đoánNồng độ trong máu dưới 120–180 picomol/L (170–250 pg/mL) ở người lớn[2]
Phòng ngừaBổ sung cho người có nguy cơ cao[2]
Điều trịBổ sung bằng đường uống hoặc đường tiêm[3]
Dịch tễ6% (<60 tuổi), 20% (>60 tuổi)[1]

Thiếu vitamin B12 (Vitamin B12 deficiency), còn được gọi là thiếu cobalamin (cobalamin deficiency) là tình trạng sức khỏe khi nồng độ vitamin B12 trong máu thấp.[4] Khi thiếu hụt nhẹ, người có thể mệt mỏi và lượng hồng cầu giảm (thiếu máu). Trong tình trạng thiếu hụt trung bình có thể bị viêm lưỡi và xuất hiện các vấn đề thần kinh bao gồm cảm giác dị thường như pins and needles (tê), trong khi thiếu hụt ở mức độ nghiêm trọng có thể đẫn đến giảm chức năng tim và các vấn đề về thần kinh khác. Các vấn đề về thần kinh có thể gồm những thay đổi về phản xạ tự nhiên, chức năng cơ kém, vấn đề về trí nhớ, suy giảm vị giác và trong trường hợp nghiêm trọng hơn là loạn tâm thần. Đôi khi vô sinh tạm thời cũng có thể xảy đến.[5] Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng gồm tăng trưởng chậm, phát triển kém và khó khăn khi vận động. Nếu không được điều trị sớm, một số triệu chứng sẽ vẫn tiếp tục tồn tại.[6]

Nguyên nhân phổ biến gồm có dạ dày-ruột kém hấp thu, ăn thiếu chất và tăng nhu cầu. Giảm hấp thu có thể là do thiếu máu ác tính, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, viêm tụy mãn tính, ký sinh trùng đường ruột, một vài loại thuốc và một số rối loạn di truyền. Ăn thiếu chất có thể xảy ra ở những người ăn chay hoặc những người suy dinh dưỡng.[7] Tăng nhu cầu xảy đến ở những người bị nhiễm HIV/AIDS và ở những người có hồng cầu bị phá vỡ nhanh chóng. Chẩn đoán thường dựa vào nồng độ vitamin B12 trong máu. Nồng độ axit methylmalonic tăng cao cũng có thể chỉ ra sự thiếu hụt. Một loại thiếu máu được biết đến là thiếu máu megaloblastic, thường gặp nhưng không phải lúc nào cũng có.

Điều trị gồm có dùng vitamin B12 bằng đường uống hoặc đường tiêm; lúc đầu với liều cao hàng ngày, sau đó với liều thấp hơn và ít thường xuyên hơn khi tình trạng được cải thiện. Nên giải quyết nguyên nhân ngay khi có thể.[8] Nếu không thể tìm thấy nguyên nhân - hoặc không giải quyết được - khuyến nghị bổ sung vitamin B12 suốt đời.[9] Có thể phòng ngừa thiếu vitamin B12 bằng những chất bổ sung chứa vitamin: khuyên dùng ở người ăn chay và người ăn thuần chay, và những đối tượng được chỉ định khác. Nguy cơ độc tính do vitamin B12 là tương đối thấp.

Tình trạng thiếu vitamin B12 tại MỹAnh ước tính khoảng 6% ở những người dưới 60 tuổi và 20% những người trên 60 tuổi. Ở Mỹ Latinh, tỷ lệ này được ước tính là 40% và có thể cao lên tới 80% ở các vùng của Châu Phi và Châu Á.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Hunt, A; Harrington, D; Robinson, S (ngày 4 tháng 9 năm 2014). “Vitamin B12 deficiency” (PDF). BMJ. 349: g5226. doi:10.1136/bmj.g5226. PMID 25189324. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2017. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “BMJ2014” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ a b c “Dietary Supplement Fact Sheet: Vitamin B12 — Health Professional Fact Sheet”. National Institutes of Health: Office of Dietary Supplements. ngày 11 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ Wang, H; Li, L; Qin, LL; Song, Y; Vidal-Alaball, V; Liu, TH (tháng 3 năm 2018). “Oral vitamin B12 versus intramuscular vitamin B12 for vitamin B12 deficiency”. Cochrane Database of Systematic Reviews. 3: CD004655. doi:10.1002/14651858.CD004655.pub3. PMID 29543316.
  4. ^ Herrmann, Wolfgang (2011). Vitamins in the prevention of human diseases. Berlin: Walter de Gruyter. tr. 245. ISBN 9783110214482.
  5. ^ “Complications”. nhs.uk. ngày 20 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ Lachner, C; Steinle, NI; Regenold, WT (2012). “The neuropsychiatry of vitamin B12 deficiency in elderly patients”. The Journal of Neuropsychiatry and Clinical Neurosciences. 24 (1): 5–15. doi:10.1176/appi.neuropsych.11020052. PMID 22450609.
  7. ^ Pawlak, R; Parrott, SJ; Raj, S; Cullum-Dugan, D; Lucus, D (tháng 2 năm 2013). “How prevalent is vitamin B(12) deficiency among vegetarians?”. Nutrition Reviews. 71 (2): 110–7. doi:10.1111/nure.12001. PMID 23356638.
  8. ^ Hankey, Graeme J.; Wardlaw, Joanna M. (2008). Clinical neurology. London: Manson. tr. 466. ISBN 9781840765182.
  9. ^ Schwartz, William (2012). The 5-minute pediatric consult (ấn bản 6). Philadelphia: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins. tr. 535. ISBN 9781451116564.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]