Bước tới nội dung

Thượng đế của khoảng hở

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thượng đế của khoảng hở (tiếng Anh: God of the gaps) là một quan điểm thần học, trong đó những 'khoảng hở trong tri thức khoa học' được coi là chứng cớ hoặc bằng chứng cho sự tồn tại của Chúa. Thuật ngữ "khoảng hở" ban đầu được các nhà thần học Kitô giáo sử dụng không phải để làm mất uy tín của chủ nghĩa hữu thần mà chỉ để chỉ ra sự ngụy biện của việc dựa dẫm vào các luận cứ mục đích cho sự tồn tại của Chúa.[1][2]

Nguồn gốc của thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ những năm 1880, cuốn Zarathustra đã nói như thế của Friedrich Nietzsche – Phần Hai, "On Priests" – đã nói "... họ đặt cái vọng tưởng, cái trám khuyết của mình vào mọi khoảng hở, và họ gọi mấy cái đó là Thượng đế.".[3]

Khái niệm đấy – mặc dù không chân xác về từ ngữ – có thể được lần ngược trở lại thời ông Henry Drummond [en], một giảng viên truyền giáo thế kỷ 19, từ các Bài giảng Lowell của ông về Sự đi lên của Con người (The Ascent of Man). Ông đều trừng phạt những người Kitô hữu nào chỉ ra những điều mà khoa học chưa thể giải thích được – "khoảng hở mà họ sẽ trám đầy bằng Thiên Chúa" – và thúc giục họ hãy đón nhận hết thảy thiên nhiên như Thiên Chúa, như tác phẩm của "một Thiên Chúa nội tại [en], là Thiên Chúa của Sự tiến hóa, vô cùng vĩ đại hơn hẳn kẻ dựng kỳ quan thi thoảng kia, mà kẻ kia là Thiên Chúa của một nền thần học cũ kĩ."[4][5]

Vào năm 1933, Ernest Barnes [en] – Giám mục của Birmingham – đã sử dụng cụm từ này trong một cuộc thảo luận về hàm ý của thuyết tương đối rộng về Vụ nổ lớn:

Rồi chúng ta phải đòi hỏi sự can thiệp của thần thánh sao? Chúng ta định mang Chúa vào để sáng tạo dòng tinh vân đầu tiên của Laplace hoặc để gây nổ pháo hoa vũ trụ trong điều tưởng tượng của Lemaître sao? Tôi thú nhận mình chẳng hề sẵn lòng mang Chúa vào cảnh huống đấy theo cách này. Cái tình huống mà người ta có vẻ đòi hỏi sự hiện diện của ngài như vậy thì quá xa xôi và quá mịt mờ để mà tạo cho tôi bất kỳ sự thỏa mãn chân thật nào. Con người đã mong tìm thấy Chúa ở sự sáng tạo đặc biệt [en] của chính giống loài mình, hoặc mong tìm thấy Chúa có hoạt động khi tâm trí hay sự sống lần đầu tiên xuất hiện trên trái đất. Họ đã làm ngài thành Thượng đế của khoảng hở trong tri thức nhân loại. Với tôi thì Thượng đế của cái Nút cò đấy cũng ít đem lại thỏa mãn như Thượng đế của khoảng hở vậy. Là thế bởi vì xuyên suốt Vũ trụ vật lý kia, tôi tìm thấy nào là tư duy nào là hoạch định nào là sức mạnh mà đằng sau nó tôi thấy Chúa như tạo hóa vậy.[6]

Khi đang Thế chiến II, Dietrich Bonhoeffer – nhà thần học và cũng là nhà tuẫn giáo người Đức – đã bày tỏ khái niệm này bằng những thuật ngữ tương đồng trong những lá thư mà ông viết trong khi còn ở nhà tù của Đức quốc xã.[7] Bonhoeffer đã viết, ví dụ:

coi Chúa Trời như một cái trám khuyết cho sự bất hoàn chỉnh của tri thức chúng ta thì thật là sai lầm. Nếu trên thực tế những hạn giới của tri thức đang bị đẩy ngày càng lui xa hơn (và ắt hẳn đang là vậy rồi), thì Chúa cũng đang bị đẩy lui cùng chúng, và bởi vậy sẽ không ngừng triệt thoái. Chúng ta phải tìm thấy Chúa trong cái mà chúng ta biết, chứ không phải trong cái mà chúng ta không biết.[7]

Trong cuốn Khoa học và Niềm tin Kitô-giáo (Science and Christian Belief) năm 1955, Charles Alfred Coulson [en] (1910−1974) đã viết:

Không hề có 'Thượng đế của khoảng hở' nào choán vào những chỗ chiến lược nơi khoa học thất bại cả; và lý do là bởi những khoảng hở kiểu này có cái thói teo lại không thể ngừa được.[8]

Hoặc là Chúa Trời ở trong cả thảy Tự nhiên mà không có khoảng hở nào, hoặc là ngài chẳng hề ở đấy.[9]

Coulson là giáo sư toán học tại Đại học Oxford đồng thời là lãnh đạo nhà thờ Giám lý, ông thường xuất hiện trong các chương trình tôn giáo của đài BBC. Cuốn sách của ông đã thu hút sự chú ý của quốc gia,[10] đã được phát hành lại dưới dạng bìa mềm, và đã được tái bản vài lần, gần đây nhất là vào năm 1971. Người ta quả quyết rằng cụm từ 'Thượng đế của khoảng hở' trên thực tế là do Coulson phát minh ra.[11][12]

Thuật ngữ này sau đó đã được sử dụng trong một cuốn sách năm 1971 và một bài viết năm 1978, bởi Richard Bube [en]. Ông đã nói rõ khái niệm này một cách chi tiết hơn trong Con người Đứng tuổi: Hồi đáp của Bonhoeffer đối với Thượng-đế-của-Khoảng-hở (Man come of Age: Bonhoeffer’s Response to the God-of-the-Gaps, 1978). Bube đã quy các cuộc khủng hoảng hiện đại trong tín ngưỡng tôn giáo một phần là do sự co rút không gì lay chuyển được của 'Thượng-đế-của-khoảng-hở' khi kiến thức khoa học đã tiến bộ. Khi con người đã dần dần tăng sự hiểu biết của mình về thiên nhiên, thì "địa hạt" trước đây của Thiên Chúa dường như đối với nhiều người và các tôn giáo là ngày ngày càng nhỏ lại qua phép so sánh. Bube đã khăng khăng rằng Nguồn gốc các loài của Darwin là "hồi chuông báo tử" cho Thượng-đế-của-khoảng-hở. Bube cũng đã khăng khăng rằng Thượng-đế-của-khoảng-hở đấy không tương đồng với Thiên Chúa trong Kinh Thánh (tức là bản thân ông ấy không đưa ra lý lẽ chống lại Thiên Chúa, mà chỉ là quả quyết có một vấn đề căn cơ là người ta lại cảm tri rằng Thiên Chúa tồn tại trong khoảng hở của tri thức ngày nay).[13]

Sử dụng nói chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ "Thượng đế của khoảng hở" đôi khi được sử dụng để mô tả sự thoái lui mang tính gia tăng của những giải thích tôn giáo về các hiện tượng vật lý khi đối mặt với những giải thích khoa học ngày càng toàn diện cho những hiện tượng đó.[8][13][14]

R. Laird Harris [en] viết về khía cạnh khoa học vật lý của điều này:

Cái biểu đạt "Thượng đế của khoảng hở" đấy chứa đựng một chân lý có thật. Nếu điều đấy được hiểu rằng Thiên Chúa là bất nội tại trong luật tự nhiên mà chỉ được quan sát trong những bí ẩn bất khả giải thích bằng luật thì quả thật là sai lầm. Không có nhóm Kitô-hữu đáng kể nào có tin vào quan điểm này. Tuy nhiên, nếu điều đấy được dùng để nhấn mạnh rằng Thiên Chúa không chỉ là nội tại trong luật tự nhiên mà còn có tính hoạt động trong vô số hiện tượng liên đới với siêu nhiên và tâm linh thì đó là thật. Có những khoảng hở trong lời giải thích lý–hóa về thế giới này, và sẽ luôn có. Bởi vì tuy khoa học đã tìm tòi được nhiều bí mật kỳ diệu của tự nhiên, không thể kết luận rằng nó có thể giải thích tất cả các hiện tượng. Ý nghĩa, linh hồn, tinh thần và sự sống là những đối tượng không thể được giải thích hoặc hình thành nổi bằng lý–hóa.[15]

Sử dụng trong việc đề cập đến một kiểu lập luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ ngụy biện Thượng-đế-của-khoảng-hở có thể đề cập đến một lập trường mà giả định một hành động của Thiên Chúa làm lời giải thích cho một hiện tượng chưa biết tới, đó là một biến thể của ngụy biện lập luận từ sự thiếu hiểu biết.[16][17] Một lập luận như vậy đôi khi được rút gọn thành dạng như sau:

  • Có một khoảng hở trong việc hiểu biết về một số khía cạnh của thế giới tự nhiên.
  • Do đó, nguyên nhân phải mang tính siêu nhiên.

Một ví dụ về lập luận như vậy – sử dụng Thiên Chúa như một lời giải thích về một trong những khoảng hở hiện tại trong khoa học về sinh học – như sau: "Bởi vì khoa học hiện tại không thể tìm ra một cách chân xác sự sống đã bắt đầu như thế nào, vậy sự sống ắt hẳn phải do Thiên Chúa khiến cho bắt đầu." Các nhà phê bình về thuyết sáng tạo thiết kế thông minh [en], chẳng hạn, đã cáo buộc những người đề xướng vì việc sử dụng kiểu lập luận cơ bản này.[18]

Điều quan trọng cần lưu ý là trong khi "Thượng đế của khoảng hở" đề cập đến một 'lập luận từ sự thiếu hiểu biết' về các hiện tượng tự nhiên (ví dụ, "ngọn núi lửa đó đang phun trào vì thần đất đang giận dữ"), thì lập luận thiết kế thông minh (ví dụ: "Một cái bẫy chuột thì có tính phức tạp bất khả rút gọn và đã không vì các nguyên nhân chọn lọc tự nhiên mà tiến hóa") không nhất thiết giống hệt với ngụy biện "Thượng đế của khoảng hở". Sự phức tạp bất khả rút gọn [en] là một lập luận từ tri thức, không phải do sự thiếu hiểu biết.

Các lập luận "Thượng đế của khoảng hở" đã bị một số nhà thần học can ngăn, họ quả quyết rằng những lập luận như vậy có xu hướng hạ Thiên Chúa xuống những thứ sót lại của khoa học: khi tri thức khoa học tăng lên, sự thống trị của Thiên Chúa giảm xuống.[7][8][19][20]

Chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ này được phát minh ra như một lời chỉ trích về những người cảm tri rằng Thiên Chúa chỉ hành động trong những khoảng hở, và về những người giới hạn hoạt động của Thiên Chúa mỗi trong những "khoảng hở" như vậy.[21] Người ta cũng đã lập luận rằng quan điểm "Thượng đế của khoảng hở" được đoán định dựa trên giả định rằng bất kỳ sự kiện nào có thể được khoa học giải thích thì sẽ tự động loại trừ Thiên Chúa ra; rằng nếu Thiên Chúa đã không làm điều gì đó thông qua hành động trực tiếp, thì ngài chẳng có vai trò gì trong đó cả.[22]

Lập luận "Thượng đế của khoảng hở" – theo truyền thống được các Kitô-hữu học thuật xúc tiến – vốn được dự tính làm một sự chỉ trích chống lại tín ngưỡng yếu đuối hoặc hời hợt, chứ không phải là một lời tuyên bố chống lại chủ nghĩa hữu thần hay niềm tin vào Thiên Chúa nào cả[4][7][23]

Theo John Habgood [en] trong Từ điển Thần học Ki-tô giáo Westminster (The Westminster Dictionary of Christian Theology), cụm từ này nói chung là xúc phạm, và vốn đã là một sự chỉ trích trực tiếp về một xu hướng đòi hỏi các hành động của Thiên Chúa để giải thích các hiện tượng mà khoa học chưa đưa ra một lời lý giải thỏa đáng cho chúng.[24] Habgood cũng nói:

Về mặt thần học, tìm kiếm bằng chứng về các hành động của Thiên Chúa bên trong các quá trình tự nhiên thì thỏa đáng hơn là tách rời khỏi chúng, theo cách tương tự vậy, ý nghĩa của một cuốn sách thì siêu việt, nhưng không độc lập với cái giấy và mực làm nên nó.[24]

Cả hai phe thần học và khoa học đều tin rằng chuyện đặt niềm tin vào Chúa dựa trên những khoảng hở trong tri thức khoa học là một sự ngụy biện logic. Theo mạch này, Richard Dawkins – một người vô thần – đã dành hẳn một chương của cuốn Vọng tưởng Thượng đế [en] (The God Delusion) của mình để chỉ trích sự ngụy biện "Thượng đế của khoảng hở". Các nhà khoa học khác mà có nắm giữ niềm tin tôn giáo – chẳng hạn như Francis Collins – chối bỏ ý niệm "Thượng đế của khoảng hở" trong khi đó đón nhận ý niệm về một vị thần đã vi chỉnh vũ trụ [en] một cách tinh xác để sự sống của con người có thể tồn tại.[25]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Henry Drummond (1904). The Ascent of Man.
  2. ^ See, for example, "Teleological Arguments for God's Existence" in the Stanford Encyclopedia of Philosophy.
  3. ^ https://antilogicalism.files.wordpress.com/2017/07/the-portable-nietzsche-walter-kaufmann.pdf page 204
  4. ^ a b See Thomas Dixon Science and Religion: A Very Short Introduction p. 45
  5. ^ Henry Drummond (1904). The Ascent of Man. p. 333
  6. ^ Earnest William Barnes, "Scientific Theory and Religion: The World Described by Science and Its Spiritual Interpretation", Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-73022-8. 1933
  7. ^ a b c d Dietrich Bonhoeffer, letter to Eberhard Bethge, ngày 29 tháng 5 năm 1944, pages 310–312, Letters and Papers from Prison edited by Eberhard Bethge, translated by Reginald H. Fuller, Touchstone, ISBN 0-684-83827-3, 1997; Translation of Widerstand und Ergebung Munich: Christian Kaiser Verlag, 1970
  8. ^ a b c Charles Alfred Coulson (1955) Science and Christian Belief, Oxford University Press, p. 20, Fontana Books 1958 and later (paperback) p. 32.
  9. ^ Coulson, Fontana edition, p. 35.
  10. ^ The Fontana edition cites reviews from The Times Literary Supplement, New Statesman, and Manchester Guardian,
  11. ^ C. Southgate et al.(1999), God, Humanity and the Cosmos: A Textbook in Science and Religion, T. & T. Clark, p. 247.
  12. ^ A. Hough, Not a Gap in Sight: Fifty Years of Charles Coulson's Science and Christian Belief, Theology 2006 109: 21−27. Hough writes, p. 24:
  13. ^ a b Man Come of Age: Bonhoeffer’s Response to the God-of-the-Gaps. Richard Bube. Journal of the Evangelical Theological Society. Volume 14. 1971. pp.203–220.
  14. ^ Richard Bube (1971) The Human Quest: A New Look at Science and the Christian Faith
  15. ^ Harris, L. L, "The God of the Gaps". JASA. Vol.15.No.4. Dec. 1963. pp. 101–104.
  16. ^ Michael Shermer (2003) How We Believe: Science, Skepticism, and the Search for God, p 115 ff.
  17. ^ Robert Larmer, "Is there anything wrong with 'God of the gaps' reasoning?" International Journal for Philosophy of Religion, Volume 52, Number 3 / December, 2002, p 129 ff.
  18. ^ See, e.g., Mark Isaak (2006) The Counter-Creationism Handbook pp x, 11–12, 35.
  19. ^ Thomas Dixon "Science and Religion: A Very Short Introduction" p. 45
  20. ^ Man Come of Age: Bonhoeffer’s Response to the God-Of-The-Gaps, Richard Bube, 1971
  21. ^ Larmer, Robert (2002). Is there anything wrong with “God of the gaps” reasoning? Archived ngày 24 tháng 10 năm 2007 at the Wayback Machine. International Journal for Philosophy of Religion. Kluwer Academic Publishers. Netherlands. 52: 129–142.
  22. ^ God of the gaps – Science & Theology
  23. ^ Charles Alfred Coulson (1955) Science and Christian Belief, p 20.
  24. ^ a b The Westminster Dictionary of Christian Theology (Ed. Alan Richardson, John Bowden, 1983), p 242
  25. ^ “Are gaps in scientific knowledge evidence for God?”. Biologos. The BioLogos Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2015.

Thư mục tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]