Bước tới nội dung

Thần tạo luận

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tranh của Michelangelo về sự tạo thành Adam

Thần tạo luận hay Thuyết sáng thế (cũng gọi: "Thuyết sáng tạo") là tập hợp các niềm tin tôn giáo cho rằng thiên nhiên cũng như vũ trụ, Trái đất, sự sống và con người, đều bắt nguồn từ những hành động siêu tự nhiên của sáng tạo thần thánh, nghĩa là tất cả mọi vật đều do thần tạo ra. Khái niệm này dịch từ nguyên gốc tiếng Anh là creationism.[1][2][3] Theo nghĩa rộng nhất, lý thuyết này bao gồm nhiều quan điểm tôn giáo khác nhau và có khác nhau trong cả việc công nhận hoặc từ chối các giải thích khoa học đã có về nguồn gốc và sự phát triển của tự nhiên.[4][5][6][7] Do các thành tựu khó bác bỏ của khoa học tự nhiên, đến thế kỉ XVIII - XIX, đã hình nên lý thuyết Tân sáng tạo (neo-creationism).[6][8][9] Ngay cả khi học thuyết chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin được công nhận rộng rãi, thì cũng có nhiều tín đồ của Tân sáng tạo cho rằng "chọn lọc tự nhiên chỉ giảm bớt gánh năng cho Thần thánh".[10][11][12][13][14][15]

Cơ sở chính niềm tin của nhiều nhà theo lý thuyết này là kinh Cựu ước (Old Testament) và những câu chuyện trong sách Sáng thế (book of Genesis).[16] Hiện nay, Thần tạo luận có nhiều luận điểm, kiểu thức khác nhau, khá đa dạng và có sử dụng cả thành tựu khoa học hiện đại, nghĩa là không phải cứ thần tạo là phản khoa học.

Các kiểu thức thường gặp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tóm tắt các quan điểm chính:[17][18][19]

So sánh các quan điểm chính
Nguồn gốc loài người Nguồn gốc các loài vật Trái đất Tuổi vũ trụ
Thần tạo luận Trái đất trẻ (Young Earth creationism) Do đức Chúa trực tiếp tạo ra Do đức Chúa trực tiếp tạo ra. Không có tiến hóa lớn. Dưới 10000 năm. Định hình bởi Đại hồng thủy. Khoảng 10000 năm, đối với Hệ Mặt trời.
Khoảng trống sáng tạo (Gap creationism) Công nhận tuổi của giới khoa học. Định hình bởi Đại hồng thủy. Công nhận tuổi của giới khoa học đưa ra.
Thần tạo luận tiến bộ (Progressive creationism) Do đức Chúa trực tiếp tạo ra, dựa trên giải phẫu học Linh trưởng. Được Chúa trực tiếp sáng tạo, rồi tiến hóa, không có tổ tiên chung duy nhất. Công nhận tuổi của giới khoa học. Không định hình bởi Đại hồng thủy. Công nhận tuổi của giới khoa học đưa ra.
Thuyết sáng tạo thông minh (Intelligent design) Có thể có sự tiến hóa từ các loài linh trưởng thành người. Thần thánh có can thiệp vào thời điểm nào đó. Có thể có nguồn gốc chung, hoặc không cùng nguồn gốc. Trái đất là kết quả sự can thiệp của thần thánh. Công nhận tuổi của giới khoa học đưa ra.
Tiến hóa hữu thần (Theistic evolution) Tiến hóa từ các loài linh trưởng mà thành. Tiến hóa từ tổ tiên chung duy nhất. Công nhận tuổi của giới khoa học. Không có Đại hồng thủy. Công nhận tuổi của giới khoa học đưa ra

Trái đất trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảo tàng Thần tạo luận được điều hành bởi "Answers in Genesis" (AiG) ở Petersburg, Kentucky.

Nhà biện hộ học Ken Ham (sinh 1951) và Doug Phillips (sinh 1965) thuộc quan điểm này cho rằng Chúa đã tạo ra Trái đất từ mười nghìn năm trước. Còn tuổi của vũ trụ thì hơn rất nhiều so với tuổi của Trái đất.[20] o

Có các tổ chức Cơ đốc giáo, Viện Nghiên cứu và Hiệp hội Nghiên cứu bảo vệ và phát triển quan điểm này. Hơn nữa, có các Bảo tàng về vấn đề này, như của Carl Baugh ở Texas, của AiG và của Ark Encounter ở Hoa Kỳ đã có nhiều hiện vật được trưng bày để thúc đẩy chủ nghĩa thần tạo luận Trái đất trẻ. Ở các quốc ghia khác như Úc, Canada, Nam Phi, New Zealand và Vương quốc Anh cũng vậy.

Đang thực hiện...

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gunn 2004, p. 9, "The Concise Oxford Dictionary says that creationism is 'the belief that the universe and living organisms originated from specific acts of divine creation.'"
  2. ^ Brosseau, Olivier; Silberstein, Marc (2015). “Evolutionism(s) and Creationism(s)”. Trong Heams, Thomas; Huneman, Philippe; Lecointre, Guillaume; Silberstein., Marc (biên tập). Handbook of Evolutionary Thinking in the Sciences. Dordrecht: Springer. tr. 881–96. ISBN 9789401790147.
  3. ^ Phạm Thành Hổ: "Sinh học đại cương" - Tủ sách Đại học KHTN TP Hồ Chí Minh, 1996
  4. ^ Brosseau, Olivier; Silberstein, Marc (2015). “Evolutionism(s) and Creationism(s)”. Trong Heams, Thomas; Huneman, Philippe; Lecointre, Guillaume; Silberstein., Marc (biên tập). Handbook of Evolutionary Thinking in the Sciences. Dordrecht: Springer. tr. 881, 884. ISBN 9789401790147. Creationism is not a single homogenous doctrine... Evolution, as a process, is a tool God uses to continually create the world. Here we have arrived at another sub-category of creationism called 'evolutionist creationism'
  5. ^ Haarsma 2010, p. 168, "Some Christians, often called 'Young Earth creationists,' reject evolution in order to maintain a semi-literal interpretation of certain biblical passages. Other Christians, called 'progressive creationists,' accept the scientific evidence for some evolution over a long history of the earth, but also insist that God must have performed some miracles during that history to create new life-forms. Intelligent design, as it is promoted in North America is a form of progressive creation. Still other Christians, called 'theistic evolutionists' or 'evolutionary creationists,' assert that the scientific theory of evolution and the religious beliefs of Christianity can both be true."
  6. ^ a b Eugenie Scott (ngày 13 tháng 2 năm 2018). “The Creation/Evolution Continuum”. NCSE. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2019. creationism comes in many forms, and not all of them reject evolution
  7. ^ “creationism: definition of creationism in Oxford dictionary (American English) (US)”. Oxford Dictionaries (Definition). Oxford: Oxford University Press. OCLC 656668849. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2014. The belief that the universe and living organisms originate from specific acts of divine creation, as in the biblical account, rather than by natural processes such as evolution.
  8. ^ (Scott 2009, tr. 57, 97–98)
  9. ^ Eugenie Scott (ngày 13 tháng 2 năm 2018). “The Creation/Evolution Continuum”. NCSE. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
  10. ^ Chang, Kenneth (ngày 2 tháng 11 năm 2009). “Creationism, Without a Young Earth, Emerges in the Islamic World”. The New York Times (bằng tiếng Anh).
  11. ^ al-Azami, Usaama (ngày 14 tháng 2 năm 2013). “Muslims and Evolution in the 21st Century: A Galileo Moment?”. Huffington Post Religion Blog. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2013.
  12. ^ “Creationism: The Hindu View”. www.talkorigins.org. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2019.
  13. ^ Numbers 1998, tr. 50 "Since at least the early 1840s Darwin had occasionally referred to 'creationists' in his unpublished writings, but the epithet acquired little public currency." – sketch written in 1842 – "if this had happened on an island, whence could the new forms have come,—here the geologist calls in creationists."
  14. ^ Darwin, Charles (ngày 5 tháng 7 năm 1856). “Darwin, C. R. to Hooker, J. D.”. Darwin Correspondence Project. Cambridge, UK: Cambridge University Library. Letter 1919. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
    • Darwin, Charles (ngày 31 tháng 5 năm 1863). “Darwin, C. R. to Gray, Asa”. Darwin Correspondence Project. Cambridge, UK: Cambridge University Library. Letter 4196. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
  15. ^ Numbers 1998, tr. 50 "In 1873 Asa Gray described a 'special creationist' (a phrase he placed in quotation marks) as one who maintained that species 'were supernaturally originated just as they are'," – The Nation. J.H. Richards. ngày 16 tháng 10 năm 1873. tr. 260.
  16. ^ Richard F. Carlson, Tremper Longman III, Science, Creation and the Bible: Reconciling Rival Theories of Origins, p.25
  17. ^ Donald U. Wise. “Creationism's Propaganda Assault on Deep Time and Evolution”.
  18. ^ Eugenie C. Scott. “The Creation/Evolution Continuum”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  19. ^ M. Ross. “Who Believes What? Clearing up Confusion over Intelligent Design and Young-Earth Creationism”.
  20. ^ Julie Ingersoll. “Doug Phillips' Biblical Patriarchy Scandal Moves to the Courts”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]