Tiếng Nivkh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Nivkh
нивх диф, нивх туғс
Phát âm[mer ɲivx dif/tuɣs] (phương ngữ Amur);
[ɲiɣvŋ duf] (phương ngữ Đông Nam Sakhalin)
Sử dụng tạiNga, Nhật Bản[1][2]
Khu vựcĐảo Sakhalin, và dọc sông Amur
Tổng số người nói200 (năm 2010)
Dân tộcNivkh
Phân loạiNgôn ngữ tách biệt, nhưng được gộp vào nhóm ngôn ngữ Paleosiberia để thuận tiện việc phân loại
Hệ chữ viếtChữ Kirin
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3niv
Glottologgily1242[3]
ELP
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Nivkh hoặc tiếng Gilyak (tự gọi: Нивхгу диф Nivxgu dif) là một ngôn ngữ được sử dụng tại Priamurye (Ngoại Mãn Châu), ở lưu vực sông Amgun (một phụ lưu của sông Amur), vài nơi dọc chính sông Amur, và ở nửa bắc đảo Sakhalin. 'Gilyak' là tên gọi Mãn Châu. Những người bản ngữ của ngôn ngữ này là người Nivkh.

Dân số của người Nivkh được duy trì tương đối ổn định, với 4.549 người Nivkh năm 1897, và 4.673 vào năm 1989. Tuy nhiên, số người bản ngữ tiếng Nivkh đã giảm từ 100% đến chỉ còn 23,3% trong thời gian đó, nên chỉ còn hơn 1.000 người nói tiếng Nivkh như ngôn ngữ mẹ đẻ vào năm 1989.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Nivkh không liên quan đến bất kỳ ngôn ngữ nào được biết tới, khiến nó trở thành một ngôn ngữ tách biệt. Để thuận tiện trong phân loại, nó được xếp vào nhóm ngôn ngữ Paleosiberia. Nhiều từ trong tiếng Nivkh mang nét tương đồng với những từ cùng nghĩa trong ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Paleosiberia, hay tiếng Ainu, tiếng Hàn Quốc, và ngữ tộc Tungus, nhưng không có sự tương ứng ngữ âm thông thường nào đã được ghi nhận để cho thấy mối quan hệ đáng kể về từ vựng giữa các ngôn ngữ này, nên bất kì sự tương đồng có lẽ hoặc do tình cờ hoặc do vay mượn.

Tiếng Nivkh được đặt vào hệ ngôn ngữ Á-Âu giả thuyết của Joseph Greenberg.[4] Michael Fortescue đề xuất vào năm 1998 rằng tiếng Nivkh có thể liên quan tới hệ ngôn ngữ Mosan,[5] và sau đó, năm 2011, ông cho rằng tiếng Nivkh, mà ông còn gọi là "ngôn ngữ Amur tách biệt", liên quan đến hệ ngôn ngữ Chukotko-Kamchatkan, tạo nên một hệ Chukotko-Kamchatkan-Amur mới.[6]

Phương ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Các điểm dân cư nơi có người Nivkh theo Thống kê dân số Nga năm 2002 (ngoại trừ Khabarovsk, PoronayskYuzhno-Sakhalinsk).

Tiếng Nivkh được chia làm bốn phương ngữ, gồm phương ngữ Amur, Bắc Sakhalin, Nam Sakhalin, và Đông Sakhalin. Sự khác biệt từ vựng và ngữ âm giữa phương ngữ tại lưu vực sông Amur và phương ngữ tại đảo Sakhalin lớn tới mức vài nhà ngôn ngữ học phân loại chúng như hai ngôn ngữ riêng biệt thuộc hệ ngôn ngữ Nivkh nhỏ. Các nhà ngôn ngữ học khác nhận thấy sự đa dạng lớn trong tiếng Nivkh; khác biệt từ trong chính các phương ngữ Amur hay Sakhalin, khác biệt giữa từng làng, gia đình, hay thậm chí từng cá nhân.

Ngữ pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ này có một hệ thống cách ngữ pháp phát triển, cũng như một số điểm ngữ pháp khác, nhưng lại không có giống. Cấu trúc cơ bản là chủ-tân-động (subject–object–verb). Tiếng Nivkh đáng chú ý với nhiều sự kết hợp từ vựng. Ví dụ, những hình vị thể hiện mối quan hệ không gian (giới từ hay hậu từ trong các ngôn ngữ khác) được gắn liền với danh từ mà chúng bổ nghĩa. Một từ duy nhất có thể bao hàm nhiều gốc từ, danh từ, hay động từ để thể hiện một nghĩa nào đó. Do đó, trong tiếng Nivkh, kết cấu của từng từ rất quan trọng trong câu.

Bảng chữ cái[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng chữ cái tiếng Nivkh[7]
Kí tự Âm vị
А а /æ/
Б б /b/
В в /v/
Г г /g/
Ӷ ӷ /ɢ/
Ғ ғ /ɣ/
Ӻ ӻ /ʁ/
Д д /d/
Е е /ɪe/
Ё ё /jo/[a]
Ж ж /ɟ/
З з /z/
И и /i/
Й й /ɪ/
К к /k/
К’ к’ /kʰ/
Ӄ ӄ /q/
Ӄ’ ӄ’ /qʰ/
Л л /l/
М м /m/
Н н /n/
Ӈ ӈ /ŋ/
О о /o/
П п /p/
П’ п’ /pʰ/
Р р /r/
Р̌ р̌ /r̥/
С с /s/
Т т /t/
Т’ т’ /tʰ/
У у /u/
Ф ф /f/
Х х /x/
Ӽ ӽ /χ/
Ӿ ӿ /h/
Ц ц /t͡s/
Ч ч /t͡ʃ/
Ч’ ч’ /t͡ʃʰ/
Ш ш /ʃ/
Щ щ /ʃt͡ʃ/[a]
Ъ ъ /ʔ/
Ы ы /ə/
Ь ь /j/[a]
Э э /ɤ/
Ю ю /ju/
Я я /jæ/
  1. ^ a b c Chỉ có trong từ mượn tiếng Nga.

Ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Môi Chân răng Vòm Ngạc Lưỡi gà Thanh hầu
Mũi m n ɲ ŋ
Tắc vô thanh p t c k q
bật hơi
Xát vô thanh f s x χ h
hữu thanh v z ɣ ʁ
Tiếp cận giữa j w
cạnh l
Rung vô thanh
hữu thanh r

Những âm xát môi có thể được xác định là đôi môi [ɸ, β] hay môi-răng [f, v]. Các âm xát vòm có tắc xát ở mức vào đó, như [tʃʰ, tʃ]. Âm tắc không bật hơi vô thanh có thể biến thành âm tắc hữu thanh (như [b d ɟ ɡ ɢ]).[8]

Sự phân biệt giữa âm xát ngạc mềm và lưỡi nhỏ ([ɣ][ʁ], [x][χ]) hiếm gặp trên thế giới.

Nguyên âm[sửa | sửa mã nguồn]

Trước Sau
không làm tròn làm tròn
Đóng ɪ u
Vừa ɪe ɤ o
Mở æ

Nhấn âm[sửa | sửa mã nguồn]

Âm được nhấn có thể là bất kỳ âm tiết nào, nhưng thường là âm thứ nhất; sự nhấn âm biến thiên theo phương ngữ.[9]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Austerlitz, R (1956). “Gilyak nursery words”. Word. 12 (2): 260–279.
  2. ^ 『ギリヤークの昔話』中村チヨ (1992) 北海道出版企画センター
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Nivkh”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ Mattissen, Johanna (2001) Facts about the World's Languages, Nivkh. New England Publishing. ISBN 0-8242-0970-2 p. 515.
  5. ^ Fortescue, M. (1998). Language relations across Bering Strait: reappraising the archaeological and linguistic evidence.
  6. ^ Fortescue, Michael (2011). “The relationship of Nivkh to Chukotko-Kamchatkan revisited”. Lingua. 121 (8): 1359–1376. doi:10.1016/j.lingua.2011.03.001.
  7. ^ “Nivkh language, alphabet and pronunciation”. Omniglot. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ Hidetoshi Shiraishi (2000). “Nivkh consonant alternation does not involve hardening” (PDF). Journal of Chiba University Eurasian Society (3): 89–119. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009.
  9. ^ Johanna Mattissen, Dependent-Head Synthesis in Nivkh: A Contribution to a Typology of Polysynthesis (John Benjamins Publishing, 2003; ISBN 9027229651), pp. 85-86.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]