Tilaurakot

Tilaurakot
तिलौराकोट
Di tích được cho là cổng phía Đông của thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại.
Di tích được cho là cổng phía Đông của thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại.
Tilaurakot trên bản đồ Nepal
Tilaurakot
Tilaurakot
Location in Nepal
Quốc gia   Nepal
HuyệnKapilvastu
Dân số (1991)
 • Tổng cộng5.684
Múi giờGiờ Nepal (UTC+5:45)

Tilaurakot là một ngôi làng nằm gần biên giới Ấn Độ, thuộc huyện Kapilvastu, phía Nam Nepal. Vào thời điểm Cuộc điều tra dân số năm 1991 của Nepal, ngôi làng này có dân số 5.684 trong 944 hộ gia đình.[1] Ngôi làng này nổi tiếng vì được xác định là một Thánh địa Phật giáo, tọa lạc của ngôi thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại, được các kinh điển Phật giáo công nhận là quê hương của Phật Thích-ca, nơi ông đã sống 29 năm trong cuộc đời mình trước khi xuất gia.

Vị trí của thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại?[sửa | sửa mã nguồn]

Những cuộc tìm kiếm vị trí của thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại vào thế kỷ XIX dựa trên các ghi chép của hai nhà sư Trung Quốc là Pháp HiểnHuyền Trang khi 2 ông đến nơi này hành hương vào thế kỷ thứ V và thế kỷ thứ VII.[2][3][4][5] So sự mô tả khác nhau về khoảng cách của 2 nhà sư Trung Quốc dẫn đến có 2 quan điểm chính khác biệt về vị trí được xác định là thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại. Hiện tại, nhiều học giả Phật giáo công nhận vị trí thành Ca-tỳ-la-vệ nằm tại ngôi làng Tilaurakot.[6][7][8], cách 16 km so với ngôi làng Piprahwa, thuộc huyện Siddharth Nagar, bang Uttar Pradesh, nơi mà phía Ấn Độ xác quyết đấy mới chính là vị trí của thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại.[9][10]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nepal Census 2001”. Nepal's Village Development Committees. Digital Himalaya. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ Beal, Samuel (1884). Si-Yu-Ki: Buddhist Records of the Western World, by Hiuen Tsiang. 2 vols. Translated by Samuel Beal. London. 1884. Reprint: Delhi. Oriental Books Reprint Corporation. 1969. Volume 1
  3. ^ Beal, Samuel, trans. (1911). The Life of Hiuen-Tsiang. Translated from the Chinese of Shaman (monk) Hwui Li. London. Reprint Munshiram Manoharlal, New Delhi. 1973.
  4. ^ Li, Rongxi (translator) (1995). The Great Tang Dynasty Record of the Western Regions. Numata Center for Buddhist Translation and Research. Berkeley, California. ISBN 1-886439-02-8
  5. ^ Watters, Thomas (1904). On Yuan Chwang's Travels in India, 629-645 A.D. Volume1. Royal Asiatic Society, London.
  6. ^ Tuladhar, Swoyambhu D. (tháng 11 năm 2002), “The Ancient City of Kapilvastu - Revisited” (PDF), Ancient Nepal (151): 1–7
  7. ^ Tuladhar, Swoyambhu D. (tháng 11 năm 2002), “The Ancient City of Kapilvastu - Revisited” (PDF), Ancient Nepal (151): 1–7
  8. ^ Chris Hellier (tháng 3 năm 2001). “Competing Claims on Buddha's Hometown”. Archaeology. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2011.
  9. ^ Srivastava, KM (1980). “Archaeological Excavations at Piprāhwā and Ganwaria and the Identification of Kapilavastu”. The Journal of the International Association of Buddhist Studies. 13 (1): 103–10.
  10. ^ “Shailvee Sharda (ngày 4 tháng 5 năm 2015). UP's Piprahwa is Buddha's Kapilvastu? Times of India”.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]