Bước tới nội dung

Tiếng Zhang-zhung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Zhang-zhung
Khu vựcMiền tây Tây Tạng, Trung Á
Phân loạiHán-Tạng
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3xzh
Glottologzhan1239[1]

Tiếng Zhang-zhung (chữ Tạng: ཞང་ཞུང་; Wylie: zhang zhung) hay tiếng Tượng Hùng (giản thể: 象雄语; phồn thể: 象雄語; bính âm: Xiàngxióngyǔ) là một ngôn ngữ Hán-Tạng đã biến mất, từng được nói tại nơi ngày nay là mạn tây khu vực Tây Tạng. Người ta biết đến nó thông qua một văn bản song ngữ tựa mDzod phug ("Hang Châu báu") cùng một số đoạn văn ngắn hơn.

Vài văn liệu ở Đôn Hoàng ghi lại một ngôn ngữ cổ chưa giải mã, tạm gọi là tiếng Zhangzhung cổ, tuy mối quan hệ giữa hai bên chưa sáng tỏ.

Hang Châu báu (mDzod phug)

[sửa | sửa mã nguồn]

Hang Châu báu (chữ Tạng: མཛོད་ཕུག་; Wylie: mdzod phug) là một terma được Shenchen Luga (chữ Tạng: གཤེན་ཆེན་ཀླུ་དགའ་; Wylie: gshen chen klu dga') tìm ra vào đầu thế kỷ XI.[2] Martin (n.d.: trang 21) chỉ ra sự quan trọng của văn bản này trong nghiên cứu tiếng Zhang-zhung như sau:

Với học viên văn hoá Tây Tạng nói chung, mDzod phug là một trong những kinh thư Bön gợi lên sự tò mò hơn cả, bởi nó là tác phẩm song ngữ Zhang-zhung-Tạng dài duy nhất (những nguồn ngắn hơn dù vẫn quan trọng về tiếng Zhang-zhung đã được nhắc đến trong Orofino 1990)."[3]

Quan hệ ngoại tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Bradley (2002) cho rằng tiếng Zhangzhung "giờ đã được đồng thuận" là một ngôn ngữ Kanaur hay Himalaya Tây. Guillaume Jacques (2009) bác bỏ luận điều rằng tiếng Zhangzhung có lẽ bắt nguồn từ miền đông (thay vì miền tây) Tây Tạng bằng cách chứng minh đây là một ngôn ngữ phi Khương.[4]

Widmer (2014:53-56)[5] xếp tiếng Zhangzhung trong nhánh đông của nhóm Himalaya Tây, liệt kê những từ đồng nguyên sau đây giữa tiếng Zhangzhung với ngôn ngữ Tây Himalaya nguyên thủy.

Từ Zhangzhung Himalaya Tây nguyên thủy
lúa mạch zad *zat
xanh lam ting *tiŋ-
hậu tố giảm nhẹ -tse *-tse ~ *-tsi
tại ra tse *re
béo, mập tsʰas *tsʰos
(người) con gái tsa med *tsamet
thần sad *sat
vàng (kim loại)? zang *zaŋ
tim she *ɕe
già shang ze *ɕ(j)aŋ
đỏ mang *maŋ
trắng shi nom *ɕi

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]
Marchen
Thể loại
Các ngôn ngữZhang-Zhung
ISO 15924
ISO 15924Marc,
Unicode
U+11C70–U+11CBF


Một số hệ chữ sau từng được dùng để viết tiếng Zhang-zhung:[6]

Bảng Unicode Marchen
Official Unicode Consortium code chart Version 13.0
  0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
U+11C7x 𑱰 𑱱 𑱲 𑱳 𑱴 𑱵 𑱶 𑱷 𑱸 𑱹 𑱺 𑱻 𑱼 𑱽 𑱾 𑱿
U+11C8x 𑲀 𑲁 𑲂 𑲃 𑲄 𑲅 𑲆 𑲇 𑲈 𑲉 𑲊 𑲋 𑲌 𑲍 𑲎 𑲏
U+11C9x 𑲒 𑲓 𑲔 𑲕 𑲖 𑲗 𑲘 𑲙 𑲚 𑲛 𑲜 𑲝 𑲞 𑲟
U+11CAx 𑲠 𑲡 𑲢 𑲣 𑲤 𑲥 𑲦 𑲧 𑲩 𑲪 𑲫 𑲬 𑲭 𑲮 𑲯
U+11CBx 𑲰 𑲱 𑲲 𑲳 𑲴 𑲵 𑲶

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Zhangzhung”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Berzin, Alexander (2005). The Four Immeasurable Attitudes in Hinayana, Mahayana, and Bön. Study Buddhism. Source: [1] (accessed: ngày 6 tháng 6 năm 2016)
  3. ^ Martin, Dan (n.d.). "Comparing Treasuries: Mental states and other mdzod phug lists and passages with parallels in Abhidharma works of Vasubandhu and Asanga, or in Prajnaparamita Sutras: A progress report." University of Jerusalem. Source: [2] Lưu trữ 2011-06-28 tại Wayback Machine (accessed: Monday ngày 1 tháng 3 năm 2010)
  4. ^ Jacques, Guillaume (2009). “Zhangzhung and Qiangic Languages”. Trong Yasuhiko Nagano (biên tập). Issues in Tibeto-Burman Historical Linguistics (PDF). Senri Ethnological Studies. 75. tr. 121–130.
  5. ^ Widmer, Manuel. 2014. "A tentative classification of West Himalayish." In A descriptive grammar of Bunan, 33-56. Bern: University of Bern.
  6. ^ West, Andrew (ngày 30 tháng 4 năm 2011). “N4032: Proposal to encode the Marchen script in the SMP of the UCS” (PDF).
  7. ^ West, Andrew (ngày 22 tháng 10 năm 2013). “N4491: Final proposal to encode the Marchen script in the SMP of the UCS” (PDF).
  • Martin, Dan (n.d.). "Comparing Treasuries: Mental states and other mdzod phug lists and passages with parallels in Abhidharma works of Vasubandhu and Asanga, or in Prajnaparamita Sutras: A progress report." University of Jerusalem. Lưu trữ 2011-06-28 tại Wayback Machine
  • David Bradley (2002) "The Subgrouping of Tibeto-Burman", in Chris Beckwith, Henk Blezer, eds., Medieval Tibeto-Burman Languages. Brill.
  • Martin, Dan (2004). Zhang-zhung Dictionary.
  • Haarh, Erik. The Zhang-zhung Language: A Grammar and Dictionary of the Unexplored Language of the Tibetan Bönpos. Universitetsforlaget i Aarhus og Munksgaard, 1968.
  • Hummel, Seigbert and Guido Vogliotti, ed. and trans. On Zhang-zhung. Dharamsala: Library of Tibetan Works and Archives, 2000.
  • Namgyal Nyima Dagkar. “Concise Analysis of Zhang Zhung Terms in the Documents of Dunhuang.” In Tibet, Past and Present: Tibetan Studies I, edited by Henk Blezer, Proceedings of the Ninth Seminar of the International Association for Tibetan Studies, Leiden 2000, vol. 1, pp. 429–439. Leiden: Brill, 2002.
  • Namgyal Nyima (Rnam rgyal nyi ma). Zhang-zhung – Tibetan – English Contextual Dictionary. Berlin, 2003. Description: This new dictionary of Zhangzhung terminology from the Bön tradition of Tibetan religion includes 3875 entries drawn from 468 sources. These entries include Tibetan and English definitions as well as the citation of passages in which they occur with full bibliographical information for these passages.