Tiểu Chu hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiểu Chu hậu
小周后
Lý Hậu chủ Kế hậu
Nam Đường Quốc hậu
Tại vị968 - 975
Tiền nhiệmĐại Chu hậu
Kế nhiệmNam Đường diệt vong
Thông tin chung
Sinh950
Mất978
Biện Lương
Phu quânLý Hậu chủ

Tiểu Chu hậu (chữ Hán: 小周后; 950 - 978), không rõ tên gọi, có thuyết tên là Gia Mẫn (嘉敏) và biểu tự Nữ Anh (女英)[1], là em gái của Đại Chu hậu, nguyên phối thê tử của Nam Đường hậu chủ Lý Dục.

Về sau, bà cũng trở thành vợ kế của ông, người đời xưng gọi Tiểu Chu hậu là bởi vì vậy.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu Chu hậu Chu thị, là con gái nhỏ của Tư đồ Chu Tông (周宗), là em gái khác mẹ với chị là Đại Chu hậu, kém chị khoảng 14 tuổi. Khi Đại Chu hậu thành hôn với Lý Dục, Tiểu Chu hậu chỉ mới 5 tuổi. Do là em gái Quốc hậu, Chu thị rất thường được nhập cung thăm chị gái, được Chung Thái hậu yêu thích[2].

Năm Càn Đức thứ 2 (964), Đại Chu hậu vĩnh biệt qua đời, sang năm sau (965) thì Chung Thái hậu cũng giá băng, Nam Đường Hậu chủ Lý Dục liên tiếp để hai đại tang. Khai Bảo nguyên niên (968), Lý Dục mãn tang, ra chiếu nghị quần thần chọn người vào chỗ Trung cung, và em gái của Đại Chu hậu là Chu thị được chọn. Năm đó, tháng 11, Chu thị 18 tuổi được phong Quốc hậu của Nam Đường[3]. Vì chuẩn bị nghi thức lập Quốc hậu mới, Lý Dục còn cho đình thần kiểm kê điển cổ, dùng lễ thành hôn đàng hoàng mà đưa Tiểu Chu thị vào cung. Có thể thấy sự coi trọng của Lý Dục dành cho Tiểu Chu thị không kém gì chị gái bà[4].

Tương truyền, trước đó Tiểu Chu hậu đã từng thông dâm với Lý Dục ngay khi Đại Chu hậu bị bệnh. Bài từ Bồ tát man (菩萨蛮) nổi tiếng của ông chính là mô tả việc ân ái của hai người[5]. Đại Chu hậu biết được chuyện này, cùng với cái chết của con trai Lý Trọng Tuyên mà bệnh tình càng nặng hơn. Lý Dục sau đó hối hận cùng áy náy, mới ở bên cạnh chăm sóc Đại Chu hậu không thôi. Chu hậu khi đó nằm quay đầu vào trong, cũng không liếc nhìn em gái một cái[6][7]. Cuộc sống cá nhân của Tiểu Chu hậu ưa thích xa xỉ, được Lý Dục cung phụng hết mực, sự sủng ái hoang lạc còn hơn cả Đại Chu hậu. Vì chiếu ý Tiểu Chu hậu, Lý Dục còn cho dát vàng lên chỉ thêu trên màn, đem đồi mồi làm đinh, còn dùng đá quý lục bảo khảm lên cửa sổ, lấy hồng la chu sa dán lên vách cửa, bên ngoài cửa cung viện còn cho trồng đủ loại kỳ hoa dị thảo, mỗi đêm đều để cho Lý Dục cùng Tiểu Chu hậu thưởng thức. Mỗi khi mùa xuân đến, cho người đem ống tre cắt ra làm bình đựng hoa (gọi là Cách đồng; 隔筒), đặt ở trước thềm cửa, trước đình viện, hiệu là Cảm đỗng thiên (锦洞天)[8][9][10].

Không dừng lại ở đó, còn vô số câu chuyện về sự xa xỉ của Tiểu Chu hậu. Bà vốn thích màu xanh lục, do vậy nơi ở và trang sức quần áo đều có màu này, cung tần trong cung vì muốn có ân sủng từ Lý Dục mà cũng bắt chước phong thái này của bà. Có một cung nữ nhuộm màu lên một đoạn lụa, đem ra phơi trong sân nội viện nhưng quên đem vào, khi trời sáng thì sương đọng lại tạo nên một màu xanh lục cực kỳ hòa nhã, xinh đẹp hơn rất nhiều màu nhuộm nào khác. Lý Dục và Tiểu Chu hậu thấy thế cực kỳ yêu thích, ra lệnh cung tần trong cung đều làm cách này, gọi màu này là Thiên thủy bích (天水碧)[11]. Tiểu Chu hậu cũng như chị mình đều là người giỏi đàn ca, đặc biệt bà rất thích chế ra hương thơm. Mỗi ngày, bà đều phải xông hương khắp điện, khói hương nghi ngút làm Tiểu Chu hậu như trong trạng thái thần tiên. Mỗi khi nghỉ, đều dùng hương đặt trong trướng, nhè nhẹ bay ra, người đời gọi là Trướng trung hương (帐中香)[12].

Vong quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khai Bảo thứ 8 (975), nhà Tống công phá Kim Lăng, Lý Dục phụng biểu đầu hàng, Nam Đường diệt vong.

Năm Khai bảo thứ 9 (976), tháng giêng, Tiểu Chu hậu cùng hậu cung tần phi đưa Lý Dục theo về kinh sư nhà Tống là Biện Lương. Tống Thái Tổ phong Lý Dục làm Vi Mệnh hầu (违命侯), Chu thị được phong làm Trịnh Quốc phu nhân (鄭國夫人). Tương truyền, khi Tống Thái Tông lên ngôi, Chu thị hay phải ra vào cung và dã sử nói rằng bà đã bị cưỡng hiếp rất thê thảm bởi ông, sau khi ra về thì khóc lóc trách mắng Lý Dục[13].

Năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 3 (978), Lý Dục chết ở kinh sư nhà Tống, Chu thị khóc hận cũng tự sát[14][15][16][17].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 二十世纪八十年代,台湾史学家根据台北故宫博物院收藏的历史资料,走访江南诸地进行考察,考证出大周后大名叫周宪、小周后大名叫周嘉敏,字女英。
  2. ^ 陆游《南唐书》卷十六:后少以戚里,间入宫掖,圣尊后甚爱之。
  3. ^ 陆游《南唐书》卷三:开宝元年,冬十一月,立国后周氏。
  4. ^ 陆游《南唐书》卷十六:后主国后周氏,昭惠后妹也,昭惠卒,未几,后主居圣尊后丧,故中宫久虚,开宝元年,始议立后为继室,命太常博士陈致雍,考古今沿革,草具婚礼,又命学士徐铉,史官潘佑参定,文安郡公徐游评其异同,游多是佑议,遂施用之
  5. ^ 马令《南唐书》卷六:后自昭惠殂,常在禁中,後主乐府词有“衩袜步香阶,手提金绣鞋”之类,多传于外,至纳后乃成礼而已。
  6. ^ 马令《南唐书》卷六:後主继室周氏,昭惠之母弟也。警敏有才思,神彩端静。昭惠感疾,后常出入卧内,而昭惠未之知也。一日,因立帐前,昭惠惊曰:“妹在此耶?”后幼未识嫌疑,即以实告曰:“既数日矣。”昭惠殂,后未胜礼服,待字宫中。明年,钟太后殂,后主服丧,故中宫位号久而未正。至开宝元年,始议立后为国后。
  7. ^ 南宋·陆游《南唐书》卷十六:或谓后寝疾,小周后已入宫中,后偶褰幔见之,惊曰:“汝何日来?”小周后尚幼,未知嫌疑,对曰:“既数日矣。”后恚怒,至死面不外向,故后主过哀,以揜其迹云。
  8. ^ 《五国故事》卷上:尝于宫中以销金红罗幕其壁,以白银钉、玳瑁押之,又以绿钿刷隔眼,糊以红罗,种梅花于其外。又以绿钿刷隔眼,糊以红罗,种梅花于其外;又于花间设彩画小木亭子,才容二座。煜与爱姬周氏对酌于其中。如是数处。
  9. ^ 陆游《南唐书》卷十六:被宠过于昭惠,时后主于群花间作亭,雕镂华丽,而极迫小,仅容二人,每与后酣饮其中
  10. ^ 《清异录》:李后主每春盛时,梁栋、窗壁、柱栱、阶砌并作隔筒,密插杂花,榜曰“锦洞天”。
  11. ^ 元·脱脱等《宋史》卷四百七十八:宋史妻周氏封郑国夫人。又煜之妓妾尝染碧,经夕未收,会露下,其色愈鲜明,煜爱之。自是宫中竞收露水,染碧以衣之,谓之"天水碧"。
  12. ^ 冯贽《南部烟花录》:江南李主主帐中香法,以鹅梨蒸沉香用之。
  13. ^ 有野史认为,宋太宗赵光义曾强幸小周后,小周后回去后大骂李煜,此说在民间流传甚广。北宋王铚在《默记》中最早提及此事,后被宋人叶梦得《避暑漫抄》、元人宋无《啽呓集》、明人毛先舒《南唐拾遗记》和清潘永因《宋稗类钞》等照搬引用。
    据《宋史·艺文志》有“徐铉、汤悦《江南录》十卷 、龙衮《江南野史》二十卷”,《江南录》并非龙衮著写,且王铚所引为“删润稍有伦贯者”(即有删改润色的版本)。郑文宝曾亲事后主,他认为《江南录》一书“事多遗落、无年可编,笔削之际、不无高下,当时好事者往往少之”,在其所撰《江表志》、《南唐近事》二书中亦找不到“周后骂后主”的只言片语。 至于《江南录》原书,因早已散佚,遂无从查证。
    1、第一种可能,王铚所引《江南录》,为徐铉、汤悦版本。徐铉和汤悦均为南唐旧臣,据《宋史》载,《江南录》原书名《江表事迹》,系赵光义下诏编修,即所谓“官方史书”,且史载徐铉忠臣李煜,其奉诏所撰《吴王陇西公墓志铭》,对李煜为人赞赏有加,以常理推断,赵光义强幸小周后之事,断然不会出自此书。
    另一种可能,王铚所引《江南录》,实为龙衮《江南野史》之误。《江南野史》卷三有小周后入宫争宠逸事,但并无赵光义强幸小周后的任何记载。值得注意的是,《江南野史》有语云“初从谦奉使宫口,质而不返其妃每哭诣,后主无以计,每闻使至,必避之而已”,此句与《默记》所载极为相似,或为王铚所引之本源。
  14. ^ 陆游《南唐书》卷十六:太平兴国三年,后主殂,后悲哀不自胜,亦卒。
  15. ^ 陆游《南唐书》卷三:太平兴国三年六月辛卯殂,年四十二。是日,七夕也,后主盖以是日生。赠太师,追封吴王,葬洛阳北邙山。
  16. ^ 《江南野史》:及后主封违命侯,后封妃,太平兴国三年后主殂,未几后亦卒。
  17. ^ 郑文宝《江表志》:郑国夫人周氏,起建隆二年,终开宝八年。