Today, I consider myself the luckiest man on the face of the earth.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Today, I consider myself the luckiest man on the face of the earth.
Nhân vật Lou Gehrig
Diễn viên Gary Cooper
Tác giả Lou Gehrig
Phim Bài diễn văn từ giã sự nghiệp của Lou Gehrig
Phim khác The Pride of the Yankees
Vị trí trong
danh sách AFI
38

"Today, I consider myself the luckiest man on the face of the earth." ("Ngày hôm nay, tôi tự coi mình là người may mắn nhất trên Trái Đất này.") là câu nói nổi tiếng của Lou Gehrig trong diễn văn từ giã sự nghiệp của ông đọc tại Sân vận động Yankee, thành phố New York, Mỹ ngày 4 tháng 7 năm 1939. Câu nói này sau đó đã được lặp lại trong bộ phim tiểu sử làm về cuộc đời ông, The Pride of the Yankees (1942), với Gary Cooper vào vai Lou Gehrig. Câu thoại này đã được bình chọn ở vị trí 38 trong Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ trong phim của Viện phim Mỹ.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 4 tháng 7 năm 1939, sau một thời gian chịu đựng căn bệnh xơ cứng cơ bên (Amyotrophic lateral sclerosis, sau còn gọi là Bệnh Lou Gehrig), Lou Gehrig, huyền thoại bóng chày của đội New York Yankees, buộc phải chính thức chia tay sân đấu. Buổi lễ chia tay của ông được tổ chức tại Sân vận động Yankees chật cứng 61.808 khán giả đến để tạm biệt Gehrig[1]. Sau khi đích thân thị trưởng New York Fiorello LaGuardia, quản lý đội Yankees Joe McCarthy đọc diễn văn ca ngợi, Lou được trao tặng một cúp lưu niệm bạc nhỏ trên đó có chữ ký của toàn đội Yankees và một bài thơ của John Kieran, nhà báo của tờ The New York Times. Tiếp đó, một huyền thoại bóng chày khác là Babe Ruth đã giới thiệu Gehrig đọc bài diễn văn chia tay người hâm mộ nổi tiếng[2]:

Fans, for the past two weeks you have been reading about a bad break. Today, I consider myself the luckiest man on the face of the earth. I have been in ballparks for seventeen years and have never received anything but kindness and encouragement from you fans.

Look at these grand men. Which of you wouldn’t consider it the highlight of his career just to associate with them for even one day? Sure I’m lucky. Who wouldn’t consider it an honor to have known Jacob Ruppert? Also, the builder of baseball’s greatest empire, Ed Barrow? To have spent six years with that wonderful little fellow, Miller Huggins? Then to have spent the next nine years with that outstanding leader, that smart student of psychology, the best manager in baseball today, Joe McCarthy? Sure, I'm lucky.

When the New York Giants, a team you would give your right arm to beat, and vice versa, sends you a gift — that’s something. When everybody down to the groundskeepers and those boys in white coats remember you with trophies — that’s something. When you have a wonderful mother-in-law who takes sides with you in squabbles with her own daughter — that's something. When you have a father and a mother who work all their lives so that you can have an education and build your body — it's a blessing. When you have a wife who has been a tower of strength and shown more courage than you dreamed existed - that's the finest I know.

So I close in saying that I might have been given a bad break, but I've got an awful lot to live for. Thank you.

Sau khi Gehrig kết thúc bài diễn văn, đám đông khán giả đã đứng cả dậy và vỗ tay trong gần 2 phút, còn bản thân Lou thì bật khóc[3]. Babe Ruth tới ôm lấy ông trong khi cả đội Yankees đồng thanh "I Love You Truly" ("Tôi yêu quý anh") còn đám đông thì la lớn "We love you, Lou" ("Chúng tôi yêu quý anh, Lou"), thời khắc này đã được The New York Times mô tả như là một trong những khoảnh khắc cảm động nhất trong lịch sử bóng chày[1]. 2 năm sau khi từ giã sự nghiệp, Lou qua đời ở tuổi 37 ngày 2 tháng 6 năm 1941.

Khác biệt giữa diễn văn và phim[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bộ phim The Pride of the Yankees (1942), Gary Cooper là người vào vai Lou Gehrig. Cảnh chia tay được lặp lại tương tự như buổi lễ diễn ra 3 năm trước đó, và câu nói đáng nhớ của Gehrig cũng được lặp lại, tuy nhiên đoạn diễn văn có thay đổi nội dung và "Today, I consider myself the luckiest man on the face of the earth." được chuyển xuống cuối cùng:

Tạm dịch:

Câu thoại này đã được bình chọn ở vị trí 38 trong Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ trong phim của Viện phim Mỹ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b John Drebinger, "61,808 Fans Roar Tribute to Gehrig", The New York Times, July 5, 1939.
  2. ^ “Bản sao bài diễn văn trên trang chính thức của Lou Gehrig”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
  3. ^ The Day He Retired, S. Kaden, 2003