Trí khôn của voi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một con voi đang vẽ tranh

Trí khôn của voi hay trí thông minh của voi hay trí tuệ của loài voi (Elephant cognition) là những biểu hiện về nhận thức thông minh của loài voi. Hầu hết các nhà đạo đức học hiện đại xem voi là một trong những động vật thông minh nhất thế giới. Trải qua khoảng thời gian dài, loài động vật này được chứng minh có những khả năng ấn tượng. Với trí thông minh cao và do mối quan hệ gia đình cố kết sâu sắc của voi, một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là sai lầm về mặt đạo đức cho con người để tiêu diệt chúng. Trong văn hóa, voi là con vật biểu tượng của sự trí giả trong rừng già.

Với khối lượng chỉ hơn 5 kg (11 lb), não của voi có khối lượng lớn hơn bất kỳ động vật trên cạn nào khác, và mặc dù rằng cá voi là động vật lớn nhất có khối lượng cơ thể gấp 20 lần so với voi điển hình, bộ não của cá voi chỉ gấp đôi khối lượng não của con voi. Ngoài ra, voi có tổng cộng 300 tỷ tế bào thần kinh. Bộ não voi tương tự như con người về mặt kết nối và khu vực chung. Vỏ não của voi có nhiều tế bào thần kinh như não người, gợi ý đến sự tiến hóa hội tụ. Chúng có bộ não lớn nhất trong tất cả các loài động vật sống trên đất liền và tế bào thần kinh nhiều gấp 3 lần so với con người. Trong khi đó, nhiều tế bào thần kinh tồn tại chỉ để kiểm soát cơ thể khổng lồ và sự khéo léo của voi.

Biểu hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Voi biểu hiện nhiều hành vi phức tạp khác nhau, bao gồm những hành vi liên quan đến sự đau buồn, học hỏi, bắt chước, nô đùa, lòng vị tha, sử dụng công cụ, lòng từ bi, bác ái, sự phối hợp, hợp tác xã hội, khả năng tự nhận thức, có trí nhớ rất tốt và giao tiếp với đồng loại cũng như các động vật khác loài. Hơn nữa, bằng chứng cho thấy voi có thể hiểu được điểm: giao tiếp thông qua nhịp rung động truyền qua chân là khả năng giao tiếp không trung gian một đối tượng bằng cách mở rộng một ngón tay, hoặc tương đương. Người ta cho rằng chúng tương đương với các loài cá voi và cá heo (cetacean) và các loài linh trưởng về mặt thông minh. Voi là một trong số rất ít những loài động vật có thể nhận ra hình phản chiếu của chính mình trong gương, tức là có khả năng tự nhận thức.

Những con voi châu Phi có thể phân biệt được sự khác nhau về giới tính, độ tuổi và dân tộc qua những âm thanh giọng nói của con người. Nếu giọng nói được sở hữu bởi một người có khả năng gây ra mối đe dọa cho chúng, những con voi này sẽ chuyển sang tư thế phòng vệ, chúng không chỉ phân biệt được giữa các nhóm dân tộc mà còn phân biệt được cả tuổi tác và giới tính, biết rằng đàn ông có nhiều khả năng gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của chúng hơn, những con voi có thể hiểu sự hướng dẫn bằng tay của con người, voi có thể nhớ đường đi đến các hố chứa nước khi trải qua không gian và thời gian vô cùng dài. Điều này thực sự cần thiết đối với loài voi khi sống ở sa mạc, nơi mà rất khan hiếm nước, voi thường hình thành liên kết chặt chẽ với đồng loại và có thể nhận ra bạn bè, người thân ngay cả sau khoảng thời gian dài xa cách.

Voi còn thể hien tình cảm đối với những con voi đã chết, những con voi châu Á thường an ủi nhau khi đau khổ. Những con voi sử dụng cả tiếp xúc thể xác và âm thanh cũng như các cử chỉ thoải mái, chạm vào cơ thể nhau và phát tiếng chiếp chiếp nhỏ. Loài voi thể hiện cảm xúc, hay bất kỳ loài động vật khác, đều hiểu cái chết giống như con người. Nhưng loài voi đã chứng minh phản ứng rõ ràng với cái chết của đồng loại, thể hiện những cảm xúc thường xuất hiện ở con người như đau buồn và tang tóc. Chúng vuốt ve xương của con voi đã chết và sẽ đứng gần cơ thể đó trong nhiều giờ. Đôi khi, chúng còn cố gắng chôn hài cốt của con voi đã chết đó. Chúng không hành xử như vậy đối với các loài động vật khác. Giống với con người, loài voi cũng phải chịu những chấn thương tâm lý vô cùng nặng nề khi chứng kiến cái chết của đồng loại.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Roth, Gerhard; Maxim I. Stamenov; Vittorio Gallese. "Is the human brain unique?". Mirror Neurons and the Evolution of Brain and Language. John Benjamins Publishing. pp. 63–76.
  • Goodman, M.; Sterner, K.; Islam, M.; Uddin, M.; Sherwood, C.; Hof, P.; Hou, Z.; Lipovich, L.; Jia, H. (ngày 19 tháng 11 năm 2009). "Phylogenomic analyses reveal convergent patterns of adaptive evolution in elephant and human ancestries". Proceedings of the National Academy of Sciences. 106 (49): 20824–20829. doi:10.1073/pnas.0911239106. PMC 2791620 Freely accessible. PMID 19926857.
  • Plotnik, J. M.; Lair, R.; Suphachoksahakun, W.; de Waal, F. B. M. (2011). "Elephants know when they need a helping trunk in a cooperative task". PNAS. 108: 5116–5121. doi:10.1073/pnas.1101765108. PMC 3064331 Freely accessible. Truy cập 2011-03-08.
  • Hart, B.L.; L.A. Hart; M. McCoy; C.R. Sarath (November 2001). "Cognitive behaviour in Asian elephants: use and modification of branches for fly switching". Animal Behaviour. Academic Press. 62 (5): 839–847. doi:10.1006/anbe.2001.1815. Truy cập 2007-10-30.
  • Scott, David (2007-10-19). "Elephants Really Don't Forget". Daily Express. Archived from the original on 2008-03-12. Truy cập 2007-10-30.
  • Tom, Patrick (2002). "The Debate Over Elephant Culling: Is it Ever Morally Justified to Cull Elephants?" (PDF). Zambezia. University of Zimbabwe. XXIX (i): 76–81 [79]. Truy cập 2010-08-29.
  • 'Connell, Caitlin (2007). The Elephant's Secret Sense: The Hidden Lives of the Wild Herds of Africa. New York City: Simon & Schuster. pp. 174, 184. ISBN 0-7432-8441-0.
  • Brain of the African Elephant (Loxodonta africana): Neuroanatomy From Magnetic Resonance Images" (PDF). The Anatomical Record Part A: Discoveries in Molecular, Cellular, and Evolutionary Biology. 287: 1117–1127. 2005. Truy cập 2008-01-23.
  • Shoshani, Jeheskel; Kupsky, William J.; Marchant, Gary H. (ngày 30 tháng 6 năm 2006). "Elephant brain Part I: Gross morphology, functions, comparative anatomy, and evolution". Brain Research Bulletin. 70 (2): 124–157. doi:10.1016/j.brainresbull.2006.03.016. PMID 16782503.
  • Marino, Lori (2004). "Cetacean Brain Evolution: Multiplication Generates Complexity" (PDF). International Society for Comparative Psychology. The International Society for Comparative Psychology (17): 1–16. Truy cập 2013-08-10.
  • Poole, Joyce (1996). Coming of Age with Elephants. Chicago, Illinois: Trafalgar Square. pp. 131–133, 143–144, 155–157. ISBN 0-340-59179-X.
  • Hakeem, Atiya Y.; Chet. C. Sherwood; Christopher J. Bonar; Camilla Butti; Patrick R. Hof; John M. Allman (December 2009). "Von Economo Neurons in the Elephant Brain". The Anatomical Record. 292 (2): 242–248. doi:10.1002/ar.20829. PMID 19089889.
  • Hof, P. R.; Van der Gucht, E. (Jan 2007). "Structure of the cerebral cortex of the humpback whale, Megaptera novaeangliae (Cetacea, Mysticeti, Balaenopteridae)". Anat Rec. 290 (1): 1–31. doi:10.1002/ar.20407. PMID 17441195.
  • oss, Cynthia (2001). Elephant Memories: Thirteen Years in the Life of an Elephant Family. Chicago, Illinois: University of Chicago Press. ISBN 0-226-54237-8.
  • Linden, Eugene (2002). The Octopus and the Orangutan: More Tales of Animal Intrigue, Intelligence and Ingenuity. New York City: Plume. pp. 16–17, 104–105, 191. ISBN 0-452-28411-2. OCLC 49627740.
  • George (1999). The Singing Gorilla: Understanding Animal Intelligence. London, United Kingdom: Headline Book Publishing. pp. 175–177. ISBN 0-7472-7569-6.
  • William; Beauval, Cédric; Crevecoeur, Isabelle; Bayle, Priscilla; Balzeau, Antoine; Bismuth, Thierry; Bourguignon, Laurence; Delfour, Géraldine; Faivre, Jean-Philippe; Lacrampe-Cuyaubère, François; Tavormina, Carlotta; Todisco, Dominique; Turq, Alain; Maureille, Bruno (ngày 7 tháng 1 năm 2014), "Evidence supporting an intentional Neandertal burial at La Chapelle-aux-Saints", Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, 111 (1): 81–86, doi:10.1073/pnas.1316780110, JSTOR 23770501, PMC 3890882 Freely accessible
  • Gladilin, V. N. (1979). "O kulturno-khronologicheskoi prinadlezhnosti neandertalskikh pogrebenii v grote Kiik-Koba (On the cultural and chronological attribution of Neandertal burials in Kiik-Koba cave)". In Kolosov, Yu. G. (ed.),Issledovaniye paleolita v Krymu (Paleolithic Research in the Crimea), Naukova dumka, Kiev, pp. 67–76.
  • ladnikov, A. P. (1949). "Issledovaniya mustyerskoi stoyanki i pogrebeniya neandertaltsa v grote Teshik-Tash, Yuzhnyi Uzbekistan (Srednaya Aziya) [Studies of the Mousterian site and Neandertal burial in Teshik-Tash cave, Southern Uzbekistan (Central Asia)]". In Gremyatskii, M. A., and Nestrukh, M. F. (eds.),Teshik-Tash: Paleoliticheskii chelovek, MGU, Moscow, pp. 7–85.
  • Stewart, T. D. (ngày 29 tháng 4 năm 1977). "The Neanderthal skeletal remains from Shanidar cave, Iraq: A summary of findings to date". Proceedings of the American Philosophical Society. American Philosophical Society. 121 (2): 121–165. JSTOR 986524.
  • Grgett, R.H. (1989). "Grave Shortcomings: The Evidence for Neandertal Burial". Current Anthropology. 30 (2): 157–190. doi:10.1086/203725.
  • Mredith, Martin (2004). Elephant Destiny: Biography of an Endangered Species in Africa. Canada: PublicAffairs. pp. 184–186. ISBN 1-58648-233-5.
  • Stoeger, Angela; D. Mietchen; S. Oh; S. de Silva; C. Herbst; S. Kwon; W. T. Fitch (2012). "An Asian elephant imitates human speech". Current Biology. 22 (22): 2144–2148. doi:10.1016/j.cub.2012.09.022. PMC 3548412 Freely accessible. PMID 23122846.
  • Mayell, Hillary. "Painting Elephants Get Online Gallery". National Geographic News. National Geographic Society. p. 2. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2013.
  • Thorpe, W.H. (1956). Learning and Instinct in Animals. Cambridge, Massachusetts.: Harvard University Press. p. 333.
  • Heinrich, Bernd and Thomas Bugnyar (2005). "Testing Problem Solving in Ravens: String-Pulling to Reach Food" (PDF). Ethology. 111: 962–976. doi:10.1111/j.1439-0310.2005.01133.x.
  • Sieczkowski, Cavan (ngày 7 tháng 7 năm 2014). "Raju The Elephant Cries After Being Rescued Following 50 Years Of Abuse, Chains". The Huffington Post. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2014.
  • Sieczkowski, Cavan (ngày 3 tháng 9 năm 2014). "Raju The Crying Elephant May Be Forced Back To A Life In Chains". The Huffington Post. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2014.
  • Child, Ben (ngày 3 tháng 9 năm 2014). "The elephant who cried: Raju's story on way to big screen". The Guardian. London: Guardian News and Media. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2014.
  • Bird, Susan (ngày 8 tháng 9 năm 2014). "Cruel Former Owner of Raju the Elephant Vows to Put Him Back in Chains". Care2. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2014.
  • Reinert, cited by Alevogt (1990). Proboscideans. In: Grzimek's Encyclopedia of Mammals, Volume. 4. New York: McGraw-Hill. p. 474.
  • Nssani,, M., Hoefler-Nissani, D., Lay, U.T.& Htun, U.W. (2005). "Simultaneous visual discrimination in Asian elephants". Journal of the Experimental Analysis of Behavior. 83: 15–29. doi:10.1901/jeab.2005.34-04. PMC 1193698 Freely accessible.
  • Nissani, M. (2006). "Do Asian elephants apply causal reasoning to tool use tasks?". Journal of Experimental Psychology: Animal Behavior Processes. 31: 91–96.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]