Trương Thụy Mẫn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trương Thụy Mẫn
张瑞敏
Sinh5 tháng 1, 1949 (75 tuổi)
Huyện cấp thị Lai Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Quốc tịch Trung Quốc
Học vịThạc sĩ
Trường lớpĐại học Khoa học - Công nghệ Trung Quốc
Nghề nghiệpDoanh nhân
Chức vịChủ tịch HĐQT và CEO Tập đoàn Haier
Danh hiệuLãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên phát biểu tại Đại học Harvard
Chữ ký

Trương Thụy Mẫn (tiếng Trung: 张瑞敏; sinh ngày 5 tháng 1 năm 1949) là nhà sáng lập Tập đoàn Haier. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Haier.

Ông Trương từng được bổ nhiệm làm giám đốc Xưởng Thiết bị lạnh Thanh Đảo, tiền thân của Tập đoàn Haier, vào tháng 12 năm 1984. Năm 1988, dưới sự lãnh đạo của ông, Haier giành được huy chương vàng quốc gia về chất lượng trong lịch sử ngành công nghiệp thiết bị lạnh của Trung Quốc.[1]

Trương Thụy Mẫn đã chuyển đổi Haier từ một xưởng hợp tác xã nhỏ và thất bại trở thành nhãn hiệu hệ sinh thái Internet Vạn Vật (IoT).[2]

Năm 1998, Trương Thụy Mẫn phát biểu tại Đại học Harvard, trở thành lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên xuất hiện tại bục diễn giả Harvard. Ông gây được sự chú ý về cách quản lý và được tán dương tại quê nhà cũng như hải ngoại về những cải tiến mô hình quản lý liên tục.[3] Ông sáng tạo ra mô hình Nhân Đơn Hợp Nhất (人单合一) – bao gồm tư tưởng và mô hình quản trị với đặc trưng Trung Quốc có thể áp dụng trên toàn cầu. Cố vấn Gary Hamel người Mỹ mô tả ông Trương là "đại diện CEO của kỷ nguyên Internet".[1]

Tác phẩm đã xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • C.E.O. (phim năm 2002) của đạo diễn Wu Tianming

Sách tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hu Yong. Thus Spoke Zhang Ruimin
  • Hu Yong. Zhang Ruimin’s Management Journal (Management Journal of Famous Chinese Business Leaders Series)

Truyện tranh manga[sửa | sửa mã nguồn]

  • A Challenge of China’s No. 1 CEO

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Về CEO” [About CEO]. www.haier.com. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Colin White (2004), soạn tại Luân Đôn, “Haier - tiên phong là thương hiệu xuất khẩu của Trung Quốc” [Haier: pioneering the Chinese export brand], Strategic Management, Macmillan Education UK, tr. 716–721, doi:10.1007/978-0-230-55477-1_21, ISBN 978-1-4039-0400-3, truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021
  3. ^ Stanley Fish (ngày 11 tháng 8 năm 2008), “Kết luận và hai tiếng nói từ hai phía khác nhau” [A Conclusion and Two Voices from the Other Side], Save the World on Your Own Time, NXB Đại học Oxford, doi:10.1093/oso/9780195369021.003.0011, ISBN 978-0-19-536902-1, truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021